Linh Pham
Intern Writer
Ehang – hãng sản xuất máy bay tự hành (AAV) của Trung Quốc – vừa tạo nên cột mốc lịch sử khi trở thành công ty đầu tiên, cùng với đối tác Hefei Heyi Aviation, nhận được chứng chỉ vận hành "phương tiện bay không người lái chở người dân dụng" từ Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC).
Các chuyên gia công nghệ nhận định rằng việc Trung Quốc cho phép vận hành AAV trong mục đích thương mại là một bước tiến lớn và thể hiện vị thế dẫn đầu của nước này trong lĩnh vực đổi mới giao thông. Ông Dan Ives – giám đốc nghiên cứu công nghệ toàn cầu tại Wedbush Securities – nhận định đây là minh chứng rõ ràng cho tốc độ phát triển công nghệ vượt trội tại Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã định hình mình là quốc gia dẫn đầu về xe điện và xe tự lái, thì taxi bay và các phương tiện bay eVTOL (máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng bằng điện) được xem là biên giới công nghệ tiếp theo mà Trung Quốc đang tạo dấu ấn mạnh mẽ.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã ban hành khung pháp lý đầu tiên cho các chuyến bay của phương tiện bay không người lái vào tháng 6 năm 2023. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn chưa có những quy định tương tự, mặc dù Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã đưa ra một số quy tắc chung cho các phương tiện “nâng có động cơ”, nhưng phần lớn vẫn tập trung vào các loại máy bay có người điều khiển. Tu Le – nhà sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights – cho rằng Mỹ đang tụt lại phía sau Trung Quốc và EU trong lĩnh vực eVTOL, nguyên nhân có thể đến từ sự quản lý quá mức, ảnh hưởng từ vận động hành lang hoặc yếu tố chính trị.
Sự cạnh tranh nội địa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới. Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc như GAC, Geely và XPeng đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực eVTOL. Gần đây, bộ phận xe bay của XPeng – Xpeng Aero HT – đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của sản phẩm “Land Carrier”, một chiếc xe tải kết hợp với máy bay bốn cánh quạt dành cho hai người. Công ty cho biết sẽ tổ chức sự kiện ra mắt trước khi mở bán, đồng thời lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay, hướng tới mục tiêu đạt chứng nhận bay vào cuối năm. CEO của XPeng, ông He Xiaopeng, cũng tiết lộ rằng công ty dự kiến sản xuất hàng loạt ô tô bay vào năm 2026, thời điểm được cho là bùng nổ của nền kinh tế tầm thấp tại Trung Quốc.
Dù Trung Quốc đang dẫn đầu trong quy định và phát triển eVTOL, quốc gia này vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều công ty quốc tế. Những ông lớn trong ngành hàng không như Boeing (Mỹ), Airbus (Pháp), Embraer (Brazil) cùng hàng loạt startup công nghệ tại Mỹ như Joby Aviation, Archer và Wisk cũng đang đẩy mạnh đầu tư để triển khai các dịch vụ taxi bay thương mại. Theo chuyên gia Dan Ives, ngành công nghiệp máy bay eVTOL toàn cầu có thể đạt quy mô thị trường lên đến 30 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giao thông và hàng không đô thị toàn cầu.

