Được coi là cường quốc quân sự số 1 thế giới, tuy nhiên khi nói đến Liên Xô hay Nga, Mỹ chắc chắn phải kiêng dè. Nhiều học giả Mỹ nói, Liên Xô hay Nga, dù lúc mạnh lúc yếu, nhưng luôn có trong tay những thứ khiến quân đội Mỹ "ăn không ngon, ngủ không yên". Một trong những thứ đáng sợ mà người Nga có là các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mà cái tên nổi bật là tàu ngầm tấn công lớp Akula (Trong tiếng Nga có nghĩa là cá mập).
Trước tiên, cần hiểu Akula là cách mà phương Tây gọi lớp tàu này. Liên Xô định danh chúng là tàu thuộc Dự án 971. Cái tên Akula được người Nga đặt cho một lớp tàu ngầm khác là Dự án 941, phương Tây gọi là lớp Typhoon. Các tàu thuộc Dự án 971 được Liên Xô đặt tên là lớp Shchuka-B nhưng các nước phương Tây gọi chúng là Akula, theo tên tàu đầu tiên thuộc lớp này mang mã hiệu K-284.
Phía Liên Xô hay Nga không công bố nhiều thông tin về lớp tàu Akula/Dự án 971, nhưng theo các chuyên gia Mỹ, chúng được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Amur và Sevmash. Một bài báo trên tạp chí National Interest của Mỹ có tựa đề "Tàu ngầm lớp Akuala của Nga: Cơn ác mộng của hải quân Mỹ" nhận định: Với thiết kế thân đôi, những chiếc tàu ngầm này có khả năng nổi và tính linh hoạt cao hơn so với các tàu ngầm phương Tây. Tàu ngầm lớp Akula được trang bị lò phản ứng nước áp lực OK-650B tiên tiến và có độ tin cậy cao.
Theo tạp chí Warrior Maven, sự xuất hiện của các tàu ngầm tấn công lớp Akula trong những năm 1980 đã "làm chấn động Lầu Năm Góc", thúc đẩy Mỹ nghiên cứu chế tạo tàu ngầm lớp Virginia để đối phó. Các chuyên gia Mỹ nhận định công nghệ chế tạo tàu Akula mang lại cho Liên Xô ưu thế vượt trội dưới đáy biển.
Bài báo dẫn lời các chuyên gia Hải quân Mỹ nói với các nhà lập pháp rằng sự tồn tại của Akula "đe dọa khả năng sống sót của lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay của chúng ta". Hội đồng chuyên gia Hải quân Mỹ cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng tác chiến của hải quân nước này trên biển châu Âu trước mối đe dọa đối với các tàu mặt nước do Akula tạo ra.
Theo một bài báo trên Popular Mechanics năm 2017, tàu lớp Akula được thiết kế dạng "vỏ kép" với lớp chịu áp lực bên trong và lớp vỏ "nhẹ" bên ngoài. Popular Mechanics giải thích: "Ý tưởng vỏ kép cho phép các nhà phát triển tung tẩy hơn trong việc thiết kế hình dạng bên ngoài, tạo ra một chiếc tàu ngầm có lực nổi dự trữ tốt hơn so với các tàu tương tự của phương Tây".
Nói một cách đơn giản, thoải mái hơn trong việc thiết kế hình dáng bên ngoài, các kỹ sư Nga có thể tạo ra một tàu ngầm có lực nổi dự trữ lớn hơn. Điều này có nghĩa là tàu ngầm có lượng giãn nước lớn hơn trọng lượng của nó, tạo ra lực nổi bổ sung và cho phép nó nổi cao hơn trong nước. Điều này mang lại lợi thế so với tàu ngầm phương Tây, bị hạn chế bởi thiết kế thân tàu truyền thống.
