Trạm Vũ trụ Quốc tế có 4 vết nứt và hàng chục điểm "đáng lo ngại" - làm sao để NASA khắc phục?

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Công cuộc khắc phục sự cố rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang được NASA và Nga tích cực triển khai, với việc xác định 50 "khu vực đáng lo ngại" và bốn vết nứt. Vụ rò rỉ hệ thống làm mát dự phòng, bắt đầu từ năm 2019 tại phân khu Nga của ISS, đã trở thành tâm điểm của báo cáo mới nhất từ Văn phòng Tổng Thanh tra (OIG) của NASA công bố vào tháng 9.

Theo tờ Washington Post, các quan chức NASA đang theo dõi sát sao 4 vết nứt và 50 "khu vực đáng lo ngại" khác trên ISS. NASA cho biết, các vết nứt "đều đã được Roscosmos che phủ bằng hỗn hợp keo dán và miếng vá" và việc sửa chữa vẫn đang tiếp diễn. Mặc dù vậy, khu vực rò rỉ được đánh giá ở mức rủi ro cao nhất, 5/5, theo đánh giá rủi ro nội bộ của NASA.

Để đảm bảo an toàn, các phi hành gia NASA đã được bố trí tại khu phức hợp quỹ đạo thuộc Mỹ, gần các phương tiện thoát hiểm, phòng trường hợp cần sơ tán khẩn cấp. Tuy nhiên, NASA liên tục khẳng định vụ rò rỉ không gây nguy hiểm trực tiếp cho phi hành gia.

Kể từ khi phát hiện lần đầu cách đây 5 năm, các biện pháp vá víu đã được thực hiện. Các quan chức cho biết, công việc sửa chữa đã giúp giảm lượng rò rỉ đáng kể, xuống còn khoảng một phần ba so với ban đầu. Dự kiến, ISS sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2030, phục vụ nhu cầu nhân sự của NASA và nghiên cứu quỹ đạo Trái đất thấp thương mại.

1730278455482.png


Theo hợp đồng ký kết với NASA đầu năm nay, SpaceX sẽ chế tạo tàu vũ trụ Dragon để đưa ISS ra khỏi quỹ đạo khi kết thúc sứ mệnh. OIG cho biết sẽ tiếp tục tìm hiểu về lịch trình, chi phí và rủi ro liên quan đến phương tiện mới này cũng như kế hoạch đưa ISS ra khỏi quỹ đạo. ISS, một tổ hợp công trình quốc tế gồm bảy module, dài 109 mét, hoạt động trên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Trạm vũ trụ này, với bệ nặng 460 tấn và phi hành đoàn thường trực, quay quanh Trái Đất ở độ cao hơn 400 km. Kích thước của nó gấp bốn lần trạm Mir của Nga và gấp năm lần Skylab của Mỹ.

Được khởi công xây dựng năm 1998, ISS hoàn thành vào năm 2011 với sự hợp tác của NASA, Roscosmos (Nga), Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Canada. Ban đầu, NASA và các đối tác dự kiến ISS hoạt động trong 15 năm. Tuy nhiên, thời gian sử dụng đã được kéo dài và đến nay, trạm vẫn là nơi tiến hành các nghiên cứu khoa học quan trọng.

Cho đến nay, ISS là minh chứng cho sự hợp tác toàn cầu thành công, với 273 người từ 21 quốc gia đã đặt chân đến phòng thí nghiệm trên trạm, thực hiện hàng nghìn nghiên cứu đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Gần đây, NASA thông báo ISS, sau 25 năm hoạt động, sẽ chính thức ngừng hoạt động vào năm 2031 và được đưa đến Point Nemo.

Nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực, Point Nemo còn được mệnh danh là "nơi cô đơn nhất trên Trái đất", "cực không thể tiếp cận". Vị trí này xa xôi đến mức phải mất nhiều ngày vượt qua 2.700km đại dương mới đến được mảnh đất gần nhất.

Với độ sâu hơn 4.000m, Point Nemo được đặt theo tên thuyền trưởng Nemo trong tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của Jules Verne. Từ những năm 1970, các chương trình không gian toàn cầu đã đưa gần 300 tàu vũ trụ ngừng hoạt động, bao gồm cả trạm vũ trụ và vệ tinh, xuống đại dương tại Point Nemo.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top