myle.vnreview
Writer
Sau khi tiêm vaccine cúm mùa, nồng độ kháng thể bảo vệ có thể giảm theo thời gian, thông thường chúng có tác dụng trong thời gian là khoảng 6 tháng.
Người dân đi tiêm vaccine cúm tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa nhắc lại hàng năm là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất.
Sau khi tiêm vaccine cúm, cơ thể bắt đầu sản xuất kháng thể bảo vệ và có thể sẽ có miễn dịch sau tiêm 2 tuần. Vaccine cúm có hiệu quả phòng bệnh 32%-60%. Do đó, ngay cả khi tiêm vaccine cúm, bạn vẫn có thể mắc bệnh.
"Thông thường, vaccine sẽ có tác dụng trong thời gian là dưới 1 năm (khoảng 6 tháng). Ngoài việc giúp ngăn ngừa bệnh cúm, chúng còn làm giảm mức độ nặng của bệnh, giảm tỷ lệ phải nhập viện 63%-78%", bác sĩ Tuấn nói.
Ông cho hay nồng độ kháng thể bảo vệ có thể giảm theo thời gian, thông thường vaccine có tác dụng trong thời gian là khoảng 6 tháng. Vì vậy, tiêm vaccine cúm hàng năm giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ đối với chủng cúm đang lưu hành tại thời điểm đó. Đặc biệt là ở trẻ em và người già có khả năng miễn dịch tương đối thấp.
Mặt khác, kháng nguyên H và N của virus cúm thường xuyên biến đổi theo thời gian, miễn dịch có được từ vaccine hoặc do nhiễm cúm lần trước không thể bảo vệ khỏi chủng virus trong mùa cúm lần sau.
Điều này giải thích những vụ đại dịch, người mắc cúm đợt trước vẫn có thể mắc đợt sau. Do đó, các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và sản xuất vaccine cúm với những thành phần ngừa cúm được điều chỉnh phù hợp với chủng đang lưu hành trên thế giới.
"Vào mỗi mùa cúm, các trung tâm giám sát bệnh cúm trên toàn cầu sẽ theo dõi, xác định các chủng cúm mới đang lưu hành. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ chọn ra những chủng cúm có khả năng lưu hành cao nhất để phát triển vaccine mới và triển khai tiêm trước mỗi mùa cúm", vị chuyên gia chia sẻ.

Người dân đi tiêm vaccine cúm tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa nhắc lại hàng năm là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất.
Sau khi tiêm vaccine cúm, cơ thể bắt đầu sản xuất kháng thể bảo vệ và có thể sẽ có miễn dịch sau tiêm 2 tuần. Vaccine cúm có hiệu quả phòng bệnh 32%-60%. Do đó, ngay cả khi tiêm vaccine cúm, bạn vẫn có thể mắc bệnh.
"Thông thường, vaccine sẽ có tác dụng trong thời gian là dưới 1 năm (khoảng 6 tháng). Ngoài việc giúp ngăn ngừa bệnh cúm, chúng còn làm giảm mức độ nặng của bệnh, giảm tỷ lệ phải nhập viện 63%-78%", bác sĩ Tuấn nói.
Ông cho hay nồng độ kháng thể bảo vệ có thể giảm theo thời gian, thông thường vaccine có tác dụng trong thời gian là khoảng 6 tháng. Vì vậy, tiêm vaccine cúm hàng năm giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ đối với chủng cúm đang lưu hành tại thời điểm đó. Đặc biệt là ở trẻ em và người già có khả năng miễn dịch tương đối thấp.
Mặt khác, kháng nguyên H và N của virus cúm thường xuyên biến đổi theo thời gian, miễn dịch có được từ vaccine hoặc do nhiễm cúm lần trước không thể bảo vệ khỏi chủng virus trong mùa cúm lần sau.
Điều này giải thích những vụ đại dịch, người mắc cúm đợt trước vẫn có thể mắc đợt sau. Do đó, các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và sản xuất vaccine cúm với những thành phần ngừa cúm được điều chỉnh phù hợp với chủng đang lưu hành trên thế giới.
"Vào mỗi mùa cúm, các trung tâm giám sát bệnh cúm trên toàn cầu sẽ theo dõi, xác định các chủng cúm mới đang lưu hành. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ chọn ra những chủng cúm có khả năng lưu hành cao nhất để phát triển vaccine mới và triển khai tiêm trước mỗi mùa cúm", vị chuyên gia chia sẻ.
Nguồn: Phương Anh/Znews