Thời nhà Trần nổi tiếng với hào khí Đông A và những chiến tích oanh liệt trên chiến trường. Thế nhưng, đây cũng là triều đại có vị vua duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam tử trận trên chiến trường khi đang trị vì. Người được nhắc đến là Trần Duệ Tông (1337 – 1377). Ông là vị vua thứ 10 của nhà Trần, tên thật Trần Kính.
Tháng 11/1372, Trần Duệ Tông được anh trai là Trần Nghệ Tông truyền ngôi. Từ lúc nắm quyền lực cai trị đất nước trong tay, ông thể hiện bản thân là người dũng cảm, quyết đoán và luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc. Trần Duệ Tông lúc nào cũng hừng hực khí thế chấn hưng Đại Việt. Điều đó được đánh giá cao, nhưng vô tình lại khiến vua phải bỏ mạng ở xứ người.
Năm 1376, chúa Chiêm là Chế Bồng Nga quấy nhiễu phía Nam Đại Việt. Bấy giờ Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình mang quân đi dẹp loạn. Thấy Đỗ Tử Bình, Chế Bồng Nga sợ hãi dâng 10 mâm vàng tạ lỗi. Nhưng sau khi nhận vàng, Đỗ Tử Bình lại giấu vua đút túi riêng, bịa chuyện Chế Bồng Nga vô lễ. Vua nghe xong tức giận, liền đích thân cầm quân đi đánh Chiêm Thành.
Đánh xong đồn lũy quân Chiêm, vua tôi nhà Trần vây đến thành Đồ Bàn. Lúc này quân Chiêm lập mưu cho người nói rằng Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất Đồ Bàn. Vua Trần Duệ Tông quyết định xông vào thành. Đại tướng Đỗ Lễ nghe vậy liền can ngăn vua vì chuyện này quá mạo hiểm. Ông đề xuất cho một biện sĩ mang thư vào thành Đồ Bàn hỏi tội Chế Bồng Nga để xem thực hư ra sao.
Thế nhưng, vua gạt đi và nói: “Ta mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi để vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu, thế là cơ trời giúp ta đó. Huống chi, nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn lòng dạ kháng cự. Ngươi chính là hạng đàn bà”.
Nói xong Trần Duệ Tông mang áo đàn bà cho Đỗ Lễ mặc, còn mình thì điều quân tiến thẳng vào thành Đồ Bàn. Ông không ngờ, chỉ khi vừa đến chân thành, quân Chiêm từ bốn phía bỗng tràn ra. Giữa tình thế hỗn loạn, quân Đại Việt vỡ trận đại bại, vua Trần Duệ Tông tử trận trong đám loạn quân. Trần Duệ Tông là vị vua duy nhất trong sử Việt tử trận khi đương quyền. Ông cũng là vị hoàng đế duy nhất tử trận khi đánh nhau với quân Chiêm Thành trong suốt 7 thế kỷ chiến tranh Việt – Chiêm.
Trận Đồ Bàn đánh dấu sự suy yếu trầm trọng của nhà Trần. Đại Việt từ thời điểm đó thế nước ngày càng kém, vua kế vị đều bị đánh giá là người vô tài. Thậm chí mỗi lần Chế Bồng Nga bắc tiến là một lần thượng hoàng Trần Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài.
Lại nói về Đỗ Tử Bình, sau khi sống sót trở về từ trận Đồ Bàn ấy, hắn bị bắt giam, cho vào xe tù đi rêu rao khắp đất nước. Hắn bị nhận chiếu trị tội, nhưng miễn tử hình mà chỉ bắt đi làm lính. Điều đáng nói, theo sử sách chép lại, không lâu sau đó Đỗ Tử Bình lại được phục chức như cũ.
5/1378, Chế Bồng Nga tiếp tục quấy nhiễu khu vực Nghệ An. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã phục chức cho Đỗ Tử Bình, cử hắn đi dẹp loạn. Nào ngờ lần này Đỗ Tử Bình bị Chế Bồng Nga đánh bại. Vua Chiêm có lần thứ ba tiến vào thành Thăng Long, bắt người, cướp của rồi rút về nước.
