Trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, hình thức vay tiền trả góp online đang ngày một phổ biến nhưng song hành với những tiện ích mà loại hình dịch vụ này đem lại là những hệ luỵ vô cùng tai hại nếu người vay không tỉnh táo để rồi.
Theo nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng thì vay tiền online trả góp là hình thức vay mang lại nhiều ích lợi cho cả người đi vay lẫn người cho vay do mọi giao dịch, từ nộp hồ sơ đến duyệt vay, giải ngân và trả nợ đều diễn ra trên môi trường số. Tuy nhiên, trên thị trường tài chính cá nhân hiện nay, đa phần các dịch vụ vay tiền online không diễn ra theo xu hướng ấy.
Dù chưa có một con số thống kê chính thức nhưng không khó để nhận ra các tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính hay các chuỗi cầm đồ do nhà nước cấp phép tham gia thị trường cho vay online một cách khá dè dặt. Các ngân hàng thì chỉ cho khách hàng có điểm tín dụng tốt vay online, tức là vay mà không cần đến chi nhánh, PGD để hoàn tất hồ sơ. Với những khách hàng lần đầu vay tiền hoặc có điểm tín dụng không cao thì ngân hàng chỉ nhận hồ sơ theo hình thức online, sau đó vẫn yêu cầu khách đến tận nơi để hoàn tất thủ tục. Các công ty tài chính cũng có cách làm tương tự. Riêng các chuỗi cầm đồ, như F88, do đặc thù là cho vay cầm cố nên khách hàng chỉ có thể đăng ký vay online và vẫn phải mang tài sản đến tận nơi để thẩm định giá trị. Ưu điểm của các khoản vay online mà các tổ chức tín dụng này cung cấp là minh bạch, rõ ràng, từ hạn mức, thời gian vay, điều kiện vay đến lãi suất vay. Trong số đó, ngân hàng luôn được ưu tiên lớn nhất và chỉ khi không thể vay tại ngân hàng, người muốn vay mới tìm kiếm ở các địa chỉ khác.
Ngược lại, các cá nhân, tổ chức hoạt động cho vay trái phép mà xã hội quen gọi là tín dụng đen thì cho vay online một cách ồ ạt hơn. Hàng loạt các lời quảng cáo như “vay không cần thẩm định”, “vay không cần gặp mặt”, “vay online gấp”, “vay online trong một phút”... kèm theo một số hotline được dán ở khắp các bờ tường, cột điện như muốn mở ra một cơ hội vay dễ dàng. Nhưng ngay khi khách hàng nhận giải ngân, những rủi ro mới bắt đầu hiển hiện. Đầu tiên là mức lãi suất cao ngất ngưởng. Các đối tượng này có nhiều chiêu trò để che dấu mức lãi suất như tính lãi suất theo ngày ở mức 4.000đ - 5.000đ/triệu/ngày, tương đương khoảng 146% - 182%/năm, cao gấp nhiều nhiều lần mức lãi suất trên dưới 20%/năm của các ngân hàng và mức từ 35% - 55%/năm của các công ty tài chính cũng như các tiệm cầm đồ. Song hành với các khoản lãi suất “trên trời” ấy là những khoản phí, khoản phạt cũng ở mức “trên trời” như phí hỗ trợ giải ngân online, phí thẩm định hồ sơ online, phí xác minh thông tin người vay… Và khi tính tổng số tiền mà người vay phải trả thì lãi suất tín dụng đen lên tới ngưỡng cả nghìn %/năm. Nếu khách hàng không đồng ý, không chịu trả đủ số tiền đó, chúng sẽ dùng nhiều cách khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự, thậm chí là làm tổn hại sức khoẻ, thân thể khách hàng lẫn gia đình khách hàng.
Còn một số loại rủi ro khác, cũng xuất phát từ những lời quảng cáo vay tiền online. Thủ đoạn của các đối tượng này là mạo danh ngân hàng, công ty tài chính mời gọi người vay online. Khi có người ngỏ lời, chúng yêu cầu cung cấp rất hồ sơ cá nhân, giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc một số hoá đơn thanh toán đứng tên khách hàng. Vài ngày sau, chúng trả lời là hồ sơ không đủ tiêu chuẩn vay rồi chặn liên lạc. Thực tế, chúng sẽ thay đổi một số thông tin liên lạc trong hồ sơ rồi gửi đến các ngân hàng, công ty tài chính. Khi các tổ chức tín dụng duyệt vay, tiền sẽ được trả vào tài khoản của các đối tượng mà người bị lừa đảo không hề biết. Chỉ đến khi ngân hàng, công ty tài chính theo địa chỉ trong hồ sơ đến tận nhà nhắc nợ thì người muốn vay mới biết mình bị lừa. Hoặc cũng có trường hợp sau khi nhận hồ sơ, chúng yêu cầu người vay đóng trước một khoản tiền gọi là phí thẩm định hồ sơ và hứa khi nào giải ngân sẽ trả lại số tiền trên. Nhưng sau khi khách chuyển số tiền đó, chúng lập tức chặn liên lạc của khách và chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên. Kết cục, người muốn vay “mất cả chì lẫn chài”.
Vay tiền online không xấu, ngược lại, đó là giải pháp tài chính đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi tiếp cận hình thức vay này, người đi vay cần phải tỉnh táo lựa chọn đơn vị cho vay uy tín, phải tìm hiểu đặc tính các khoản vay mà những đơn vị này cung cấp và quan trọng nhất, phải tỉnh táo nhận diện những rủi ro có thể xảy ra. Có như vậy, vay tiền online mới thực sự trở thành giải pháp tài chính hữu ích với họ.