Phương tiện bay với giá cả phải chăng
Theo giám đốc điều hàng cấp cao, giai đoạn đầu, các máy bay tự hành của Ehang sẽ phục vụ hoạt động du lịch tại các tuyến đường cố định ở Quảng Châu và Hợp Phì, dự kiến triển khai vào cuối tháng 6 năm nay. Sau đó, công ty sẽ từng bước mở rộng sang lĩnh vực taxi hàng không. Ông cũng đề cập rằng các thành phố như Hợp Phì và Thâm Quyến sẽ nằm trong nhóm đầu tiên được thử nghiệm dịch vụ này. Mẫu máy bay được cấp chứng nhận là EH216-S – một phương tiện bay hai chỗ ngồi, hoàn toàn chạy bằng điện, không người lái và sử dụng 16 cánh quạt. Nó có thể bay với tốc độ tối đa 130 km/h và đạt tầm bay khoảng 30 km. Mặc dù chưa công bố giá vé cụ thể, ông He kỳ vọng mức giá sẽ đủ hợp lý để khuyến khích đông đảo người dân trải nghiệm phương tiện bay mới này. Theo ông, hành trình bay sẽ kéo dài từ ba đến mười phút, và hành khách không cần mũ bảo hiểm hay dù, với cảm giác giống như đi xe ô tô.Các chuyên gia công nghệ nhận định rằng việc Trung Quốc cho phép vận hành AAV trong mục đích thương mại là một bước tiến lớn và thể hiện vị thế dẫn đầu của nước này trong lĩnh vực đổi mới giao thông. Ông Dan Ives – giám đốc nghiên cứu công nghệ toàn cầu tại Wedbush Securities – nhận định đây là minh chứng rõ ràng cho tốc độ phát triển công nghệ vượt trội tại Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã định hình mình là quốc gia dẫn đầu về xe điện và xe tự lái, thì taxi bay và các phương tiện bay eVTOL (máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng bằng điện) được xem là biên giới công nghệ tiếp theo mà Trung Quốc đang tạo dấu ấn mạnh mẽ.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã ban hành khung pháp lý đầu tiên cho các chuyến bay của phương tiện bay không người lái vào tháng 6 năm 2023. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn chưa có những quy định tương tự, mặc dù Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã đưa ra một số quy tắc chung cho các phương tiện “nâng có động cơ”, nhưng phần lớn vẫn tập trung vào các loại máy bay có người điều khiển. Tu Le – nhà sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights – cho rằng Mỹ đang tụt lại phía sau Trung Quốc và EU trong lĩnh vực eVTOL, nguyên nhân có thể đến từ sự quản lý quá mức, ảnh hưởng từ vận động hành lang hoặc yếu tố chính trị.
Trung Quốc tiên phong dẫn đầu trước các đối thủ từ Mỹ
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành taxi bay ở Trung Quốc là chính sách hỗ trợ từ chính phủ trong khuôn khổ “nền kinh tế tầm thấp” – thuật ngữ đề cập đến các hoạt động kinh tế diễn ra trong không gian dưới 1.000 mét, thấp hơn nhiều so với độ cao trung bình 9.000 mét của máy bay thương mại. Ngoài taxi bay và eVTOL, nền kinh tế tầm thấp còn bao gồm các hoạt động như giao hàng bằng drone, vận chuyển hàng không tầm ngắn và thể thao trên không. Khái niệm này đã được đưa vào báo cáo công tác thường niên của Trung Quốc cho năm 2025, với cam kết mạnh mẽ thúc đẩy tiêu dùng và công nghệ trong lĩnh vực này. Theo báo cáo của Hurun, nền kinh tế tầm thấp tại Trung Quốc được kỳ vọng sẽ đạt quy mô 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 205 tỷ USD) vào năm 2025 và gần như gấp đôi vào năm 2035.Sự cạnh tranh nội địa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới. Nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc như GAC, Geely và XPeng đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực eVTOL. Gần đây, bộ phận xe bay của XPeng – Xpeng Aero HT – đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của sản phẩm “Land Carrier”, một chiếc xe tải kết hợp với máy bay bốn cánh quạt dành cho hai người. Công ty cho biết sẽ tổ chức sự kiện ra mắt trước khi mở bán, đồng thời lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay, hướng tới mục tiêu đạt chứng nhận bay vào cuối năm. CEO của XPeng, ông He Xiaopeng, cũng tiết lộ rằng công ty dự kiến sản xuất hàng loạt ô tô bay vào năm 2026, thời điểm được cho là bùng nổ của nền kinh tế tầm thấp tại Trung Quốc.
Dù Trung Quốc đang dẫn đầu trong quy định và phát triển eVTOL, quốc gia này vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều công ty quốc tế. Những ông lớn trong ngành hàng không như Boeing (Mỹ), Airbus (Pháp), Embraer (Brazil) cùng hàng loạt startup công nghệ tại Mỹ như Joby Aviation, Archer và Wisk cũng đang đẩy mạnh đầu tư để triển khai các dịch vụ taxi bay thương mại. Theo chuyên gia Dan Ives, ngành công nghiệp máy bay eVTOL toàn cầu có thể đạt quy mô thị trường lên đến 30 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giao thông và hàng không đô thị toàn cầu.