Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Tencent vừa công bố 13 nhóm xuất sắc giành chiến thắng giai đoạn đầu của Chương trình CarbonX nhằm thúc đẩy các công nghệ khí hậu mới đầy hứa hẹn. Các nhóm chiến thắng, được lựa chọn từ 30 nhóm tham gia vòng chung kết, sẽ nhận được gói hỗ trợ tài chính từ Tencent với tổng giá trị 100 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD).
Chương trình CarbonX được ra mắt vào tháng 3/2023 nhằm cải tiến thế hệ tiếp theo của công nghệ phát thải ít carbon. Tencent đã cam kết tài trợ 200 triệu nhân dân tệ (28 triệu USD) trong ba năm tới dưới hình thức tài trợ xúc tác, nhằm hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo có nguy cơ bị lãng quên hoặc không được chú ý.
Ở giai đoạn đầu, chương trình CarbonX tập trung vào việc thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) cũng như loại bỏ carbon dựa trên công nghệ. Những giải pháp này được lựa chọn nhờ khả năng độc đáo trong việc giảm thiểu khí thải từ các ngành công nghiệp có lượng phát thải cao như thép và xi măng, giảm nhẹ sự phụ thuộc liên tục vào nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải cũ được tạo ra từ hàng thập kỷ công nghiệp hóa.
Theo Tencent, chương trình CarbonX hướng đến mục tiêu đưa những công nghệ phát thải ít carbon vượt qua giai đoạn nghiên cứu hoặc khởi nghiệp ban đầu để đạt được quy mô thương mại. Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ các công nghệ này tạo ra tác động đáng kể, góp phần đạt được các mục tiêu đã nêu trong Hiệp định Paris, bao gồm giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
"Đổi mới công nghệ là động lực thúc đẩy chúng tôi trong tiến trình hướng đến mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon. Chương trình CarbonX nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ này, mang lại tác động tích cực trên toàn xã hội và đặt nền móng cho một tương lai bền vững hơn", tiến sĩ Hao Xu, Phó chủ tịch phụ trách mảng Giá trị Xã hội Bền vững kiêm Trưởng phòng Thí nghiệm Trung hòa Carbon của Tencent, cho biết.
Giáo sư Jerry Yan, Giáo sư trưởng trường Đại học Bách khoa Hồng Kông kiêm đồng chủ tịch ủy ban chuyên gia CarbonX, phát biểu: “Để tạo điều kiện cho một nền kinh tế xanh hơn, chúng ta cần chung tay nỗ lực phát triển các công nghệ tiên tiến ít phát thải carbon. Tương tự như năng lượng mặt trời và năng lượng gió được hỗ trợ ở giai đoạn ban đầu, những giải pháp mới như CCUS và loại bỏ carbon bằng công nghệ cũng cần nhận được hỗ trợ của chúng ta ngay từ bây giờ.”
Chương trình CarbonX đã quy tụ hội đồng chuyên gia đến từ các học viện, ngành công nghiệp và cộng đồng đầu tư làm ban giám khảo. Chương trình đã đón nhận vô số các bài dự thi từ người tham dự thuộc ba nhóm chính:
• Ươm mầm CarbonX (CarbonX Lab): Được thiết kế nhằm tạo điều kiện để các viện nghiên cứu, trường đại học hoặc phòng thí nghiệm đưa ra các giải pháp khí hậu mang tính đột phá
• Thúc đẩy CarbonX (CarbonX Accelerator): Được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp công nghệ khí hậu có tiềm năng thương mại hóa
• Cơ sở hạ tầng CarbonX (CarbonX Infrastructure): Được thiết kế để nâng cao năng lực xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực này
Vòng chung kết ghi nhận 13 dự án đến từ các nhóm, trong đó gồm 4 dự án từ nhóm Ươm mầm (Lab track), 6 dự án từ nhóm Thúc đẩy (Accelerator track) và 3 dự án từ nhóm Cơ sở hạ tầng (Infrastructure track). Các dự án này đề xuất các giải pháp sáng tạo, chẳng hạn như: sử dụng xỉ thép để thu giữ và lưu trữ carbon trực tiếp từ khí thải của lò nung, chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu hàng không bền vững và các hóa chất giá trị thông qua phản ứng điện hóa hoặc vi sinh và áp dụng các phương pháp mới để thu giữ trực tiếp CO2 từ khí quyển với hy vọng giảm chi phí xuống dưới 150 USD mỗi tấn.
Đồng thời, Tencent cũng đang hợp tác với trường Đại học Thanh Hoa để phát triển hệ thống các công cụ đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) nhằm đánh giá chính xác tiến độ hướng tới phi carbon hóa.
Bên cạnh việc nhận được tư vấn và hỗ trợ tài chính, một số dự án còn có cơ hội được hợp tác với các đối tác trong ngành và tiến hành thử nghiệm nghiên cứu của họ ngoài môi trường phòng thí nghiệm.
