Tại sao TSMC xây nhà máy chip 8 tỷ USD ở Nhật Bản?

Tại sao TSMC lại chọn Nhật Bản để xây nhà máy chip? Nhà máy chip 8 tỷ của TSMC mang lại lợi ích gì cho ngành bán dẫn Nhật Bản?
Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới đang chuẩn bị xây dựng nhà máy chip đầu tiên tại Nhật Bản. Đây là một chiến thắng lớn đối với một quốc gia đang nỗ lực xây dựng lại ngành công nghiệp bán dẫn sau nhiều năm suy thoái. Chính phủ Nhật Bản cũng đã lên tiếng hoàn toàn ủng hộ dự án này và sẽ trợ cấp một nửa trong số 8 tỉ USD chi phí ước tính.
Nhưng chính xác thì nhà máy TSMC sẽ sản xuất cái gì? Và ai sẽ hưởng lợi từ khoản đầu tư này?
Tại sao TSMC xây nhà máy chip 8 tỷ USD ở Nhật Bản?

Tại sao TSMC lại xây nhà máy ở Nhật?​

Nhà máy ở Nhật nhằm phục vụ Sony cũng như những khách hàng khác tại đây. Tuy nhiên, khoản đầu tư cũng là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn trên toàn cầu của TSMC, khi chính phủ các nước kêu gọi đưa việc sản xuất bán dẫn về mình vì lý do kinh tế và an ninh quốc gia.
Áp lực địa chính trị như vậy đã tăng mạnh hơn do sự gián đoạn vì COVID-19 cũng như tình trạng thiếu hụt chip chưa từng có, vốn đang tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ô tô. Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc gia tăng cũng là một yếu tố khác. Đầu năm nay, Mỹ đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp công nghệ phụ thuộc nhiều vào Đài Loan tiềm tàng một rủi ro đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
TSMC đã đáp trả tuyên bố đó bằng cách dành 100 tỉ USD cho việc mở rộng ra nước ngoài trong vòng 3 năm, đến năm 2023. Hồi tháng 6, TSMC đã động thổ một nhà máy ở Arizona – cơ sở sản xuất tiên tiến nhất bên ngoài Đài Loan. Công ty cũng đang xem xét đến việc xây dựng một nhà máy chip ở Đức. Nhà máy ở Nhật Bản không nằm trong kể hoạch 100 tỉ USD của công ty.

Cơ sở này sẽ sản xuất những loại chip nào?​

Theo thông tin trước đó từ Nikkei Asia, nhà máy mới sẽ được đặt tại Kumamoto, phía Tây nước Nhật, nằm trên khu đất thuộc sở hữu của Sony – khách hàng Nhật Bản lớn nhất của TSMC. Chi phí xây dựng ước tính khoảng 1 nghìn tỉ Yên (tương đương 8,8 tỉ USD), chính phủ Nhật Bản dự định sẽ hỗ trợ nhiều năm cho dự án này.
Nhà máy này sẽ sản xuất nhiều loại chip, chủ yếu là các bộ xử lý tín hiệu cũng như những bộ vi điều khiển, sử dụng công nghệ sản xuất 22nm và 28nm. Tất nhiên, chúng tụt hậu hơn rất nhiều so với công nghệ 5nm của TSMC, vốn được sử dụng để sản xuất những bộ xử lý smartphone và máy tính. Tuy nhiên, các con chip 22nm và 28nm được xem là những lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất, với nhiều ứng dụng cho những ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, máy tính và ô tô.
Kích thước nm mô tả khoảng cách giữa các transistor trên một sản phẩm bán dẫn. Kích thước càng nhỏ, con chip càng hiện đại. Samsung hiện là nhà sản xuất chip duy nhất có thể cạnh tranh với TSMC trong việc sản xuất hàng loạt những con chip 5nm.
Tại sao TSMC xây nhà máy chip 8 tỷ USD ở Nhật Bản?

