Thung lũng Silicon huyền thoại đang phải đối mặt với vấn nạn "kỹ sư ma" tưởng như chỉ có trong truyền thuyết

Khánh Vân
Khánh Vân
Phản hồi: 0

Khánh Vân

Writer
Silicon Valley – mảnh đất mơ ước của những ai đam mê công nghệ, nơi các lập trình viên thường được ví như "phù thủy" với mức lương triệu đô. Nhưng không phải ai trong số họ cũng đổ mồ hôi sôi nước mắt để tạo nên các sản phẩm vĩ đại. Theo thuật toán của Đại học Stanford, 1/10 kỹ sư ở đây mỗi ngày chẳng code nổi dòng nào nhưng vẫn sống khỏe với lương tiền tỷ. Họ là những "kỹ sư ma" – cái tên nghe kêu nhưng lại ám chỉ sự vô dụng đầy sáng tạo.

4c3268f93a9258aec5975ea792713c47077f3aa1-1024x1024_png_75.jpg

Thuật toán bóc trần "ma trận" hiệu suất


Nhà nghiên cứu Yegor Denisov-Blanch (từng là vận động viên cử tạ, không rõ môn này có liên quan gì đến việc "nâng tầm hiệu suất" không) đã phát triển một thuật toán độc đáo phân tích hơn 50.000 lập trình viên tại Silicon Valley. Kết quả khiến ai cũng phải bật cười: khoảng 9,5% kỹ sư phần mềm hầu như không đóng góp gì, năng suất chỉ đạt dưới 10% so với đồng nghiệp.

Denisov-Blanch nhấn mạnh ngành công nghiệp phần mềm giống như một "chiếc hộp đen". Không ai thực sự hiểu làm sao để đo lường hiệu quả. "Viết một dòng code phức tạp không được đánh giá cao bằng việc gõ ra cả nghìn dòng code đơn giản," ông giải thích.

maxresdefault-1732941293772-17329412947891037146847-1732956933494-173295693372964481093_jpg_75.jpg

9,5% hay con số lớn hơn?


Dù thuật toán nghe có vẻ hay ho, nhưng kết quả này lại khiến nhiều người đặt dấu hỏi. Nghiên cứu chỉ dựa trên các công ty tự nguyện tham gia, nên tỷ lệ 9,5% có thể thấp hơn thực tế. Ai mà biết, có khi cả "họ hàng" của các "kỹ sư ma" vẫn đang ung dung nhận lương.

Các công ty công nghệ từ lâu đã rơi vào vòng xoáy "tuyển ào, sa thải nhanh". Theo Paul Graham, đồng sáng lập Y Combinator, nhiều công ty sẵn sàng tuyển nhân sự "chỉ để trông đẹp đội hình" và để họ làm màu. Nhưng khi Elon Musk tiếp quản Twitter (giờ là X), ông nhanh chóng sa thải 80% nhân viên mà hệ thống vẫn chạy tốt. Kết luận: lương cao chưa chắc làm việc hiệu quả.

64aedbb68ed31300199ea82f_75.jpg


Trong đại dịch, làm việc từ xa là "đặc quyền thời Covid". Nhưng theo Musk, nếu không chịu lên văn phòng, chẳng lý do gì người đóng thuế phải trả tiền cho họ. Denisov-Blanch cũng nhận thấy các "kỹ sư ma" làm từ xa chiếm tỷ lệ cao hơn gấp đôi. Tuy nhiên, paradox thay, một số nhân viên năng suất nhất cũng làm việc từ xa.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, hiệu suất làm việc vẫn là bài toán hóc búa. Câu hỏi đặt ra: Silicon Valley nên tiếp tục nuôi dưỡng "kỹ sư ma", hay biến họ thành câu chuyện cười cho toàn ngành? Có lẽ, để trả lời, chúng ta cần một thuật toán khác – thuật toán tìm ra trái tim thực sự của nghề lập trình.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top