Thuốc chống lão hóa đầu tiên đang được phát triển như thế nào?

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Trong thế giới vi mô của cơ thể con người, không phải cái chết nào cũng là dấu chấm hết. Một số dạng chết tế bào, như apoptosis tức chết tế bào có lập trình thực chất lại là điều tốt. Nó giúp loại bỏ các tế bào hỏng, ngăn ngừa ung thư và giữ cho cơ thể vận hành trơn tru.

Nhưng ngược lại, hoại tử là một dạng chết tế bào không kiểm soát được. Tế bào sẽ phình to rồi vỡ tung, giải phóng các chất độc hại vào môi trường xung quanh, gây viêm, rối loạn di truyền, và có thể hình thành khối u. Quá trình này đã được chứng minh là liên quan đến nhiều bệnh tuổi già như Alzheimer, Parkinson, ung thư và đặc biệt là bệnh thận.

Một nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Nature Oncogene tháng 5/2025, đã làm rõ hơn vai trò của hoại tử trong bệnh thận căn bệnh ảnh hưởng đến gần 50% người trên 75 tuổi. Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Carina Kern CEO của công ty công nghệ sinh học LinkGevity dẫn đầu, đang thử nghiệm một loại "thuốc chống hoại tử" có thể mở ra hướng điều trị mới không chỉ cho bệnh thận mà còn cho cả quá trình lão hóa nói chung.

Hy vọng từ thuốc chống hoại tử​

Carina Kern không chỉ là nhà khoa học. Bà còn là người từng chứng kiến sự bất lực của y học hiện đại trước quá trình lão hóa khi bà ngoại của bà suy sụp sức khỏe mà các bác sĩ chỉ đơn giản nói: “Đó là lão hóa, không chữa được.” Chính ký ức đó đã thôi thúc bà đi tìm lời giải.
1753346159049.png

Khi làm việc tại Đại học Cambridge, Kern phát triển “Lý thuyết Sơ đồ” về lão hóa một mô hình mô phỏng các yếu tố cốt lõi gây suy giảm cơ thể theo thời gian. Một trong những “nút thắt” quan trọng nhất là hoại tử, đặc biệt do mất cân bằng nồng độ ion canxi một chất đóng vai trò như công tắc tín hiệu trong tế bào.

Dù đã biết đến hoại tử từ lâu, nhưng việc can thiệp vào quá trình này luôn được cho là quá phức tạp. Tuy nhiên, nhóm của Kern chứng minh rằng nếu tấn công đồng thời nhiều mục tiêu phân tử, có thể giảm tới 90% quá trình hoại tử trong ống nghiệm.

Trước mắt, nhóm sẽ tập trung vào bệnh thận nơi hoại tử ống thận cấp tính là nguyên nhân chính. So với các cơ quan khác, thận cho thấy dấu hiệu lão hóa rất rõ rệt, giúp rút ngắn thời gian thử nghiệm thuốc. Ngoài ra, thận cũng là cơ quan ghép tạng quan trọng bậc nhất, nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao trong danh sách chờ ghép.

Tiến sĩ Kieth Siew, đồng tác giả nghiên cứu và chuyên gia thận học tại Đại học College London, còn hợp tác với NASA để tìm hiểu cách bảo vệ thận của phi hành gia trước bức xạ không gian mở ra khả năng ứng dụng thuốc chống hoại tử cho các sứ mệnh lên sao Hỏa.

Dù còn nhiều nghi ngờ và thử thách phía trước, nhưng cả Kern và Siew đều tin rằng nếu thành công, thuốc chống hoại tử có thể là bước tiến lớn: biến lão hóa từ một thực tế phải chấp nhận thành một căn bệnh có thể điều trị. (Popsci)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL3RodW9jLWNob25nLWxhby1ob2EtZGF1LXRpZW4tZGFuZy1kdW9jLXBoYXQtdHJpZW4tbmh1LXRoZS1uYW8uNjU3MjAv
Top