Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?

Vị trí thống trị của Canon đang ngày càng bị thu hẹp trên thị trường máy ảnh, đặt biệt là mảng không gương lật, nhiều người dần liên tưởng rằng quá trình phát triển của Canon đang trải qua khá giống với gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới, đó chính là Microsoft. Hay nói một cách ví von, Canon chính là Microsoft của thế giới máy ảnh.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?

Microsoft và Canon: Điểm tương đồng

Được thành lập vào năm 1975, Microsoft ban đầu phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800. Nhưng giữa những năm 1980, tên tuổi của Microsoft bắt đầu vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS.
Sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, giá cổ phiếu tăng nhanh chóng nhờ những thành công liên tiếp và tạo ra 4 tỷ phú cùng 12.000 triệu phú trong đội ngũ nhân viên công ty.
Điều làm cho Microsoft nổi bật trong thế giới máy tính là sự thống trị hoàn toàn của hãng trong một loạt các lĩnh vực. Đơn cử, hãng chiếm đến hơn 76% thị phần Hệ điều hành máy tính để bàn phổ biến hiện nay. Trên thực tế, kể từ thời MS-DOS và sự nổi lên của PC tương thích với IBM, Microsoft luôn dẫn đầu về thị phần hệ điều hành PC ở mức trên 90%. Điều này cũng tương tự như các sản phẩm khác của Microsoft như Internet Explorer, Office và Windows Server.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Tất nhiên, Canon cũng có một lịch sử vô cùng ấn tượng, là một cái tên rất nổi tiếng về các sản phẩm hình ảnh và quang học. Hãng kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực, bao gồm máy ảnh, máy quay phim, máy photocopy, máy in và có cả thiết bị y tế.
Được thành lập vào năm 1933, ban đầu doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các bộ phận in ấn và quang học, nhưng với sự chăm chỉ và tinh thần ham lập nghiệp, họ đã chế tạo thành công nguyên mẫu máy ảnh đầu tiên và đặt cho nó tên gọi Kwanon. Sau đó vào năm 1935, chiếc máy ảnh cửa sập ở mặt phẳng tiêu điểm 35 mm đầu tiên của Nhật Bản là chiếc Hanza Canon ra đời, tạo nên nguồn gốc cho thương hiệu Canon.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Kwanon, nguyên mẫu máy ảnh 35mm đầu tiên của Nhật Bản sử dụng màn trập dạng focal plane
Trải qua nhiều thăng trầm, Canon hiện đã trở thành nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới và giờ là một tập đoàn đa phương tiện trên phạm vi toàn cầu, với doanh thu trên 3.513 tỷ Yên (khoảng 30 tỷ USD) và với khoảng 200.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, chính những thành công chung của Canon trong thị trường máy ảnh và máy in gia đình mới thực sự khiến hãng nổi bật trong lĩnh vực tiêu dùng. Canon từng giới thiệu Premier Company Plan, một chiến lược đầy tham vọng để giúp Canon tự chuyển đổi thành một "công ty xuất sắc trên toàn cầu". Hãng thiết lập các nhóm kinh doanh theo chiều dọc, thiết lập quy trình sản xuất và hệ thống bán hàng theo chiều ngang. Với chiến lược táo bạo này, Canon đã vượt qua khủng hoảng và vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Canon đã phát hành một loạt công nghệ máy ảnh ổn định như ống kính Serenar, Canonflex SLR, F-1 SLR (với ngàm FD đi kèm) và AE-1 (tích hợp bộ vi xử lý), trước khi phát hành hệ sinh thái EOS (bao gồm cả ống kính ngàm EF). Trong khi đối thủ Nikon kiên định với ngàm F, Canon xác định phải liên tục tự tái tạo trên cơ sở đổi mới và nâng cao chất lượng, hãng đã đẩy các thiết kế ống kính lên những giới hạn mới. Chính sự đổi mới không ngừng này đã giúp Canon vượt qua Nikon để trở thành nhà sản xuất máy ảnh hàng đầu trong những năm 1990.
Nhắc đến Canon là nhắc đến lĩnh vực nhiếp ảnh, tuy nhiên mảng kinh doanh này chỉ chiếm khoảng 19% doanh thu thuần của Canon, lĩnh vực in ấn mới là khía cạnh quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Canon với tỷ lệ lên đến 55%.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Theo thống kê với thị phần máy ảnh nói riêng trong năm 2021, Canon vẫn là một thế lực hùng mạnh khi sở hữu gần 1/2 thị trường máy ảnh kỹ thuật số trên toàn thế giới, với mức tăng trưởng 34% so với năm 2020. Tuy nhiên nếu cụ thể hơn, có thể thấy lượng đơn vị máy ảnh bán ra với mức tăng chỉ vỏn vẹn 5%. Điều này được cho là hệ quả của sự chuyển dịch tới các hệ máy ảnh không gương lật có nhiều lợi thế hơn, thay vì các mẫu DSLR phổ thông.
Tuy nhiên, gần 50% thị phần máy ảnh Canon không tương đương với 76% thị trường máy tính mà Microsoft đang nắm giữ. Nhưng trong từng thị trường cụ thể, cả Microsoft và Canon đều là những thế lực thống trị mà không ai có thể phủ nhận, dựa trên việc đưa ra các sản phẩm chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn.
Canon đã vận dụng rất tốt các công nghệ tiên phong nhằm thu hút các thị trường quan trọng, từ đó phổ biến rộng rãi các sản phẩm của hãng tới người dùng. Đơn cử như với việc phát hành ngàm EF, Canon đã giúp các sản phẩm trở nên thuận lợi và phổ biến hơn, tập trung nhiều vào người tiêu dùng hơn, từ đó gia tăng đáng kể hoạt động kinh doanh của hãng. Mặt khác, trong khi Nikon ra mắt chiếc máy ảnh DSLR full-frame đầu tiên, thì chính Canon đã tận dụng để mở rộng thị trường của mình một cách âm thầm mà chắc chắn.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Có hai thị trường cốt lõi - người tiêu dùng và doanh nghiệp/chuyên nghiệp. Đối với cả Canon và Microsoft, tùy vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh khác nhau, dẫn đến sự phát triển sản phẩm nhắm đến thị trường cũng khác nhau.
Đối với người tiêu dùng, Canon có thể được coi là một lựa chọn an toàn hàng đầu khi mua một chiếc máy ảnh, với sự bền bỉ, dễ sử dụng cũng như phù hợp với mọi khả năng kinh tế. Nhờ vào định hướng thương hiệu này mà các mẫu máy ảnh không gương lật ”sinh sau đẻ muộn” của hãng đã tăng vọt doanh số, từ gần như không có đến mức gần tương đương với Sony chỉ trong vài năm ngắn ngủi.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Microsoft thì đã quá quen thuộc với việc đổi mới công nghệ để duy trì vị thế trên thị trường và nâng cao doanh số của mình. Mặc dù Windows là cái tên nổi bật nhất khi nhắc đến Microsoft, nhưng đây không còn là nguồn doanh thu chính nữa, thay vào đó hãng đang cơ cấu sang các dịch vụ đăng ký có bản quyền.
Về mặt “chuyên nghiệp”, Canon tất nhiên sẽ có những sản phẩm đánh mạnh vào các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Đối với Microsoft, hãng nhắm đến các tập đoàn và doanh nghiệp. Doanh số doanh nghiệp thúc đẩy thu nhập và thâm nhập vào các thị trường tiêu dùng rộng lớn hơn, với Windows ngày càng chỉ là một nền tảng để cung cấp dịch vụ này.