Lực nổi dự trữ lớn hơn giúp tăng khả năng di chuyển, giúp tàu đạt được tốc độ cao hơn. Hơn nữa, tàu có thể dễ dàng hơn trong việc thay đổi độ sâu và hướng. Nổi cao hơn trên mặt nước giúp Akula tránh né radar và thiết bị thủy âm (sonar) của đối phương. Ngoài ra, tàu có thể mang nhiều nhiên liệu, vũ khí và hàng hóa hơn.
Cùng với công nghệ giảm tiếng ồn, tàu ngầm lớp Akula còn được biết đến với một cải tiến bí ẩn được gọi là "Obnarujenia Kilvaternovo Sleda", hệ thống đặc biệt có khả năng phát hiện dòng nước xoáy do tàu ngầm địch tạo ra.
Ngoài ra, các cảm biến thủy động lực SOKS có thể phát hiện những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn, cùng nhiều yếu tố khác, để xác định sự hiện diện của tàu ngầm đối phương.
Lớp Akula I có lượng giãn nước 13.000 tấn khi chìm hoàn toàn. Động cơ của tàu ngầm được thiết kế và bố trí tối ưu nhằm giảm tối đa âm thanh mà sóng siêu âm của đối phương có thể thu được. Các thiết kế này giúp Akula phát ra rất ít tiếng ồn, là một trong những tàu ngầm yên tĩnh nhất trên thế giới, khiến chúng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đối với mọi tàu ngầm đối phương. Một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực 190 megawatt cung cấp năng lượng cho tàu.
Về vũ khí, lớp Akula rất đáng gờm. Các tàu ban đầu được trang bị tên lửa tấn công hành trình S-10 Granat có các tính năng tương đương tên lửa Tomahawk do Mỹ sản xuất. Các biến thể lớp Akula tiếp theo được trang bị thêm sáu ống phóng ngư lôi 533 mm. Akula mang theo 12 tên lửa Granat, có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền ở khoảng cách 3.000 km. Các ống phóng ngư lôi của Akula, giống như các tàu ngầm lớp Kilo của Nga, có thể được sử dụng để rải thủy lôi. Phiên bản Akula II có thể mang 28 tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân tầm bắn 3.000 km. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của các tàu lớp Akula là tấn công tàu ngầm, tàu mặt nước và các công trình quân sự ven biển của đối phương.
Ngoài vũ khí mạnh, tàu Akula còn có nhiều cảm biến tiên tiến. Theo Naval Technology, tàu ngầm Akula được trang bị hệ thống sonar MGK 540 giúp phát hiện mục tiêu tự động ở chế độ băng rộng và băng tần hẹp bằng sonar chủ động. Hệ thống sonar cũng có thể được sử dụng ở chế độ nghe thụ động để phát hiện các sonar thù địch. Bộ xử lý tín hiệu sóng siêu âm có thể phát hiện và tự động phân loại mục tiêu cũng như loại bỏ các nguồn nhiễu âm thanh giả.
Tàu Akula di chuyển với tốc độ mà theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ là "đáng kinh ngạc": 61 km/h khi lặn, tương đương, thậm chí nhanh hơn một số loại tàu khu trục nổi. Hơn nữa, tàu lặn sâu hơn so với các đối thủ là tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles của Mỹ. Akula có thể lặn sâu tới 600 m. Độ sâu tối đa của tàu ngầm Los Angeles không được công khai vì đây là thông tin mật, tuy nhiên, theo một số nguồn tin tức và tài liệu tham khảo, tàu có khả năng lặn đến độ sâu hơn 244 m.
Akula ban đầu được thiết kế để săn tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Mỹ mà cụ thể là các tàu ngầm lớp Los Angeles. Khả năng răn đe hạt nhân của Hải quân Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên Xô và sau này là người Nga. "Bằng cách tạo ra một tàu ngầm có thể theo dõi, truy đuổi và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ trước khi chúng có thể tiếp cận mục tiêu và phóng đạn, người Nga đã lên kế hoạch chiến đấu và giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại người Mỹ", Brandon J. Weichert, nhà phân tích địa chính trị người Mỹ viết trên National Interest về lớp tàu Akula.
