Trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý 3 mới đây, Samsung Electronics đã tiết lộ đang ấp ủ kế hoạch tăng công suất xưởng đúc lên gấp 3 lần vào năm 2026, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chip trầm trọng trên toàn cầu, đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành công nghiệp chủ chốt, từ ô tô cho đến smartphone.
Xét về mặt doanh số, Samsung Electronics là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Công ty Hàn Quốc cho biết, họ sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất ở Pyeongtaek, phía nam Seoul. Đồng thời, Samsung có thể xây dựng 1 nhà máy mới ở Mỹ, hòng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Trong cuộc họp báo cáo doanh thu, giám đốc điều hành Samsung là Han Seung-hoon, chia sẻ: “Chúng tôi hiện có kế hoạch tăng công suất sản xuất của mình lên khoảng 3 lần trong năm 2026, nhằm đáp ứng nhiều nhất có thể cho nhu cầu của khách hàng. Dự kiến mở rộng năng lực sản xuất tại Pyeongtaek cũng như cân nhắc đến việc thành lập một nhà máy mới ở Mỹ.”
Nhận xét của Han được đưa ra trong bối cảnh các nhà sản xuất chip toàn cầu đang muốn cạnh tranh mạnh mẽ hơn với TSMC, vốn đang thống trị lĩnh vực đúc chip với 53% thị phần toàn cầu. Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, Samsung hiện đang xếp ở vị trí thứ 2 với mức thị phần cách khá xa TSMC, cụ thể là 17%, tiếp theo là GlobalFoundries đến từ Mỹ với mức thị phần 6%. Trong khi đó, hồi tháng 3, nhà sản xuất chip hàng đầu đến từ Mỹ, Intel, xác nhận rằng họ đã lên kế hoạch gia công chip theo hợp đồng cho các công ty đến từ Mỹ và Châu Âu nhằm đáp ứng nhu cầu bán dẫn ngày càng tăng trên toàn cầu.
Samsung cũng tái khẳng định rằng họ dự định sẽ sản xuất những thiết kế chip dựa trên 3nm đầu tiên cho khách hàng vào nửa đầu năm 2022, trong khi thế hệ 3nm thứ 2 dự kiến sẽ cập bến trong năm 2023. Han cho biết: “Dự kiến, mảng kinh doanh xưởng đúc sẽ tiếp tục mang đến những cải tiến mạnh mẽ bằng cách đảm bảo sự dẫn đầu về công nghệ thông qua tiến trình Gate-All-Around 3nm và đáp ứng nhu cầu nhờ các khoản đầu tư tích cực.”
Gate-All-Around (GAA) là một công nghệ mới, giúp các transistor hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện 30% hiệu năng và giảm 50% lượng điện năng tiêu thụ.
Lee Su-bin, nhà phân tích tại Daishin Securities, cho biết: “Xưởng đúc của Samsung đang hỗ trợ khách hàng với một nền tảng ổn định cũng như có một hệ sinh thái hợp tác.”
Lee cho biết, số lượng khách hàng của Samsung đang tăng mạnh, đạt hơn 100 khách hàng trong năm nay, cao hơn khá nhiều so với con số 35 khách hàng hồi năm 2017. Theo dự đoán của Lee, con số này sẽ vượt qua mức 300 vào năm 2026.
Theo kỳ vọng của công ty nghiên cứu có trụ sở tại Đài Bắc TrendForce, doanh thu xưởng đúc trên toàn cầu sẽ tăng 10% trong năm tới do giá cả tăng. TrendForce cho hay: “Khi TSMC bắt đầu thực hiện một đợt tăng giá khác trong toàn ngành, doanh thu xưởng đúc hàng năm trong năm 2022 có thể sẽ đạt 117,69 tỉ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.”
Về thu nhập của mình, Samsung cho biết, lợi nhuận ròng của công ty trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 đã tăng 31,3% lên 12,3 nghìn tỉ Won (tương đương 10,5 tỉ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cho biết, việc đồng Won của Hàn Quốc yếu hơn so với USD cũng là một yếu tố góp phần tăng lợi nhuận.
Công ty tiết lộ thêm, lợi nhuận hoạt động đã tăng 28% lên 15,8 nghìn tỉ Won trong quý 3 so với 1 năm trước và tương đương với hướng dẫn được ban hành vào đầu tháng này. Tuy vậy, doanh thu đã được điều chỉnh cao hơn, tăng 10,5% lên 74 nghìn tỉ Won trong cùng kỳ. So với quý trước, lợi nhuận hoạt động đã tăng 25,9%, trong khi doanh thu tăng 16,2%.
