Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Từ nhiều năm nay cứ vào mùa đông, môi trường không khí Hà Nội lại thường xuyên ô nhiễm ở mức cao, với chỉ số bụi mịn luôn ở mức có hại cho sức khỏe.
Hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội vào mùa đông
Sáng 14/11, theo Cổng thông tin quan trắc chất lượng không khí của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, tất cả các điểm quan trắc trên địa bàn thủ đô đều có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu ở ngưỡng cảnh báo cam hoặc đỏ, có hại cho sức khỏe.
Chất lượng không khí sáng 14/11 tại điểm quan trắc ở Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm
Cụ thể, tại điểm quan trắc ở Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm vào sáng 14/11, ô nhiễm không khí được cảnh báo ở mức đỏ với chỉ số AQI 163. Đây là mức ô nhiễm không khí được Hà Nội khuyến nghị là giảm các hoạt động mạnh ở ngoài trời, tránh thể dục kéo dài và nghỉ ngơi nhiều hơn trong nhà. Riêng nhóm người nhạy cảm nên ở trong nhà, tránh hoạt động ngoài trời và nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang đạt chuẩn.
Theo kết quả từ ứng dụng IQAir, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng thứ 3 thế giới vào ngày 14/11, chỉ sau thành phố Lahore của Pakistan và Delhi của Ấn Độ. Chỉ số bụi mịn PM2.5 của Hà Nội sáng ngày 14/11 đạt tới 99,2 µm/m3. Đây là mức bụi mịn rất cao bởi theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ số bụi mịn PM2.5 dưới 35 µm/m3 mới là mức không gây hại cho sức khỏe.
Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng 3 thế giới sáng ngày 14/11
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội?
Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị có tới 70% bắt nguồn từ khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy. Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu ô tô; gần 7 triệu mô tô và xe gắn máy đang lưu hành. Trong đó, có nhiều xe cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông trong thành phố. Bên cạnh đó, chất lượng nhiều tuyến đường không được cải tạo, sửa chữa làm cho xe cộ đi lại thay đổi tốc độ tạo nên bụi, khí thải sinh ra nhiều hơn
Xây dựng đóng một vai trò quan trọng cũng như các hộ gia đình đốt lửa để nấu ăn. Có thể bạn chưa biết, đốt lửa sinh ra nhiều bụi mịn. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ từ các cánh đồng đã thu hoạch ở các khu vực bao quanh Hà Nội tạo ra khói chứa nhiều bụi mịn.
Tình trạng nghịch nhiệt, tức là độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn ở Hà Nội vào mùa đông cũng khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn. Trong quá trình diễn ra nghịch nhiệt, bụi mịn không thoát lên cao được mà lơ lửng ở tầng thấp, tạo thành một lớp mờ đục. Thêm vào đó, trong những ngày trời hanh khô, độ ẩm ở Hà Nội chỉ từ 35% đến dưới 50%, càng khiến bụi bẩn lưu lại trong không khí.
Hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội vào mùa đông
Sáng 14/11, theo Cổng thông tin quan trắc chất lượng không khí của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, tất cả các điểm quan trắc trên địa bàn thủ đô đều có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu ở ngưỡng cảnh báo cam hoặc đỏ, có hại cho sức khỏe.
Chất lượng không khí sáng 14/11 tại điểm quan trắc ở Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm
Cụ thể, tại điểm quan trắc ở Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm vào sáng 14/11, ô nhiễm không khí được cảnh báo ở mức đỏ với chỉ số AQI 163. Đây là mức ô nhiễm không khí được Hà Nội khuyến nghị là giảm các hoạt động mạnh ở ngoài trời, tránh thể dục kéo dài và nghỉ ngơi nhiều hơn trong nhà. Riêng nhóm người nhạy cảm nên ở trong nhà, tránh hoạt động ngoài trời và nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang đạt chuẩn.
Theo kết quả từ ứng dụng IQAir, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng thứ 3 thế giới vào ngày 14/11, chỉ sau thành phố Lahore của Pakistan và Delhi của Ấn Độ. Chỉ số bụi mịn PM2.5 của Hà Nội sáng ngày 14/11 đạt tới 99,2 µm/m3. Đây là mức bụi mịn rất cao bởi theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ số bụi mịn PM2.5 dưới 35 µm/m3 mới là mức không gây hại cho sức khỏe.
Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng 3 thế giới sáng ngày 14/11
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội?
Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị có tới 70% bắt nguồn từ khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy. Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu ô tô; gần 7 triệu mô tô và xe gắn máy đang lưu hành. Trong đó, có nhiều xe cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông trong thành phố. Bên cạnh đó, chất lượng nhiều tuyến đường không được cải tạo, sửa chữa làm cho xe cộ đi lại thay đổi tốc độ tạo nên bụi, khí thải sinh ra nhiều hơn
Xây dựng đóng một vai trò quan trọng cũng như các hộ gia đình đốt lửa để nấu ăn. Có thể bạn chưa biết, đốt lửa sinh ra nhiều bụi mịn. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ từ các cánh đồng đã thu hoạch ở các khu vực bao quanh Hà Nội tạo ra khói chứa nhiều bụi mịn.
Tình trạng nghịch nhiệt, tức là độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn ở Hà Nội vào mùa đông cũng khiến cho tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn. Trong quá trình diễn ra nghịch nhiệt, bụi mịn không thoát lên cao được mà lơ lửng ở tầng thấp, tạo thành một lớp mờ đục. Thêm vào đó, trong những ngày trời hanh khô, độ ẩm ở Hà Nội chỉ từ 35% đến dưới 50%, càng khiến bụi bẩn lưu lại trong không khí.