Nhung Phan
Intern Writer
Thế giới đang chia đôi vì AI: Ai nắm trung tâm dữ liệu, người đó nắm quyền lực? Châu Phi, Nam Mỹ, thậm chí cả Ấn Độ, đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua quyền lực trí tuệ nhân tạo toàn cầu, liệu chúng ta có còn cơ hội san bằng khoảng cách này?
Vào một ngày ở Texas, CEO của OpenAI, Sam Altman, đội mũ bảo hộ, mang ủng và mặc áo phản quang để khảo sát một trong những dự án dữ liệu tham vọng nhất thế giới: trung tâm AI trị giá 60 tỷ USD (khoảng 1,5 nghìn tỷ VNĐ), to hơn cả Công viên Trung tâm ở New York.
Cùng lúc đó, tại một phòng học cải tạo ở Argentina, giáo sư Nicolás Wolovick phải vật lộn với vài con chip AI cũ kỹ trong nỗ lực duy trì trung tâm điện toán khiêm tốn của mình. Sự đối lập không chỉ dừng ở câu chuyện. Nó là bức tranh thu nhỏ về cuộc chia cắt toàn cầu đang diễn ra giữa những quốc gia có quyền truy cập vào sức mạnh tính toán, và phần còn lại của thế giới.
Hiện nay, chỉ có 32 quốc gia sở hữu các trung tâm dữ liệu AI quy mô lớn, chủ yếu tập trung ở Bắc bán cầu. Hơn 150 quốc gia còn lại gần như không có gì. Và điều này đang vẽ lại bản đồ địa chính trị.
Nicolás Wolovick, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Cordoba ở Argentina. "Chúng ta đang thua", ông nói. Ảnh: Sarah Pabst cho tờ New York Times
Bộ xử lý đồ họa Nvidia H100. Ảnh: Marlena Sloss/Bloomberg
Mỹ và Trung Quốc kiểm soát phần lớn các trung tâm điện toán AI trên thế giới. Các công ty Mỹ như Microsoft, Amazon, Google và OpenAI đang rót hơn 300 tỷ đô la (khoảng 7,8 triệu tỷ VNĐ) vào các trung tâm mới. Trong khi đó, ở Kenya hay Argentina, các nhà nghiên cứu phải thuê lại năng lực tính toán từ xa, với chi phí cao, tốc độ chậm và sự lệ thuộc vào luật pháp, thị trường và ý chí của các ông lớn công nghệ.
Một nhà sáng lập AI tại Kenya thậm chí chia sẻ: “Chúng tôi phải tranh thủ xử lý vào buổi sáng sớm, khi dân code Mỹ còn ngủ. Đó là cách duy nhất để có tốc độ truyền tải tạm ổn.”
Hình ảnh: Một số công ty kiểm soát điện toán AI. Các ô hiển thị tổng số vùng khả dụng cho AI do mỗi công ty cung cấp, một số liệu được các nhà nghiên cứu sử dụng làm thước đo cho các trung tâm dữ liệu AI.
Chính quyền Mỹ và Trung Quốc đang tận dụng lợi thế này để gây ảnh hưởng: dùng hạn chế xuất khẩu chip, tạo các thỏa thuận đổi công nghệ lấy quyền tiếp cận thị trường. Ở Trung Đông, Đông Nam Á, các quốc gia đang trở thành “chiến địa mềm” trong cuộc đấu trí công nghệ giữa hai siêu cường.
Ở Đông Nam Á, các ông lớn như Amazon, Alibaba, Google, TikTok đều đang ào ạt xây dựng trung tâm dữ liệu tại Malaysia, Singapore. Nhưng dù có “đặt cọc” vào lãnh thổ bạn, thì con chip vẫn là của họ.
Kate Kallot, người sáng lập Amini, một công ty khởi nghiệp về AI, tại văn phòng công ty ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Natalia Jidovanu cho tờ New York Times
Một startup tên Cassava tại châu Phi đang xây trung tâm dữ liệu trị giá 500 triệu USD (khoảng 13 nghìn tỷ VNĐ), với sự hỗ trợ từ Nvidia và Google. Dù vậy, họ thừa nhận: trung tâm này chỉ đáp ứng được 10-20% nhu cầu khu vực.
Ở châu Phi, nơi điện vẫn còn chập chờn, chuyện xây trung tâm dữ liệu không chỉ là bài toán kỹ thuật, mà là cả bài toán sinh tồn của tương lai số.
Ảnh chụp từ trên không về quá trình xây dựng đang diễn ra tại một cơ sở hạ tầng AI là dự án hợp tác giữa OpenAI, SoftBank và Oracle tại Abilene, Texas. Ảnh: Daniel Cole/Reuters
Sự bất bình đẳng về sức mạnh tính toán còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sáng tạo AI bản địa. Hệ thống AI phổ biến hiện nay thông minh nhất với tiếng Anh, tiếng Trung, không phải ngẫu nhiên, mà vì chúng được huấn luyện bởi các quốc gia có năng lực tính toán khổng lồ. Vậy còn tiếng Việt, tiếng Swahili hay Quechua thì sao?
Một chuyên gia nói: "Khi bạn không thể tiếp cận đủ tài nguyên để huấn luyện mô hình ngôn ngữ cho chính cộng đồng của mình, bạn đang bị gạt ra ngoài cuộc chơi."(NYTIMES)
Vào một ngày ở Texas, CEO của OpenAI, Sam Altman, đội mũ bảo hộ, mang ủng và mặc áo phản quang để khảo sát một trong những dự án dữ liệu tham vọng nhất thế giới: trung tâm AI trị giá 60 tỷ USD (khoảng 1,5 nghìn tỷ VNĐ), to hơn cả Công viên Trung tâm ở New York.
Cùng lúc đó, tại một phòng học cải tạo ở Argentina, giáo sư Nicolás Wolovick phải vật lộn với vài con chip AI cũ kỹ trong nỗ lực duy trì trung tâm điện toán khiêm tốn của mình. Sự đối lập không chỉ dừng ở câu chuyện. Nó là bức tranh thu nhỏ về cuộc chia cắt toàn cầu đang diễn ra giữa những quốc gia có quyền truy cập vào sức mạnh tính toán, và phần còn lại của thế giới.

