trietminhtran.tmt
Pearl
Sắp hết năm rồi nên hôm nay mình muốn ngồi lại và chia sẻ với mọi người về những chiếc bàn phím mình đã dùng trong năm nay. Mình là dân văn phòng nên muốn trải nghiệm một tý, nhất để thỏa đam mê thứ hai để góc setup bàn làm việc đỡ chán, có năng lượng để cày cuốc. Mọi người có dùng mấy bàn phím này không thì bình luận cho mình biết với nhé.
Toàn bộ khung phím được hoàn thiện bằng nhôm phủ nhám nên sau 8 tháng thì nó vẫn còn rất mới, bên trong bàn phím nó có các lớp bọt giúp giảm âm và công hưởng tiếng ồn khi gõ, đồng thời bàn phím cũng có giá đỡ bằng đệm cao su giúp tạo ra một chút độ nảy cho bảng mạch. Khi mình gõ phím sẽ không có cảm giác cứng do các miếng đệm đã hấp thụ lực tác động vào đáy phím.
Mỗi bo mạch Q-series đều có một bộ công cụ hữu ích để bung tất cả các linh kiện của bàn phím, vì vậy bạn có thể tự mình cá nhân hóa lại bàn phím bằng bất kỳ thành phần tùy biến nào mà bạn muốn, mình thấy bàn phím này có một điểm mà ở bàn phím khác không có, đó là bộ ổn định phím chuyên dụng đến từ các lớp bọt biển giảm âm dày hơn hẵn so với các bàn phím cơ custom khác trên thị trường.
Điều đặc biệt ở các bàn phím custom là phạm vi tùy biến không chỉ dừng lại ở phần cứng mà còn bao gồm tùy biến phần mềm. Bạn có thể sắp xếp lại các phím, ghi macro và tùy biến đèn nền RGB bằng phần mềm VIA. Phần mềm này có sẵn trên tất cả các hệ điều hành dành cho máy tính và Q2 có bộ nhớ trong để lưu trữ các cấu hình đã lưu này để dễ dàng truy cập trên bất kỳ thiết bị nào bạn sử dụng với bàn phím.
Và sau hơn nửa năm mình dùng thì bàn phím này có nhược điểm là nó khá dày nên muốn thoải mái khi gõ lâu thì mình cần dùng kê tay, vì chính đặc điểm dày và hoàn thiện bằng nhôm nên bàn phím khá nặng nên chắc chắn mình sẽ không mang đi mang lại nhiều nơi mà mình chỉ dùng tại văn phòng công ty mà thôi. Vì những nhược điểm trên mình đã tậu thêm một bàn phím nữa để dùng khi ở nhà
Bàn phím này có hai lựa chọn màu sắc: Đen Carbon nguyên khối và Đen trong suốt. Cả hai phối màu đều được làm bằng nhựa bền đẹp thay vì vỏ nhôm nguyên khối trên dòng Q, điều này làm cho V1 nhẹ hơn khá nhiều so với Q2 nhưng sẽ kém cao cấp hơn một chút, nhưng mình nghĩ bàn phím đặt ở bàn làm việc tại nhà không cần phải đẹp và lung linh vì có ai nhìn đâu mà.
Mặt khác, V1 có cùng loại keycap PBT (không xuyên LED) và khả năng tùy biến giống như Keychron Q2, vì vậy bạn có thể dễ dàng thay thế bọt hấp thụ âm, bộ ổn định phím, switch và keycap. Nó cũng sử dụng phần mềm VIA, nghĩa là bạn có thể tạo cấu hình với đèn RGB tùy theo ý thích của bản thân, macro và gán phím trên bất kỳ hệ điều hành máy tính nào. Bàn phím này sử dụng switch của Keychron, mình trải nghiệm cảm giác gõ rất giống với switch Gateron.
Tuy nhiên, các switch này có được thiết kế kín giúp giảm bớt sự rung lắc phím. Khi nhấn phím mình có cảm giác có sự ma sát chưa mượt lắm, sau đó mình dùng một chút chất làm trơn phím để giúp trải nghiệm gõ mượt mà hơn. Điều đặc biệt là ở bàn phím này đã được trang bị kick stand 2 độ cao để giúp giảm bớt khó chịu khi dùng phím trong thời gian dài.
Đó là chiếc bàn phím mình dành riêng khi dùng tại nhà và nó vẫn còn khá to để mình có thể mang ra quán cafe hay đâu đó để làm việc, vì thế mình đã chọn thêm một chiếc bàn phím vừa nhẹ và đáp ứng đủ các nhu cầu văn phòng. Và mình đã chọn được chiếc bàn phím ấy.
K4 sử dụng keycap ABS, bàn phím được hoàn thiện bằng khung nhôm 4 cạnh nên phần nhìn và thao tác bấm phím sẽ không đã tay như trên Q2 và V1. Vì sử dụng keycap ABS nên khi bạn sử dụng nhiều các phím bấm sẽ có hiện tượng bóng và tróc lớp sơn theo thời gian.
Tuy nhiên, cũng không trách được nhà sản xuất vì ABS sẽ giúp đèn LED có thể xuyên qua và làm phím “lung linh hơn”. Dù là dòng bàn phím tầm trung nhưng Keychron vẫn trang bị cho chiếc phím này khả năng tùy biến rất cao, dù nó không bao gồm tất cả các công cụ như VIA hay QMK nhưng bạn có thể tự mua keycap ở ngoài và thay cho phím.
Mình thấy K4 có còn đi kèm với nhiều tùy chọn phần cứng như đèn nền màu trắng hoặc RGB và có cả bản khung nhôm nếu bạn muốn có thể tham khảo thêm. Với mình như vậy đã quá đủ với một em bàn phím có thể dễ dàng mang đi và cảm giác nhấn phím ổn định.
Tuy nhiên, theo mình đã từng trải nghiệm qua kha khá đồ của Logitech thì điểm khiến mình đổi qua Keychron là mình có thể tùy biến vì gần như mọi thứ có trong chiếc phím của mình và nó không quá khó để làm điều đó. - Với Ducky: Ducky và Keychron hai hãng làm ra các dòng sản phẩm khá tương tự nhau nên mình đã có chút suy nghĩ trước khi mua sản phẩm của hai thương hiệu này, với Keychron có lợi thế hơn vì hãng đã tạo ra bàn phím không dây trong khi Ducky vẫn chỉ đang sản xuất các bàn phím có dây mà thôi. Bàn phím của Ducky đa năng linh hoạt hơn vì chúng được thiết kế dành các anh em chơi game, vì vậy độ trễ thấp hơn đáng kể và phù hợp hơn với chơi game có tiết tấu nhanh.
Cả hai thương hiệu bàn phím này đều sản xuất bàn phím với bảng mạch có thể thay nóng cho nhau, nhưng bàn phím của Keychron cung cấp nhiều cách tùy biến hơn và có phần mềm hỗ trợ như QMK và VIA, điều mà Ducky đang thiếu.