TSMC có thể gặp những rủi ro nào khi mở rộng ra nước ngoài?​

TSMC đã tập trung hoạt động tại Đài Loan trong nhiều thập kỉ. Tại đây, họ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ trong việc đảm bảo nguồn nước, điện và đất đai. Nguồn nhân tài bán dẫn khổng lồ và chuỗi cung ứng mạnh mẽ của hòn đảo đã giúp công ty duy trì chi phí hoạt động tương đối thấp ngay cả khi theo đuổi công nghệ tiên tiến.
Người sáng lập TSMC, Morris Chang, đã nhiều lần cảnh báo về những rủi ro khi mở rộng ra nước ngoài, cụ thể là chi phí cao hơn và không thể sản xuất đủ. Hơn nữa, các nhà điều hành trong ngành cho biết, việc xây dựng nhà máy mới ở Nhật Bản có thể tốn gấp 2 – 3 lần so với việc xây dựng một nhà máy sản xuất chip tương tự ở Đài Loan.
Đồng thời, các nguồn tin thân cận với công ty cho biết, TSMC cần tìm các địa điểm ngoài Đài Loan để tăng trưởng dài hạn. Vì hòn đảo này phải đối mặt với những hạn chế về tài nguyên, chẳng hạn như tình trạng thiếu nước và điện vốn xảy ra vào đầu năm nay.

Nhật Bản sẽ thu được gì từ khoản đầu tư này?​

Nhật Bản cũng đang tham gia cuộc đua chip toàn cầu. Tân Thủ tướng Fumio Kishida đã coi việc xây dựng lại ngành công nghiệp chip của đất nước là một phần quan trọng trong chính sách kinh tế của mình, dự định khởi động một khuôn khổ hỗ trợ các nhà sản xuất công nghệ cao.
Kishida tiết lộ trong một cuộc họp báo: “Ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước chúng tôi sẽ trở nên không thể thiếu hụt và tự chủ hơn, đóng góp lớn vào an ninh kinh tế của chúng tôi”.
Quyết định xây dựng một nhà máy cho công nghệ sản xuất tương đối hoàn thiện có thể phản ánh nhu cầu của các khách hàng, vốn kỳ vọng nguồn cung từ nhà máy. Chẳng hạn, Sony hiện không cần chip 5nm cho những sản phẩm của mình, không giống như các khách hàng Mỹ của TSMC, bao gồm cả Apple lẫn Google.
Tại sao TSMC xây nhà máy chip 8 tỷ USD ở Nhật Bản?

Ý nghĩa với cuộc khủng hoảng chip toàn cầu và ngành công nghiệp​

Các nhà máy mới của TSMC sẽ không tác động ngay lập tức đến tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu, bởi cả nhà máy ở Arizona và ở Kumamoto dự kiến sẽ đi vào sản xuất hàng loạt cho đến năm 2024.
Hơn nữa, TSMC cho rằng tình trạng thiếu hụt hiện tại, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô, bị ảnh hưởng nhiều hơn từ sự gián đoạn do COVID-19 ở Đông Nam Á – nơi đặt nhà máy của nhiều công ty chip khác. Tình trạng mất điện và hạn chế gần đây ở Trung Quốc cũng đang siết chặt nguồn cung chip.
Tuy nhiên, kế hoạch của nhà sản xuất chip Đài Loan là cũng đến từ việc các đối thủ chi lớn nhằm mở rộng công suất. Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất của Mỹ, đang chi 20 tỉ USD để xây dựng các cơ sở sản xuất chip ở Arizona, hy vọng giành được đơn đặt hàng sản xuất từ những công ty như Apple và Qualcomm. Giám đốc điều hành của Intel cho biết, công ty cũng sẽ chi 80 tỉ Euro trong thập kỉ tới ở Châu Âu nhằm nâng cao năng lực sản xuất chip tại đây.
Trong khi đó, Samsung đặt mục tiêu chi hàng tỉ USD để mở rộng cơ sở sản xuất ở Texas, đáp ứng lời kêu gọi của Washington nhằm đưa việc sản xuất bán dẫn vào bờ. Gã khổng lồ Hàn Quốc tự sản xuất chip cho chính cũng như những người khác, chẳng hạn như Qualcomm cũng như Google, và đang nỗ lực để thu hút nhiều khách hàng hơn đến với mảng kinh doanh bán dẫn của mình.
Nguồn: Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top