Vì sao chai nước ngọt không bao giờ đầy đến nắp? Có phải nhà sản xuất "ăn bớt"?

Khi nhìn vào chai nước ngọt, có thể bạn đã tự hỏi tại sao nhà sản xuất không đổ đầy đến nắp mà lại để khoảng trống. Thực tế, nó có liên quan đến áp suất khí trong chai.
Khi sản xuất nước ngọt đóng chai, nhà sản xuất thường làm dư thể tích bên trong để đảm bảo đựng đúng lượng nước theo tiêu chuẩn và thừa một khoảng trống dành cho sự co giãn không khí. Đây là một sự tính toán có chủ đích để tránh trường hợp nhiệt độ ở nơi bảo quản nước ngọt cao hơn nhiệt độ nơi sản xuất. Nếu nước được đổ đầy đến nắp, thì khi nhiệt độ môi trường tăng lên, thể tích nước nở ra sẽ gây vỡ chai, bật nắp, biến dạng vỏ.
Vì sao chai nước ngọt không bao giờ đầy đến nắp? Có phải nhà sản xuất ăn bớt?
Ngoài ra, khi chất lỏng nở ra nhưng bị nắp chai cản trở, áp lực lớn sẽ bị hình thành. Do đó nếu chai nước được đóng đầy, nắp sẽ bật ra, gây ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.
Nói tóm lại, vì tính chất đặc trưng của chất lỏng, các nhà sản xuất đã phải thực hiện những tính toán để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng. Nên đừng lo, bạn không hề bị "ăn bớt" đâu nhé!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top