Chăm sóc cho bệnh nhân sau ghép thận như thế nào?

Mr Bens
Mr Bens
Phản hồi: 0

Mr Bens

Writer
Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe lâu dài đối với người bệnh sau ghép tạng nói chung, ghép thận nói riêng. Dinh dưỡng không những giúp cơ thể phục hồi trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật mà còn đóng vai trò quan trọng trong duy trì chức năng của tạng ghép, hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến thuốc chống thải ghép.
Lựa chọn thực phẩm
Thực phẩm cung cấp tinh bột
Tất cả các loại thực phẩm cung cấp tinh bột đều có thể dùng được cho người bệnh sau ghép thận. Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì lượng đường trong máu cần chú ý một số vấn đề sau:
• Chọn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lức, miến dong...
• Hạn chế loại tinh chế như: bánh mì trắng, bánh ngọt, đồ ăn nhanh...
• Kiểm soát khẩu phần: Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt với người có đường máu ở giới hạn cao hoặc đã từng có rối loạn dung nạp đường trước ghép hoặc mắc đái tháo đường.
• Kết hợp ăn tinh bột với protein và chất xơ để hạn chế hấp thụ đường.
1739333218411.png

Thực phẩm cung cấp protein
Người bệnh sau ghép thận có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm có chứa protein, tuy nhiên cần chú ý các điểm sau:
• Giai đoạn đầu sau ghép (1-3 tháng):Cần ăn nhiều protein do nhu cầu cơ thể
cần, khuyến cáo cung cấp 1,3 - 1,5g protein/kg cân nặng/ngày.
• Giai đoạn ổn định sau ghép (sau 3 tháng): Lượng protein cần giảm hơn, khuyến cáo dùng 0,8 - 1,0g protein/kg cân nặng/ngày.
• Chú ý: Từ hàm lượng protein của từng loại thịt khác nhau có thể tình cho từng người bệnh sau ghép. Ví dụ: Một người 60 kg, cần 90 g protein/ngày trong giai đoạn đầu sau ghép và 60 g protein/ ngày trong giai đoạn sau. Nếu người bệnh muốn ăn thịt lợn nạc, thịt bò và trứng số lượng tương đương như sau: 100 g thịt lợn nạc (19 g protein); 100 g thịt bò (26 g protein) và 1 quả trứng vừa (06 g protein).
• Một số loại thực phẩm hạn chế ăn: Thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp...); Thịt nhiều mỡ (thịt bò mỡ, thịt lợn ba chỉ...); Nội tạng động vật (gan, thận, lòng...)
1739333255640.png

Các loại trái cây
Người bệnh sau ghép thận có thể ăn được tất cả các loại trái cây, tuy nhiên tuỳ theo từng người cần chú ý.
Bệnh nhân sau ghép thận khi ăn trái cây cần chú ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và bảo vệ chức năng thận ghép. Dưới đây là những điểm cần lưu ý hạn chế một số loại trái cây sau:
• Một số loại trái cây tương tác với thuốc như: bưởi, cam, quýt, chanh, nho...
• Trái cây chứa nhiều đường như: dưa hấu, xoài chín, nho, trái cây khô...
Các loại rau củ
Cũng như các loại thực phẩm khác, người bệnh sau ghép có thể ăn tất cả các loại rau củ, tuy nhiên cần chú ý hạn chế rau củ có hàm lượng muối, phospho cao như: khoai tây, rau củ đóng hộp và một số loại rau chế biến sẵn có thể chứa nhiều phospho.
1739333286151.png

Kết luận:
Thực phẩm cho người bệnh sau ghép tạng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ việc phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng. Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và lưu ý một số loại thực phẩm cần hạn hế. Đồng thời, việc tái khám theo dõi tình trạng sức khoẻ kết hợp tư vấn bác sĩ là yếu tố quan trọng để đảm bảo người bệnh có thể duy trì sức khoẻ ổn định lâu dài sau ghép tạng.

4. Tài liệu tham khảo
1. Hội ghép tạng Việt nam. Hướng dẫn ghép thận Việt nam. Nhà xuất bản Y học, 2017.
2. KDIGO. KDIGO clinical practice guideline for the care of kidney transplant recipients, 2009.
3. Stoler ST, Chan M, Chadban SJ. Nutrition in the Management of Kidney Transplant Recipients, 2023.

PGS. TS Lê Việt Thắng, BS. Nguyễn Minh Hiếu - Khoa Tuyển chọn - Chuẩn bị - Điều trị, Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện 103
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top