Tháng 11/1372, Trần Duệ Tông được anh trai là Trần Nghệ Tông truyền ngôi. Từ lúc nắm quyền lực cai trị đất nước trong tay, ông thể hiện bản thân là người dũng cảm, quyết đoán và luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc. Trần Duệ Tông lúc nào cũng hừng hực khí thế chấn hưng Đại Việt. Điều đó được đánh giá cao, nhưng vô tình lại khiến vua phải bỏ mạng ở xứ người.
Năm 1376, chúa Chiêm là Chế Bồng Nga quấy nhiễu phía Nam Đại Việt. Bấy giờ Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình mang quân đi dẹp loạn. Thấy Đỗ Tử Bình, Chế Bồng Nga sợ hãi dâng 10 mâm vàng tạ lỗi. Nhưng sau khi nhận vàng, Đỗ Tử Bình lại giấu vua đút túi riêng, bịa chuyện Chế Bồng Nga vô lễ. Vua nghe xong tức giận, liền đích thân cầm quân đi đánh Chiêm Thành.
Đánh xong đồn lũy quân Chiêm, vua tôi nhà Trần vây đến thành Đồ Bàn. Lúc này quân Chiêm lập mưu cho người nói rằng Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất Đồ Bàn. Vua Trần Duệ Tông quyết định xông vào thành. Đại tướng Đỗ Lễ nghe vậy liền can ngăn vua vì chuyện này quá mạo hiểm. Ông đề xuất cho một biện sĩ mang thư vào thành Đồ Bàn hỏi tội Chế Bồng Nga để xem thực hư ra sao.
Thế nhưng, vua gạt đi và nói: “Ta mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi để vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu, thế là cơ trời giúp ta đó. Huống chi, nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn lòng dạ kháng cự. Ngươi chính là hạng đàn bà”.
Nói xong Trần Duệ Tông mang áo đàn bà cho Đỗ Lễ mặc, còn mình thì điều quân tiến thẳng vào thành Đồ Bàn. Ông không ngờ, chỉ khi vừa đến chân thành, quân Chiêm từ bốn phía bỗng tràn ra. Giữa tình thế hỗn loạn, quân Đại Việt vỡ trận đại bại, vua Trần Duệ Tông tử trận trong đám loạn quân. Trần Duệ Tông là vị vua duy nhất trong sử Việt tử trận khi đương quyền. Ông cũng là vị hoàng đế duy nhất tử trận khi đánh nhau với quân Chiêm Thành trong suốt 7 thế kỷ chiến tranh Việt – Chiêm.
Trận Đồ Bàn đánh dấu sự suy yếu trầm trọng của nhà Trần. Đại Việt từ thời điểm đó thế nước ngày càng kém, vua kế vị đều bị đánh giá là người vô tài. Thậm chí mỗi lần Chế Bồng Nga bắc tiến là một lần thượng hoàng Trần Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài.
Lại nói về Đỗ Tử Bình, sau khi sống sót trở về từ trận Đồ Bàn ấy, hắn bị bắt giam, cho vào xe tù đi rêu rao khắp đất nước. Hắn bị nhận chiếu trị tội, nhưng miễn tử hình mà chỉ bắt đi làm lính. Điều đáng nói, theo sử sách chép lại, không lâu sau đó Đỗ Tử Bình lại được phục chức như cũ.
5/1378, Chế Bồng Nga tiếp tục quấy nhiễu khu vực Nghệ An. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã phục chức cho Đỗ Tử Bình, cử hắn đi dẹp loạn. Nào ngờ lần này Đỗ Tử Bình bị Chế Bồng Nga đánh bại. Vua Chiêm có lần thứ ba tiến vào thành Thăng Long, bắt người, cướp của rồi rút về nước.