Theo nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng thì vay tiền online trả góp là hình thức vay mang lại nhiều ích lợi cho cả người đi vay lẫn người cho vay do mọi giao dịch, từ nộp hồ sơ đến duyệt vay, giải ngân và trả nợ đều diễn ra trên môi trường số. Tuy nhiên, trên thị trường tài chính cá nhân hiện nay, đa phần các dịch vụ vay tiền online không diễn ra theo xu hướng ấy.
Dù chưa có một con số thống kê chính thức nhưng không khó để nhận ra các tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính hay các chuỗi cầm đồ do nhà nước cấp phép tham gia thị trường cho vay online một cách khá dè dặt. Các ngân hàng thì chỉ cho khách hàng có điểm tín dụng tốt vay online, tức là vay mà không cần đến chi nhánh, PGD để hoàn tất hồ sơ. Với những khách hàng lần đầu vay tiền hoặc có điểm tín dụng không cao thì ngân hàng chỉ nhận hồ sơ theo hình thức online, sau đó vẫn yêu cầu khách đến tận nơi để hoàn tất thủ tục. Các công ty tài chính cũng có cách làm tương tự. Riêng các chuỗi cầm đồ, như F88, do đặc thù là cho vay cầm cố nên khách hàng chỉ có thể đăng ký vay online và vẫn phải mang tài sản đến tận nơi để thẩm định giá trị. Ưu điểm của các khoản vay online mà các tổ chức tín dụng này cung cấp là minh bạch, rõ ràng, từ hạn mức, thời gian vay, điều kiện vay đến lãi suất vay. Trong số đó, ngân hàng luôn được ưu tiên lớn nhất và chỉ khi không thể vay tại ngân hàng, người muốn vay mới tìm kiếm ở các địa chỉ khác.
Ngược lại, các cá nhân, tổ chức hoạt động cho vay trái phép mà xã hội quen gọi là tín dụng đen thì cho vay online một cách ồ ạt hơn. Hàng loạt các lời quảng cáo như “vay không cần thẩm định”, “vay không cần gặp mặt”, “vay online gấp”, “vay online trong một phút”... kèm theo một số hotline được dán ở khắp các bờ tường, cột điện như muốn mở ra một cơ hội vay dễ dàng. Nhưng ngay khi khách hàng nhận giải ngân, những rủi ro mới bắt đầu hiển hiện. Đầu tiên là mức lãi suất cao ngất ngưởng. Các đối tượng này có nhiều chiêu trò để che dấu mức lãi suất như tính lãi suất theo ngày ở mức 4.000đ - 5.000đ/triệu/ngày, tương đương khoảng 146% - 182%/năm, cao gấp nhiều nhiều lần mức lãi suất trên dưới 20%/năm của các ngân hàng và mức từ 35% - 55%/năm của các công ty tài chính cũng như các tiệm cầm đồ. Song hành với các khoản lãi suất “trên trời” ấy là những khoản phí, khoản phạt cũng ở mức “trên trời” như phí hỗ trợ giải ngân online, phí thẩm định hồ sơ online, phí xác minh thông tin người vay… Và khi tính tổng số tiền mà người vay phải trả thì lãi suất tín dụng đen lên tới ngưỡng cả nghìn %/năm. Nếu khách hàng không đồng ý, không chịu trả đủ số tiền đó, chúng sẽ dùng nhiều cách khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự, thậm chí là làm tổn hại sức khoẻ, thân thể khách hàng lẫn gia đình khách hàng.
Còn một số loại rủi ro khác, cũng xuất phát từ những lời quảng cáo vay tiền online. Thủ đoạn của các đối tượng này là mạo danh ngân hàng, công ty tài chính mời gọi người vay online. Khi có người ngỏ lời, chúng yêu cầu cung cấp rất hồ sơ cá nhân, giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc một số hoá đơn thanh toán đứng tên khách hàng. Vài ngày sau, chúng trả lời là hồ sơ không đủ tiêu chuẩn vay rồi chặn liên lạc. Thực tế, chúng sẽ thay đổi một số thông tin liên lạc trong hồ sơ rồi gửi đến các ngân hàng, công ty tài chính. Khi các tổ chức tín dụng duyệt vay, tiền sẽ được trả vào tài khoản của các đối tượng mà người bị lừa đảo không hề biết. Chỉ đến khi ngân hàng, công ty tài chính theo địa chỉ trong hồ sơ đến tận nhà nhắc nợ thì người muốn vay mới biết mình bị lừa. Hoặc cũng có trường hợp sau khi nhận hồ sơ, chúng yêu cầu người vay đóng trước một khoản tiền gọi là phí thẩm định hồ sơ và hứa khi nào giải ngân sẽ trả lại số tiền trên. Nhưng sau khi khách chuyển số tiền đó, chúng lập tức chặn liên lạc của khách và chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên. Kết cục, người muốn vay “mất cả chì lẫn chài”.
Vay tiền online không xấu, ngược lại, đó là giải pháp tài chính đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi tiếp cận hình thức vay này, người đi vay cần phải tỉnh táo lựa chọn đơn vị cho vay uy tín, phải tìm hiểu đặc tính các khoản vay mà những đơn vị này cung cấp và quan trọng nhất, phải tỉnh táo nhận diện những rủi ro có thể xảy ra. Có như vậy, vay tiền online mới thực sự trở thành giải pháp tài chính hữu ích với họ.