Xét theo lĩnh vực, chip nhớ mang đến nhiều tiền nhất cho Samsung do nhu cầu mạnh mẽ đối với DRAM và NAND trong bối cảnh đại dịch. Lĩnh vực di động cũng đóng góp phần không kém khi những chiếc smartphone gập mới nhất của Samsung, cụ thể là Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3 ra mắt hồi tháng 8, đã trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Dù đạt được kết quả tuyệt vời trong năm nay, giá cổ phiếu của Samsung vẫn khá kém hiệu quả do các nhà đầu tư lo ngại rằng xu hướng giảm theo chu kỳ đối với chip nhớ có thể sẽ sớm xảy ra và ảnh hưởng đến giá trị của công ty.
Nguồn: Nikkei Asia
Trong cuộc họp báo cáo doanh thu, giám đốc điều hành Samsung là Han Seung-hoon, chia sẻ: “Chúng tôi hiện có kế hoạch tăng công suất sản xuất của mình lên khoảng 3 lần trong năm 2026, nhằm đáp ứng nhiều nhất có thể cho nhu cầu của khách hàng. Dự kiến mở rộng năng lực sản xuất tại Pyeongtaek cũng như cân nhắc đến việc thành lập một nhà máy mới ở Mỹ.”
Nhận xét của Han được đưa ra trong bối cảnh các nhà sản xuất chip toàn cầu đang muốn cạnh tranh mạnh mẽ hơn với TSMC, vốn đang thống trị lĩnh vực đúc chip với 53% thị phần toàn cầu. Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, Samsung hiện đang xếp ở vị trí thứ 2 với mức thị phần cách khá xa TSMC, cụ thể là 17%, tiếp theo là GlobalFoundries đến từ Mỹ với mức thị phần 6%. Trong khi đó, hồi tháng 3, nhà sản xuất chip hàng đầu đến từ Mỹ, Intel, xác nhận rằng họ đã lên kế hoạch gia công chip theo hợp đồng cho các công ty đến từ Mỹ và Châu Âu nhằm đáp ứng nhu cầu bán dẫn ngày càng tăng trên toàn cầu.
Samsung cũng tái khẳng định rằng họ dự định sẽ sản xuất những thiết kế chip dựa trên 3nm đầu tiên cho khách hàng vào nửa đầu năm 2022, trong khi thế hệ 3nm thứ 2 dự kiến sẽ cập bến trong năm 2023. Han cho biết: “Dự kiến, mảng kinh doanh xưởng đúc sẽ tiếp tục mang đến những cải tiến mạnh mẽ bằng cách đảm bảo sự dẫn đầu về công nghệ thông qua tiến trình Gate-All-Around 3nm và đáp ứng nhu cầu nhờ các khoản đầu tư tích cực.”
Gate-All-Around (GAA) là một công nghệ mới, giúp các transistor hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện 30% hiệu năng và giảm 50% lượng điện năng tiêu thụ.
Lee cho biết, số lượng khách hàng của Samsung đang tăng mạnh, đạt hơn 100 khách hàng trong năm nay, cao hơn khá nhiều so với con số 35 khách hàng hồi năm 2017. Theo dự đoán của Lee, con số này sẽ vượt qua mức 300 vào năm 2026.
Theo kỳ vọng của công ty nghiên cứu có trụ sở tại Đài Bắc TrendForce, doanh thu xưởng đúc trên toàn cầu sẽ tăng 10% trong năm tới do giá cả tăng. TrendForce cho hay: “Khi TSMC bắt đầu thực hiện một đợt tăng giá khác trong toàn ngành, doanh thu xưởng đúc hàng năm trong năm 2022 có thể sẽ đạt 117,69 tỉ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.”
Về thu nhập của mình, Samsung cho biết, lợi nhuận ròng của công ty trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 đã tăng 31,3% lên 12,3 nghìn tỉ Won (tương đương 10,5 tỉ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cho biết, việc đồng Won của Hàn Quốc yếu hơn so với USD cũng là một yếu tố góp phần tăng lợi nhuận.
Công ty tiết lộ thêm, lợi nhuận hoạt động đã tăng 28% lên 15,8 nghìn tỉ Won trong quý 3 so với 1 năm trước và tương đương với hướng dẫn được ban hành vào đầu tháng này. Tuy vậy, doanh thu đã được điều chỉnh cao hơn, tăng 10,5% lên 74 nghìn tỉ Won trong cùng kỳ. So với quý trước, lợi nhuận hoạt động đã tăng 25,9%, trong khi doanh thu tăng 16,2%.
Xét theo lĩnh vực, chip nhớ mang đến nhiều tiền nhất cho Samsung do nhu cầu mạnh mẽ đối với DRAM và NAND trong bối cảnh đại dịch. Lĩnh vực di động cũng đóng góp phần không kém khi những chiếc smartphone gập mới nhất của Samsung, cụ thể là Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3 ra mắt hồi tháng 8, đã trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Dù đạt được kết quả tuyệt vời trong năm nay, giá cổ phiếu của Samsung vẫn khá kém hiệu quả do các nhà đầu tư lo ngại rằng xu hướng giảm theo chu kỳ đối với chip nhớ có thể sẽ sớm xảy ra và ảnh hưởng đến giá trị của công ty.
Nguồn: Nikkei Asia