Việc TSMC tuân theo yêu cầu cung cấp thông tin của Mỹ đã khiến sự tức giận và bất an ở Trung Quốc tăng lên. Nhiều người lo ngại Chính quyền Washington có thể sử dụng thông tin đó để trừng phạt Bắc Kinh, dù nhà sản xuất chip Đài Loan xác nhận sẽ không tiết lộ thông tin mật của khách hàng cho Chính phủ Mỹ.
TSMC, công ty quan trọng nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, mới đây đã tuyên bố sẽ “đáp ứng” yêu cầu thu thập thông tin của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với các công ty trong chuỗi cung ứng. Danh sách các công ty thực hiện điều này cũng còn có tên Samsung Electronics (Hàn Quốc) và Intel (Mỹ).
Vẫn chưa rõ TSMC sẽ cung cấp cụ thể thông tin nào cho Mỹ, nhưng công ty xác nhận sẽ không tiết lộ “thông tin bí mật” từ khách hàng, “sẽ không làm tổn hại đến quyền lại của khách hàng cũng như cổ đông của công ty”. Tuy nhiên, những lời hứa đó không thể xoa dịu các lo ngại của nhiều khách hàng.
Chính phủ Mỹ cho biết, yêu cầu của họ nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu và không có công ty Trung Quốc nào liên quan trực tiếp. Thế nhưng, động thái này lại gióng lên một hồi chuông cảnh báo ở Trung Quốc.
Trước đó, Xi Chen, một thành viên ủy ban học thuật tại Viện Hợp tác và Hiểu biết Toàn cầu của Đại học Bắc Kinh, cho biết những dữ liệu đó có thể giúp Washington áp các biện pháp trừng phạt lên nhiều công ty Trung Quốc.
Là xưởng đúc tiên tiến nhất thế giới, TSMC đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc trong việc đưa thiết kế chip cao cấp thành một sản phẩm silicon hoàn chỉnh. Quyết định tuân thủ các lệnh trừng phạt từ Mỹ đối với Huawei đã tàn phá nghiêm trọng bộ phận kinh doanh smartphone của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
TSMC cũng đã ngừng sản xuất những con chip cho Phytium Information Technology Co – 1 trong 7 tổ chức liên quan đến siêu máy tính của Trung Quốc, vốn cũng bị Mỹ đưa vào danh sách Entity List vào hồi tháng 4. Động thái đó đã giáng một đòn đau vào mục tiêu theo đuổi siêu máy tính của Trung Quốc.
Việc công ty Đài Loan tuân thủ yêu cầu của Mỹ gây ra nhiều lo ngại về “những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, đặc biệt trong trường hợp Mỹ thu thập được các dữ liệu liên quan đến sự lệ thuộc vào TSMC của Trung Quốc.
Một tài khoản trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) mô tả thỏa thuận chuyển giao thông tin này của TSMC là “quỳ gối trước Mỹ”. Bài đăng đó nhận được hơn 600 lượt thích. Trang PingWest (Trung Quốc) cho rằng dữ liệu mà TSMC bàn giao cho Mỹ có thể được sử dụng để “gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Trung Quốc đại lục”, dù không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.
Hiện chưa có bất kỳ cơ quan Chính phủ Trung Quốc nào đưa ra bình luận công khai về vấn đề TSMC cung cấp cho thông tin cho Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ - Gina Raimondo
Tính theo doanh thu vào hồi năm ngoái, TSMC hiện chiếm 54% thị trường đúc toàn cầu. Xưởng đúc lớn nhất nhất thế giới này hiện là trung tâm của chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu và những quyết định của họ có thể tác động sâu rộng đến toàn thế giới, trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gay gắt hơn.
Eric Tseng, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Isaiah Research có trụ sở tại Đài Loan cho biết: “Chúng tôi tin rằng TSMC, Samsung và những công ty bán dẫn khác có thể cung cấp thông tin không quá nhạy cảm để phản hồi cho yêu cầu của Chính phủ Mỹ.”
“Tuy nhiên, thông tin quan trọng liên quan đến quyền và bí mật thương mại của khách hàng, chẳng hạn như danh sách khách hàng, nội dung đơn đặt hàng và số lượng, sẽ được giữ bí mật để duy trì sự tin tưởng lâu dài giữa TSMC và khách hàng.”
Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu các công ty trong nước và nước ngoài trong chuỗi giá trị bán dẫn “tự nguyện” cung cấp thông tin về doanh số, lượng hàng tồn kho và chi tiết khách hàng của họ nhằm xác định những rủi ro đối với chuỗi cung ứng bán dẫn.
Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết, “chúng tôi có các công cụ khác trong hộp công cụ của mình để có thể yêu cầu họ cung cấp dữ liệu cho chúng tôi”, trong trường hợp những công ty không phản hồi trước hạn chót 08/11.
Các nhà sản xuất chip Intel, SK Hynix và Infineon, cũng như gã khổng lồ ô tô GM, đã xác nhận rằng họ sẽ hợp tác trên tinh thần tự nguyện, cung cấp dữ liệu về cuộc khủng hoảng bán dẫn cho Chính phủ Mỹ.
