Nguyễn Tiến Đạt
Intern Writer
Tesla hiện đang âm thầm tiến hành các thử nghiệm đặc biệt để đánh giá xem xe Robotaxi của họ sẽ phản ứng thế nào nếu bị kẻ xấu phá hoại bằng các thiết bị gây nhiễu sóng radio (RF).
Công ty đã từng thừa nhận rằng phần mềm Tự lái Hoàn toàn (FSD) "có thể mắc lỗi vào thời điểm tệ nhất". Dù hiện tại, các xe Robotaxi vẫn có người giám sát ngồi trên ghế trước, nhưng mục tiêu của Tesla là loại bỏ hoàn toàn người lái, và điều đó đòi hỏi phải đảm bảo tính bảo mật cực kỳ cao.
Theo hồ sơ Tesla nộp lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), công ty xin phép thực hiện thử nghiệm gây nhiễu bằng thiết bị vô tuyến trên các dải tần GSM như 700/850/1900/2100/2300 MHz và 3,7 GHz (băng tần C). Những thử nghiệm này nhằm mô phỏng các cuộc tấn công từ tác nhân độc hại, để xem xe có thể tự bảo vệ và xử lý ra sao khi bị gián đoạn kết nối di động.
Điều này thực sự quan trọng vì trong tương lai, nếu một chiếc Robotaxi không thể liên lạc về trung tâm điều khiển từ xa do bị gây nhiễu sóng, xe sẽ xử lý tình huống thế nào?
Tesla viết rõ: "Chúng tôi muốn mô phỏng các cuộc tấn công RF lên xe tự hành để hiểu mức độ chống chịu trước các mối đe dọa từ tác nhân độc hại. Mục tiêu là đánh giá khả năng phục hồi thông tin liên lạc khi xe đang hoạt động tự động."
Tuy nhiên, Tesla chỉ được phép thử nghiệm trong phạm vi các dải tần được FCC phê duyệt, tức là không được phép gây nhiễu GPS hoặc hệ thống giao tiếp V2X trên tần số 5,9 GHz.
Điều thú vị là Tesla không chỉ nghĩ đến các cuộc tấn công quy mô quốc gia mà cả những trường hợp “phá hoại” nhỏ lẻ: một cá nhân đơn lẻ với chiếc radio SDR trong ba lô, hay một nhóm học sinh tò mò muốn thử gây nhiễu xe trong bãi đậu.
Bản thân công nghệ như Stingray hay Dirtbox, từng được chính phủ dùng để giả mạo trạm phát sóng nhằm nghe lén điện thoại cũng là điều Tesla lưu tâm. Mặc dù không nằm trong thử nghiệm hiện tại, nhưng công ty hoàn toàn ý thức được mức độ rủi ro nếu xe kết nối nhầm vào trạm giả mạo và bị tấn công.
Tesla đang tiếp cận theo hướng “an ninh cực đoan”, không để lại bất kỳ lỗ hổng nào có thể bị khai thác. Họ hiểu rằng: với một cỗ máy nặng gần 2 tấn đang tự điều khiển trên phố, việc “hành động nhanh và phá vỡ mọi thứ” không thể áp dụng được. (Insideev)
Công ty đã từng thừa nhận rằng phần mềm Tự lái Hoàn toàn (FSD) "có thể mắc lỗi vào thời điểm tệ nhất". Dù hiện tại, các xe Robotaxi vẫn có người giám sát ngồi trên ghế trước, nhưng mục tiêu của Tesla là loại bỏ hoàn toàn người lái, và điều đó đòi hỏi phải đảm bảo tính bảo mật cực kỳ cao.
Theo hồ sơ Tesla nộp lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), công ty xin phép thực hiện thử nghiệm gây nhiễu bằng thiết bị vô tuyến trên các dải tần GSM như 700/850/1900/2100/2300 MHz và 3,7 GHz (băng tần C). Những thử nghiệm này nhằm mô phỏng các cuộc tấn công từ tác nhân độc hại, để xem xe có thể tự bảo vệ và xử lý ra sao khi bị gián đoạn kết nối di động.
Điều này thực sự quan trọng vì trong tương lai, nếu một chiếc Robotaxi không thể liên lạc về trung tâm điều khiển từ xa do bị gây nhiễu sóng, xe sẽ xử lý tình huống thế nào?

Tesla viết rõ: "Chúng tôi muốn mô phỏng các cuộc tấn công RF lên xe tự hành để hiểu mức độ chống chịu trước các mối đe dọa từ tác nhân độc hại. Mục tiêu là đánh giá khả năng phục hồi thông tin liên lạc khi xe đang hoạt động tự động."
Không chỉ hacker chuyên nghiệp, mà cả... học sinh cũng có thể là mối đe dọa
Thiết bị mà Tesla sử dụng trong thử nghiệm – Bird RF GH-60 – có khả năng không chỉ gây nhiễu mà còn ghi lại và phát lại các tín hiệu điều khiển. Điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, họ có thể kiểm tra xem xe phản ứng ra sao nếu bị “đánh lừa” bằng các lệnh cũ được phát lại, chẳng hạn như: phát lại lệnh rẽ trái khi xe đang đi thẳng.Tuy nhiên, Tesla chỉ được phép thử nghiệm trong phạm vi các dải tần được FCC phê duyệt, tức là không được phép gây nhiễu GPS hoặc hệ thống giao tiếp V2X trên tần số 5,9 GHz.
Điều thú vị là Tesla không chỉ nghĩ đến các cuộc tấn công quy mô quốc gia mà cả những trường hợp “phá hoại” nhỏ lẻ: một cá nhân đơn lẻ với chiếc radio SDR trong ba lô, hay một nhóm học sinh tò mò muốn thử gây nhiễu xe trong bãi đậu.
Bản thân công nghệ như Stingray hay Dirtbox, từng được chính phủ dùng để giả mạo trạm phát sóng nhằm nghe lén điện thoại cũng là điều Tesla lưu tâm. Mặc dù không nằm trong thử nghiệm hiện tại, nhưng công ty hoàn toàn ý thức được mức độ rủi ro nếu xe kết nối nhầm vào trạm giả mạo và bị tấn công.
Tesla đang tiếp cận theo hướng “an ninh cực đoan”, không để lại bất kỳ lỗ hổng nào có thể bị khai thác. Họ hiểu rằng: với một cỗ máy nặng gần 2 tấn đang tự điều khiển trên phố, việc “hành động nhanh và phá vỡ mọi thứ” không thể áp dụng được. (Insideev)