Tuy nhiên, theo ông Weichert, có ba phiên bản Akula là lớp Akula I, Akula cải tiến và Akula II. Tàu Akula II duy nhất trong hải quân Nga là Vepr (K-157) ra mắt năm 1994, được cải tiến đáng kể về vũ khí và cảm biến. Ấn Độ đã thuê từ Nga một tàu ngầm lớp Akula II, được đổi tên thành INS Chakra.
Năm 1990, tàu ngầm Vepr được khởi đóng và hạ thủy 4 năm sau đó. Năm 1995, Vepr được đưa vào vận hành. Hai biến thể lớp Akula II tiếp theo đã được lên kế hoạch vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, không có chiếc nào được hoàn thành. Mặc dù việc phát triển Akula II bắt đầu từ năm 1991 nhưng chương trình đã bị đình trệ gần một thập kỷ do thiếu vốn.
Năm 2022, hải quân NATO đã phải dùng nhiều biện pháp để theo dõi "nhất cử nhất động" của tàu Vepr khi nó di chuyển từ căn cứ của Hạm đội phương Bắc trên bán đảo Kola, phía tây bắc nước Nga tới biển Baltic. Con tàu dự kiến tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga thêm vài thập kỷ nữa.
Kể từ khi Akula được triển khai, chúng đã trở thành trụ cột của hạm đội tàu ngầm Liên Xô và sau này là Nga. Cho đến ngày nay, đây vẫn là thứ khiến Hải quân Mỹ và các nước đồng minh lo ngại. "30 năm sau lần ra mắt đầu tiên, các tàu Akula vẫn là trụ cột của hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga và hoạt động êm ái hơn phần lớn các đối thủ Mỹ", chuyên gia quân sự Sebastien Roblin được dẫn lời trên National Interest.
Người Nga đã sử dụng Akula theo những cách mà chuyên gia Mỹ đánh giá là "đáng sợ và sáng tạo". Ví dụ, một cặp tàu Akula xuất hiện ở ngoài khơi bờ Đông nước Mỹ vào năm 2009 - vị trí gần nhất với Mỹ mà tàu ngầm Nga tiếp cận kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Theo các chuyên gia Mỹ, hải quân Nga duy trì khoảng 10 tàu ngầm lớp Akula các phiên bản. Tuy nhiên luôn chỉ 3 có chiếc đang hoạt động. Lý do là mặc dù có khả năng sát thương và tàng hình cao, đây là những cỗ máy rất phức tạp, đắt tiền, khó bảo trì, chưa kể tác động của các khủng hoảng chính trị và kinh tế ở Nga trong suốt 40 năm qua.
Nỗi e ngại Akula của người Mỹ còn được thể hiện trên phim ảnh. Tàu Akula thường "được giao các vai chính", tất nhiên là "nhân vật phản diện", trong các bộ phim về tàu ngầm của Mỹ, ví dụ phim "Crimson Tide". Khả năng của tàu ngầm Nga nói chung và tàu lớp Akula nói riêng là một trong những mối đe dọa thực sự đối với Mỹ. "Thực tế là sau hàng chục năm, các tàu Akula vẫn có khả năng tàng hình tốt hơn các đối thủ trong Hải quân Mỹ, cho thấy tàu ngầm Nga thực sự tiên tiến đến mức nào", ông Weichert nhận xét.
Ngày nay, dù khâu bảo trì đặt ra những thách thức nhất định, các tàu ngầm lớp Akula vẫn là một thành phần đáng gờm của quân đội Nga, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc và tầm quan trọng chiến lược.
Trước tiên, cần hiểu Akula là cách mà phương Tây gọi lớp tàu này. Liên Xô định danh chúng là tàu thuộc Dự án 971. Cái tên Akula được người Nga đặt cho một lớp tàu ngầm khác là Dự án 941, phương Tây gọi là lớp Typhoon. Các tàu thuộc Dự án 971 được Liên Xô đặt tên là lớp Shchuka-B nhưng các nước phương Tây gọi chúng là Akula, theo tên tàu đầu tiên thuộc lớp này mang mã hiệu K-284.