Theo tổng kết hàng năm, năm ngoái, 17% doanh thu của TSMC đến từ các khách hàng ở Trung Quốc đại lục, thấp hơn rất nhiều so với 62% từ những khách hàng đến từ Bắc Mỹ.
Nguồn: SCMP
Vẫn chưa rõ TSMC sẽ cung cấp cụ thể thông tin nào cho Mỹ, nhưng công ty xác nhận sẽ không tiết lộ “thông tin bí mật” từ khách hàng, “sẽ không làm tổn hại đến quyền lại của khách hàng cũng như cổ đông của công ty”. Tuy nhiên, những lời hứa đó không thể xoa dịu các lo ngại của nhiều khách hàng.
Chính phủ Mỹ cho biết, yêu cầu của họ nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu và không có công ty Trung Quốc nào liên quan trực tiếp. Thế nhưng, động thái này lại gióng lên một hồi chuông cảnh báo ở Trung Quốc.
Trước đó, Xi Chen, một thành viên ủy ban học thuật tại Viện Hợp tác và Hiểu biết Toàn cầu của Đại học Bắc Kinh, cho biết những dữ liệu đó có thể giúp Washington áp các biện pháp trừng phạt lên nhiều công ty Trung Quốc.
Là xưởng đúc tiên tiến nhất thế giới, TSMC đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc trong việc đưa thiết kế chip cao cấp thành một sản phẩm silicon hoàn chỉnh. Quyết định tuân thủ các lệnh trừng phạt từ Mỹ đối với Huawei đã tàn phá nghiêm trọng bộ phận kinh doanh smartphone của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
TSMC cũng đã ngừng sản xuất những con chip cho Phytium Information Technology Co – 1 trong 7 tổ chức liên quan đến siêu máy tính của Trung Quốc, vốn cũng bị Mỹ đưa vào danh sách Entity List vào hồi tháng 4. Động thái đó đã giáng một đòn đau vào mục tiêu theo đuổi siêu máy tính của Trung Quốc.
Việc công ty Đài Loan tuân thủ yêu cầu của Mỹ gây ra nhiều lo ngại về “những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, đặc biệt trong trường hợp Mỹ thu thập được các dữ liệu liên quan đến sự lệ thuộc vào TSMC của Trung Quốc.
Một tài khoản trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) mô tả thỏa thuận chuyển giao thông tin này của TSMC là “quỳ gối trước Mỹ”. Bài đăng đó nhận được hơn 600 lượt thích. Trang PingWest (Trung Quốc) cho rằng dữ liệu mà TSMC bàn giao cho Mỹ có thể được sử dụng để “gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Trung Quốc đại lục”, dù không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.
Hiện chưa có bất kỳ cơ quan Chính phủ Trung Quốc nào đưa ra bình luận công khai về vấn đề TSMC cung cấp cho thông tin cho Mỹ.
Tính theo doanh thu vào hồi năm ngoái, TSMC hiện chiếm 54% thị trường đúc toàn cầu. Xưởng đúc lớn nhất nhất thế giới này hiện là trung tâm của chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu và những quyết định của họ có thể tác động sâu rộng đến toàn thế giới, trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gay gắt hơn.
Eric Tseng, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Isaiah Research có trụ sở tại Đài Loan cho biết: “Chúng tôi tin rằng TSMC, Samsung và những công ty bán dẫn khác có thể cung cấp thông tin không quá nhạy cảm để phản hồi cho yêu cầu của Chính phủ Mỹ.”
“Tuy nhiên, thông tin quan trọng liên quan đến quyền và bí mật thương mại của khách hàng, chẳng hạn như danh sách khách hàng, nội dung đơn đặt hàng và số lượng, sẽ được giữ bí mật để duy trì sự tin tưởng lâu dài giữa TSMC và khách hàng.”
Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu các công ty trong nước và nước ngoài trong chuỗi giá trị bán dẫn “tự nguyện” cung cấp thông tin về doanh số, lượng hàng tồn kho và chi tiết khách hàng của họ nhằm xác định những rủi ro đối với chuỗi cung ứng bán dẫn.
Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết, “chúng tôi có các công cụ khác trong hộp công cụ của mình để có thể yêu cầu họ cung cấp dữ liệu cho chúng tôi”, trong trường hợp những công ty không phản hồi trước hạn chót 08/11.
Các nhà sản xuất chip Intel, SK Hynix và Infineon, cũng như gã khổng lồ ô tô GM, đã xác nhận rằng họ sẽ hợp tác trên tinh thần tự nguyện, cung cấp dữ liệu về cuộc khủng hoảng bán dẫn cho Chính phủ Mỹ.
Theo tổng kết hàng năm, năm ngoái, 17% doanh thu của TSMC đến từ các khách hàng ở Trung Quốc đại lục, thấp hơn rất nhiều so với 62% từ những khách hàng đến từ Bắc Mỹ.
Nguồn: SCMP