VNR Content
Pearl
Trong bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, những màn so tài đấu trí giữa Khổng Minh và Chu Du luôn là điểm nhấn hấp dẫn, thu hút sự chú ý của độc giả. Một trong những giai thoại ấn tượng nhất chính là việc Khổng Minh sử dụng mưu kế khích tướng để thuyết phục Chu Du quyết tâm đối đầu với Tào Tháo.
Bối cảnh lúc bấy giờ, Tào Tháo liên tục giành được thắng lợi trong các trận chiến lớn, từ đánh bại Viên Thiệu ở Quan Độ, tiêu diệt bộ tộc Ô Hoàn, kiểm soát Kinh Châu, cho đến chiến thắng trước Lưu Bị tại Trường Bản. Về lực lượng, đại quân của Tào Tháo với khoảng 220.000 người hoàn toàn áp đảo liên quân Tôn-Lưu chỉ vỏn vẹn hơn 70.000. Trong tình thế chênh lệch đó, việc Tôn Quyền và Lưu Bị kết liên minh là điều tất yếu để có thể chống lại Tào Tháo.
Phe Tôn-Lưu thắng lợi ở trận Xích Bích
Khổng Minh, với tài hùng biện và mưu lược, đã đích thân đến Đông Ngô, dốc hết sức thuyết phục Tôn Quyền đồng ý liên kết với Thục Hán. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là việc ông đã nhắm đến Chu Du - vị đại đô đốc được Tôn Quyền hết sức tin tưởng và có ảnh hưởng lớn đến quyết định đối đầu Tào Tháo của Đông Ngô.
Khổng Minh đã khéo léo tìm hiểu về Chu Du thông qua những buổi tiệc rượu với Lỗ Túc. Khi biết được mỹ nhân Tiểu Kiều chính là phu nhân của Chu Du, ông liền chuẩn bị sẵn một bản sửa của bài thơ phú "Đài Đổng Tước" để thực hiện kế khích tướng.
Khổng Minh đã thành công với kế "khích tướng" để Chu Du quyết đánh Tào Tháo
Trong cuộc gặp đầu tiên, khi Chu Du bày tỏ ý định quy hàng Tào Tháo, Khổng Minh giả vờ tán thành và còn gợi ý Đông Ngô nên dâng Đại Kiều và Tiểu Kiều để tránh họa binh đao. Ông đọc bản sửa bài phú "Đài Đổng Tước", ám chỉ Tào Tháo muốn cướp vợ của Chu Du nên mới đánh chiếm Đông Ngô. Trước những lời lẽ đó, Chu Du - một người có lòng tự trọng cao, đã nổi giận, rút gươm chỉ về phương Bắc mà thề không chung trời với Tào Tháo. Khổng Minh mỉm cười đắc ý sau quạt lông, biết rằng kế khích tướng đã thành công.
Là người đa đoan đề phòng trong chuyện công nhưng lại mềm yếu, dễ mất tự chủ trong chuyện tề gia. Đó là lý do vì sao Chu Du dễ dàng bị trúng kế khích tướng từ lời Khổng Minh.
Sau khi Chu Du nhiệt thành vận động và phân tích, Tôn Quyền cuối cùng đã quyết định liên kết với Thục Hán, cùng chung tay đối phó với Tào Tháo. Kết quả là trong trận Xích Bích lịch sử, liên quân Tôn-Lưu đã giành chiến thắng vang dội trước đại quân Tào Ngụy. Thắng lợi này không chỉ giúp Tôn Quyền và Lưu Bị củng cố vị thế ở hai bờ Trường Giang, mà còn ngăn chặn tham vọng mở rộng thế lực xuống phía Nam của Tào Tháo, tạo tiền đề cho sự ra đời của hai nước Thục Hán và Đông Ngô về sau.
Bối cảnh lúc bấy giờ, Tào Tháo liên tục giành được thắng lợi trong các trận chiến lớn, từ đánh bại Viên Thiệu ở Quan Độ, tiêu diệt bộ tộc Ô Hoàn, kiểm soát Kinh Châu, cho đến chiến thắng trước Lưu Bị tại Trường Bản. Về lực lượng, đại quân của Tào Tháo với khoảng 220.000 người hoàn toàn áp đảo liên quân Tôn-Lưu chỉ vỏn vẹn hơn 70.000. Trong tình thế chênh lệch đó, việc Tôn Quyền và Lưu Bị kết liên minh là điều tất yếu để có thể chống lại Tào Tháo.
Khổng Minh, với tài hùng biện và mưu lược, đã đích thân đến Đông Ngô, dốc hết sức thuyết phục Tôn Quyền đồng ý liên kết với Thục Hán. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là việc ông đã nhắm đến Chu Du - vị đại đô đốc được Tôn Quyền hết sức tin tưởng và có ảnh hưởng lớn đến quyết định đối đầu Tào Tháo của Đông Ngô.
Khổng Minh đã khéo léo tìm hiểu về Chu Du thông qua những buổi tiệc rượu với Lỗ Túc. Khi biết được mỹ nhân Tiểu Kiều chính là phu nhân của Chu Du, ông liền chuẩn bị sẵn một bản sửa của bài thơ phú "Đài Đổng Tước" để thực hiện kế khích tướng.
Trong cuộc gặp đầu tiên, khi Chu Du bày tỏ ý định quy hàng Tào Tháo, Khổng Minh giả vờ tán thành và còn gợi ý Đông Ngô nên dâng Đại Kiều và Tiểu Kiều để tránh họa binh đao. Ông đọc bản sửa bài phú "Đài Đổng Tước", ám chỉ Tào Tháo muốn cướp vợ của Chu Du nên mới đánh chiếm Đông Ngô. Trước những lời lẽ đó, Chu Du - một người có lòng tự trọng cao, đã nổi giận, rút gươm chỉ về phương Bắc mà thề không chung trời với Tào Tháo. Khổng Minh mỉm cười đắc ý sau quạt lông, biết rằng kế khích tướng đã thành công.
Sau khi Chu Du nhiệt thành vận động và phân tích, Tôn Quyền cuối cùng đã quyết định liên kết với Thục Hán, cùng chung tay đối phó với Tào Tháo. Kết quả là trong trận Xích Bích lịch sử, liên quân Tôn-Lưu đã giành chiến thắng vang dội trước đại quân Tào Ngụy. Thắng lợi này không chỉ giúp Tôn Quyền và Lưu Bị củng cố vị thế ở hai bờ Trường Giang, mà còn ngăn chặn tham vọng mở rộng thế lực xuống phía Nam của Tào Tháo, tạo tiền đề cho sự ra đời của hai nước Thục Hán và Đông Ngô về sau.