Phía Liên Xô hay Nga không công bố nhiều thông tin về lớp tàu Akula/Dự án 971, nhưng theo các chuyên gia Mỹ, chúng được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Amur và Sevmash. Một bài báo trên tạp chí National Interest của Mỹ có tựa đề "Tàu ngầm lớp Akuala của Nga: Cơn ác mộng của hải quân Mỹ" nhận định: Với thiết kế thân đôi, những chiếc tàu ngầm này có khả năng nổi và tính linh hoạt cao hơn so với các tàu ngầm phương Tây. Tàu ngầm lớp Akula được trang bị lò phản ứng nước áp lực OK-650B tiên tiến và có độ tin cậy cao.
Theo tạp chí Warrior Maven, sự xuất hiện của các tàu ngầm tấn công lớp Akula trong những năm 1980 đã "làm chấn động Lầu Năm Góc", thúc đẩy Mỹ nghiên cứu chế tạo tàu ngầm lớp Virginia để đối phó. Các chuyên gia Mỹ nhận định công nghệ chế tạo tàu Akula mang lại cho Liên Xô ưu thế vượt trội dưới đáy biển.
Tại sao Akula lại khiến người Mỹ sợ hãi?
Năm 1989, tạp chí Science của Mỹ đăng một bài báo có tựa đề "Mối lo ngại về những con tàu ngầm Liên Xô bí ẩn". Chuyên gia quốc phòng Norman Polmar, được dẫn lời trong bài báo, nói việc hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 1985 đã gây sửng sốt, vì các cơ quan tình báo Phương Tây không nghĩ rằng Liên Xô sản xuất một chiếc tàu ngầm hiện đại như thế ở thời điểm đó. Họ đã biết về kế hoạch phát triển tàu ngầm mới của Liên Xô, nhưng cho rằng với những khó khăn kinh tế - xã hội trong thập niên 1980, ít nhất phải đến năm 1995, tàu đầu tiên thuộc lớp Akula mới ra đời.Bài báo dẫn lời các chuyên gia Hải quân Mỹ nói với các nhà lập pháp rằng sự tồn tại của Akula "đe dọa khả năng sống sót của lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay của chúng ta". Hội đồng chuyên gia Hải quân Mỹ cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng tác chiến của hải quân nước này trên biển châu Âu trước mối đe dọa đối với các tàu mặt nước do Akula tạo ra.
Theo một bài báo trên Popular Mechanics năm 2017, tàu lớp Akula được thiết kế dạng "vỏ kép" với lớp chịu áp lực bên trong và lớp vỏ "nhẹ" bên ngoài. Popular Mechanics giải thích: "Ý tưởng vỏ kép cho phép các nhà phát triển tung tẩy hơn trong việc thiết kế hình dạng bên ngoài, tạo ra một chiếc tàu ngầm có lực nổi dự trữ tốt hơn so với các tàu tương tự của phương Tây".
Nói một cách đơn giản, thoải mái hơn trong việc thiết kế hình dáng bên ngoài, các kỹ sư Nga có thể tạo ra một tàu ngầm có lực nổi dự trữ lớn hơn. Điều này có nghĩa là tàu ngầm có lượng giãn nước lớn hơn trọng lượng của nó, tạo ra lực nổi bổ sung và cho phép nó nổi cao hơn trong nước. Điều này mang lại lợi thế so với tàu ngầm phương Tây, bị hạn chế bởi thiết kế thân tàu truyền thống.
Lực nổi dự trữ lớn hơn giúp tăng khả năng di chuyển, giúp tàu đạt được tốc độ cao hơn. Hơn nữa, tàu có thể dễ dàng hơn trong việc thay đổi độ sâu và hướng. Nổi cao hơn trên mặt nước giúp Akula tránh né radar và thiết bị thủy âm (sonar) của đối phương. Ngoài ra, tàu có thể mang nhiều nhiên liệu, vũ khí và hàng hóa hơn.