Dựa trên thành công của giai đoạn đầu tiên, Tencent dự kiến sẽ khởi động chương trình CarbonX trên toàn cầu vào đầu quý 4 năm nay, nhằm tìm kiếm những đột phá mới về công nghệ khí hậu giai đoạn đầu.
Chương trình CarbonX được ra mắt vào tháng 3/2023 nhằm cải tiến thế hệ tiếp theo của công nghệ phát thải ít carbon. Tencent đã cam kết tài trợ 200 triệu nhân dân tệ (28 triệu USD) trong ba năm tới dưới hình thức tài trợ xúc tác, nhằm hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo có nguy cơ bị lãng quên hoặc không được chú ý.
Ở giai đoạn đầu, chương trình CarbonX tập trung vào việc thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) cũng như loại bỏ carbon dựa trên công nghệ. Những giải pháp này được lựa chọn nhờ khả năng độc đáo trong việc giảm thiểu khí thải từ các ngành công nghiệp có lượng phát thải cao như thép và xi măng, giảm nhẹ sự phụ thuộc liên tục vào nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải cũ được tạo ra từ hàng thập kỷ công nghiệp hóa.
Theo Tencent, chương trình CarbonX hướng đến mục tiêu đưa những công nghệ phát thải ít carbon vượt qua giai đoạn nghiên cứu hoặc khởi nghiệp ban đầu để đạt được quy mô thương mại. Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ các công nghệ này tạo ra tác động đáng kể, góp phần đạt được các mục tiêu đã nêu trong Hiệp định Paris, bao gồm giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
"Đổi mới công nghệ là động lực thúc đẩy chúng tôi trong tiến trình hướng đến mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon. Chương trình CarbonX nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ này, mang lại tác động tích cực trên toàn xã hội và đặt nền móng cho một tương lai bền vững hơn", tiến sĩ Hao Xu, Phó chủ tịch phụ trách mảng Giá trị Xã hội Bền vững kiêm Trưởng phòng Thí nghiệm Trung hòa Carbon của Tencent, cho biết.
Giáo sư Jerry Yan, Giáo sư trưởng trường Đại học Bách khoa Hồng Kông kiêm đồng chủ tịch ủy ban chuyên gia CarbonX, phát biểu: “Để tạo điều kiện cho một nền kinh tế xanh hơn, chúng ta cần chung tay nỗ lực phát triển các công nghệ tiên tiến ít phát thải carbon. Tương tự như năng lượng mặt trời và năng lượng gió được hỗ trợ ở giai đoạn ban đầu, những giải pháp mới như CCUS và loại bỏ carbon bằng công nghệ cũng cần nhận được hỗ trợ của chúng ta ngay từ bây giờ.”
Chương trình CarbonX đã quy tụ hội đồng chuyên gia đến từ các học viện, ngành công nghiệp và cộng đồng đầu tư làm ban giám khảo. Chương trình đã đón nhận vô số các bài dự thi từ người tham dự thuộc ba nhóm chính:
• Ươm mầm CarbonX (CarbonX Lab): Được thiết kế nhằm tạo điều kiện để các viện nghiên cứu, trường đại học hoặc phòng thí nghiệm đưa ra các giải pháp khí hậu mang tính đột phá
• Thúc đẩy CarbonX (CarbonX Accelerator): Được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp công nghệ khí hậu có tiềm năng thương mại hóa
• Cơ sở hạ tầng CarbonX (CarbonX Infrastructure): Được thiết kế để nâng cao năng lực xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực này
Vòng chung kết ghi nhận 13 dự án đến từ các nhóm, trong đó gồm 4 dự án từ nhóm Ươm mầm (Lab track), 6 dự án từ nhóm Thúc đẩy (Accelerator track) và 3 dự án từ nhóm Cơ sở hạ tầng (Infrastructure track). Các dự án này đề xuất các giải pháp sáng tạo, chẳng hạn như: sử dụng xỉ thép để thu giữ và lưu trữ carbon trực tiếp từ khí thải của lò nung, chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu hàng không bền vững và các hóa chất giá trị thông qua phản ứng điện hóa hoặc vi sinh và áp dụng các phương pháp mới để thu giữ trực tiếp CO2 từ khí quyển với hy vọng giảm chi phí xuống dưới 150 USD mỗi tấn.
Đồng thời, Tencent cũng đang hợp tác với trường Đại học Thanh Hoa để phát triển hệ thống các công cụ đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) nhằm đánh giá chính xác tiến độ hướng tới phi carbon hóa.
Bên cạnh việc nhận được tư vấn và hỗ trợ tài chính, một số dự án còn có cơ hội được hợp tác với các đối tác trong ngành và tiến hành thử nghiệm nghiên cứu của họ ngoài môi trường phòng thí nghiệm.
Dựa trên thành công của giai đoạn đầu tiên, Tencent dự kiến sẽ khởi động chương trình CarbonX trên toàn cầu vào đầu quý 4 năm nay, nhằm tìm kiếm những đột phá mới về công nghệ khí hậu giai đoạn đầu.