Ngọc Yến
Writer
Bắt đầu từ ngày 1/8, các thuê bao di động mới phát sinh phải thực hiện việc xác thực cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tiến hành đối soát dữ liệu SIM đang hoạt động, đảm bảo thông tin người đang sử dụng SIM thực tế là rõ ràng.
Đây là một trong các giải pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an trong việc kết nối giữ liệu để hạn chế tình trạng SIM rác, SIM không chính chủ.
Tính từ đầu tháng 8 đến nay, các thuê bao di động mới của nhà mạng Vinaphone đều phải cung cấp thông tin trên căn cước công dân gắn chip để kích hoạt. Ngoài ra, khoảng hơn 1 triệu dữ liệu của các thuê bao đang sử dụng đã được nhà mạng xác thực với tỷ lệ chính xác đạt hơn 90%.
"Doanh nghiệp viễn thông sẽ gửi các trường thông tin sang để xác thực với trung tâm dữ liệu dân cư. Khi có thông tin trả về là không chính xác, chúng tôi với trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải chuẩn hóa thông tin thuê bao", ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT - Vinaphone, cho biết.
Đối với khách hàng, khi thông tin không chính xác sẽ được thông báo để cập nhật lại, thông qua các điểm giao dịch của nhà mạng, hoặc làm online, trong trường hợp đặc biệt có thể được hỗ trợ cập nhật tại nhà.
"Trước đây, tình trạng tranh chấp SIM số đẹp, với thông tin chính xác, khách hàng không còn lo về vấn đề này nữa. Khi có thông tin chính xác sẽ giúp cho việc triển khai dịch vụ công được tốt hơn", ông Phạm Văn Nguyên, Trưởng ban chăm sóc khách hàng, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, đánh giá.
"Việc kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia là một bước làm cho thông tin thuê bao càng ngày càng chính xác và giảm thiểu việc sử dụng thông tin thuê bao không chính danh để thực hiện các hành vi như cuộc gọi rác, quảng cáo, thậm chí là cuộc gọi lừa đảo", ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho hay.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 74 triệu cuộc gọi rác, tăng 53% so với 6 tháng đầu năm 2021. Vì vậy, việc xác thực thông tin thuê bao di động với dữ liệu căn cước công dân gắn chip sẽ phần nào hạn chế được tình trạng này.
Đây là một trong các giải pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an trong việc kết nối giữ liệu để hạn chế tình trạng SIM rác, SIM không chính chủ.
"Doanh nghiệp viễn thông sẽ gửi các trường thông tin sang để xác thực với trung tâm dữ liệu dân cư. Khi có thông tin trả về là không chính xác, chúng tôi với trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải chuẩn hóa thông tin thuê bao", ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT - Vinaphone, cho biết.
Đối với khách hàng, khi thông tin không chính xác sẽ được thông báo để cập nhật lại, thông qua các điểm giao dịch của nhà mạng, hoặc làm online, trong trường hợp đặc biệt có thể được hỗ trợ cập nhật tại nhà.
"Trước đây, tình trạng tranh chấp SIM số đẹp, với thông tin chính xác, khách hàng không còn lo về vấn đề này nữa. Khi có thông tin chính xác sẽ giúp cho việc triển khai dịch vụ công được tốt hơn", ông Phạm Văn Nguyên, Trưởng ban chăm sóc khách hàng, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, đánh giá.
"Việc kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia là một bước làm cho thông tin thuê bao càng ngày càng chính xác và giảm thiểu việc sử dụng thông tin thuê bao không chính danh để thực hiện các hành vi như cuộc gọi rác, quảng cáo, thậm chí là cuộc gọi lừa đảo", ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho hay.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 74 triệu cuộc gọi rác, tăng 53% so với 6 tháng đầu năm 2021. Vì vậy, việc xác thực thông tin thuê bao di động với dữ liệu căn cước công dân gắn chip sẽ phần nào hạn chế được tình trạng này.