Cùng với công nghệ giảm tiếng ồn, tàu ngầm lớp Akula còn được biết đến với một cải tiến bí ẩn được gọi là "Obnarujenia Kilvaternovo Sleda", hệ thống đặc biệt có khả năng phát hiện dòng nước xoáy do tàu ngầm địch tạo ra.
Ngoài ra, các cảm biến thủy động lực SOKS có thể phát hiện những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn, cùng nhiều yếu tố khác, để xác định sự hiện diện của tàu ngầm đối phương.
Lớp Akula I có lượng giãn nước 13.000 tấn khi chìm hoàn toàn. Động cơ của tàu ngầm được thiết kế và bố trí tối ưu nhằm giảm tối đa âm thanh mà sóng siêu âm của đối phương có thể thu được. Các thiết kế này giúp Akula phát ra rất ít tiếng ồn, là một trong những tàu ngầm yên tĩnh nhất trên thế giới, khiến chúng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đối với mọi tàu ngầm đối phương. Một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực 190 megawatt cung cấp năng lượng cho tàu.
Về vũ khí, lớp Akula rất đáng gờm. Các tàu ban đầu được trang bị tên lửa tấn công hành trình S-10 Granat có các tính năng tương đương tên lửa Tomahawk do Mỹ sản xuất. Các biến thể lớp Akula tiếp theo được trang bị thêm sáu ống phóng ngư lôi 533 mm. Akula mang theo 12 tên lửa Granat, có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền ở khoảng cách 3.000 km. Các ống phóng ngư lôi của Akula, giống như các tàu ngầm lớp Kilo của Nga, có thể được sử dụng để rải thủy lôi. Phiên bản Akula II có thể mang 28 tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân tầm bắn 3.000 km. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của các tàu lớp Akula là tấn công tàu ngầm, tàu mặt nước và các công trình quân sự ven biển của đối phương.
Ngoài vũ khí mạnh, tàu Akula còn có nhiều cảm biến tiên tiến. Theo Naval Technology, tàu ngầm Akula được trang bị hệ thống sonar MGK 540 giúp phát hiện mục tiêu tự động ở chế độ băng rộng và băng tần hẹp bằng sonar chủ động. Hệ thống sonar cũng có thể được sử dụng ở chế độ nghe thụ động để phát hiện các sonar thù địch. Bộ xử lý tín hiệu sóng siêu âm có thể phát hiện và tự động phân loại mục tiêu cũng như loại bỏ các nguồn nhiễu âm thanh giả.
Tàu Akula di chuyển với tốc độ mà theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ là "đáng kinh ngạc": 61 km/h khi lặn, tương đương, thậm chí nhanh hơn một số loại tàu khu trục nổi. Hơn nữa, tàu lặn sâu hơn so với các đối thủ là tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles của Mỹ. Akula có thể lặn sâu tới 600 m. Độ sâu tối đa của tàu ngầm Los Angeles không được công khai vì đây là thông tin mật, tuy nhiên, theo một số nguồn tin tức và tài liệu tham khảo, tàu có khả năng lặn đến độ sâu hơn 244 m.
Akula ban đầu được thiết kế để săn tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Mỹ mà cụ thể là các tàu ngầm lớp Los Angeles. Khả năng răn đe hạt nhân của Hải quân Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên Xô và sau này là người Nga. "Bằng cách tạo ra một tàu ngầm có thể theo dõi, truy đuổi và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ trước khi chúng có thể tiếp cận mục tiêu và phóng đạn, người Nga đã lên kế hoạch chiến đấu và giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại người Mỹ", Brandon J. Weichert, nhà phân tích địa chính trị người Mỹ viết trên National Interest về lớp tàu Akula.