Mặt tối

Con đường thành công của Microsoft không phải hoàn toàn không có sự cố, đặc biệt là vụ kiện về hành vi chống cạnh tranh của Bộ Tư pháp liên quan đến các hoạt động độc quyền. Chính sự nhanh chóng trong các giao dịch kinh doanh của Microsoft nhằm duy trì quyền kiểm soát giấy phép hệ điều hành, sau đó là các danh mục sản phẩm khác, đã lọt vào tầm ngắm của Bộ Tư pháp.
Việc kết hợp Internet Explorer chính là “giọt nước tràn ly” và Microsoft phải giải quyết vào năm 2004. Cuộc điều tra đã làm nổi bật cái được gọi nội bộ là “ôm lấy, mở rộng và dập tắt” (EEE) khi hãng này thâm nhập vào các danh mục sản phẩm mới, một thứ quen thuộc với các đối thủ cạnh tranh của Google. Nhiều nhà cung cấp và sản phẩm của họ đã sa ngã, WordPerfect và SmartSuite từ việc sử dụng các chiến thuật được thiết kế để cạnh tranh về giá, mở rộng tính năng, sau đó cố tình khóa người dùng.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Đối với Canon thì khác, mặc dù tất cả các nhà sản xuất máy ảnh đều cố gắng hạn chế người tiêu dùng khi tạo ra các ngàm ống kính độc quyền để tăng doanh số bán ống kính. Lý do tại sao các nhà sản xuất bên thứ ba như Sigma có các thông số kỹ thuật ngàm được thiết kế ngược. Tuy nhiên, theo cách tương tự như mã nguồn mở, thậm chí điều này đang thay đổi với các nhóm như Liên minh L-Mount.

Tương lai của Canon?

Liệu con đường sắp tới mà Canon trải qua có tương tự như Microsoft đang nằm ở phía trước? Vận may của Microsoft gắn liền với việc thay đổi mô hình kinh doanh và thích ứng với các thị trường tiêu dùng mới, đồng thời duy trì sự thống trị tại các thị trường truyền thống của mình. Điều này đúng với Canon khi hãng chuyển hướng mở rộng kinh doanh sang các ngành công nghiệp in ấn và hình ảnh có liên quan, nhắm mục tiêu đến các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hơn là thị trường trực tiếp đến người tiêu dùng.
Tại sao Canon được ví như Microsoft của thế giới máy ảnh?
Tuy nhiên, xuất phát điểm của hãng vẫn là nhà sản xuất máy ảnh và ở đây hãng đang tiến rất nhanh để xây dựng một hệ sinh thái máy ảnh không gương lật hàng đầu, có thể tồn tại trong một thời gian dài sắp tới. Chiến lược này càng được khẳng định khi hãng dừng việc sản xuất camera tích hợp thông qua việc đóng cửa nhà máy Zhuhai; việc phát hành chiếc máy ảnh APS-C ngàm RF đầu tiên đặt ra câu hỏi về tương lai của dòng EOS-M và các dòng máy ảnh DSLR của hãng nói chung. Canon đang thích nghi và tận dụng lợi thế của hãng để thay đổi cuộc chơi trong tương lai không xa.
Theo Petapixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top