Các phiên bản Akula
Hiện vẫn còn những điểm chưa thống nhất về số lượng các lớp tàu Akula trong giới quan sát quân sự phương Tây. Theo Popular Mechanics, có ba phiên bản "Cá mập" là I, II và II. Tờ tạp chí Mỹ nói phiên bản tiên tiến nhất, Akula III, hiện chỉ có một tàu mang tên Gepard.Tuy nhiên, theo ông Weichert, có ba phiên bản Akula là lớp Akula I, Akula cải tiến và Akula II. Tàu Akula II duy nhất trong hải quân Nga là Vepr (K-157) ra mắt năm 1994, được cải tiến đáng kể về vũ khí và cảm biến. Ấn Độ đã thuê từ Nga một tàu ngầm lớp Akula II, được đổi tên thành INS Chakra.
Năm 1990, tàu ngầm Vepr được khởi đóng và hạ thủy 4 năm sau đó. Năm 1995, Vepr được đưa vào vận hành. Hai biến thể lớp Akula II tiếp theo đã được lên kế hoạch vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, không có chiếc nào được hoàn thành. Mặc dù việc phát triển Akula II bắt đầu từ năm 1991 nhưng chương trình đã bị đình trệ gần một thập kỷ do thiếu vốn.
Năm 2022, hải quân NATO đã phải dùng nhiều biện pháp để theo dõi "nhất cử nhất động" của tàu Vepr khi nó di chuyển từ căn cứ của Hạm đội phương Bắc trên bán đảo Kola, phía tây bắc nước Nga tới biển Baltic. Con tàu dự kiến tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga thêm vài thập kỷ nữa.
Kể từ khi Akula được triển khai, chúng đã trở thành trụ cột của hạm đội tàu ngầm Liên Xô và sau này là Nga. Cho đến ngày nay, đây vẫn là thứ khiến Hải quân Mỹ và các nước đồng minh lo ngại. "30 năm sau lần ra mắt đầu tiên, các tàu Akula vẫn là trụ cột của hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga và hoạt động êm ái hơn phần lớn các đối thủ Mỹ", chuyên gia quân sự Sebastien Roblin được dẫn lời trên National Interest.
Người Nga đã sử dụng Akula theo những cách mà chuyên gia Mỹ đánh giá là "đáng sợ và sáng tạo". Ví dụ, một cặp tàu Akula xuất hiện ở ngoài khơi bờ Đông nước Mỹ vào năm 2009 - vị trí gần nhất với Mỹ mà tàu ngầm Nga tiếp cận kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Theo các chuyên gia Mỹ, hải quân Nga duy trì khoảng 10 tàu ngầm lớp Akula các phiên bản. Tuy nhiên luôn chỉ 3 có chiếc đang hoạt động. Lý do là mặc dù có khả năng sát thương và tàng hình cao, đây là những cỗ máy rất phức tạp, đắt tiền, khó bảo trì, chưa kể tác động của các khủng hoảng chính trị và kinh tế ở Nga trong suốt 40 năm qua.
Nỗi e ngại Akula của người Mỹ còn được thể hiện trên phim ảnh. Tàu Akula thường "được giao các vai chính", tất nhiên là "nhân vật phản diện", trong các bộ phim về tàu ngầm của Mỹ, ví dụ phim "Crimson Tide". Khả năng của tàu ngầm Nga nói chung và tàu lớp Akula nói riêng là một trong những mối đe dọa thực sự đối với Mỹ. "Thực tế là sau hàng chục năm, các tàu Akula vẫn có khả năng tàng hình tốt hơn các đối thủ trong Hải quân Mỹ, cho thấy tàu ngầm Nga thực sự tiên tiến đến mức nào", ông Weichert nhận xét.
Ngày nay, dù khâu bảo trì đặt ra những thách thức nhất định, các tàu ngầm lớp Akula vẫn là một thành phần đáng gờm của quân đội Nga, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc và tầm quan trọng chiến lược.