Quyền lực số: Không chỉ là phần mềm, mà là… phần cứng
Tâm điểm của mọi hệ thống AI hiện đại là những GPU – bộ xử lý đồ họa, sản xuất bởi một vài hãng lớn (chủ yếu là Nvidia) và cần đặt trong trung tâm dữ liệu hạng nặng, ngốn hàng tỷ đô và rất nhiều điện, nước. Chỉ những nước có hạ tầng đủ mạnh và túi tiền đủ sâu mới chen chân vào được.
Nicolás Wolovick, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Cordoba ở Argentina. "Chúng ta đang thua", ông nói. Ảnh: Sarah Pabst cho tờ New York Times

Bộ xử lý đồ họa Nvidia H100. Ảnh: Marlena Sloss/Bloomberg
Một nhà sáng lập AI tại Kenya thậm chí chia sẻ: “Chúng tôi phải tranh thủ xử lý vào buổi sáng sớm, khi dân code Mỹ còn ngủ. Đó là cách duy nhất để có tốc độ truyền tải tạm ổn.”
Khi AI trở thành tài nguyên chiến lược, ai kiểm soát được, người đó thắng
Nếu trước đây dầu mỏ là nguồn tài nguyên chiến lược, thì giờ đây, GPU và trung tâm dữ liệu là yếu tố định hình quyền lực số. Việc kiểm soát sức mạnh tính toán giờ không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà là chủ quyền quốc gia.
Hình ảnh: Một số công ty kiểm soát điện toán AI. Các ô hiển thị tổng số vùng khả dụng cho AI do mỗi công ty cung cấp, một số liệu được các nhà nghiên cứu sử dụng làm thước đo cho các trung tâm dữ liệu AI.
Chính quyền Mỹ và Trung Quốc đang tận dụng lợi thế này để gây ảnh hưởng: dùng hạn chế xuất khẩu chip, tạo các thỏa thuận đổi công nghệ lấy quyền tiếp cận thị trường. Ở Trung Đông, Đông Nam Á, các quốc gia đang trở thành “chiến địa mềm” trong cuộc đấu trí công nghệ giữa hai siêu cường.
Ở Đông Nam Á, các ông lớn như Amazon, Alibaba, Google, TikTok đều đang ào ạt xây dựng trung tâm dữ liệu tại Malaysia, Singapore. Nhưng dù có “đặt cọc” vào lãnh thổ bạn, thì con chip vẫn là của họ.
Khoảng cách ngày càng rộng, nhưng vẫn có người nỗ lực đảo chiều
Các nước như Ấn Độ, Brazil, châu Âu và một số quốc gia châu Phi đã bắt đầu rót tiền công để đuổi theo. Ấn Độ trợ cấp mô hình AI bằng tiếng Hindi. Brazil cam kết 4 tỷ USD cho AI. EU chi 200 tỷ euro (khoảng 6,18 triệu tỷ VNĐ) để giảm phụ thuộc Mỹ.
Kate Kallot, người sáng lập Amini, một công ty khởi nghiệp về AI, tại văn phòng công ty ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Natalia Jidovanu cho tờ New York Times
Ở châu Phi, nơi điện vẫn còn chập chờn, chuyện xây trung tâm dữ liệu không chỉ là bài toán kỹ thuật, mà là cả bài toán sinh tồn của tương lai số.

Ảnh chụp từ trên không về quá trình xây dựng đang diễn ra tại một cơ sở hạ tầng AI là dự án hợp tác giữa OpenAI, SoftBank và Oracle tại Abilene, Texas. Ảnh: Daniel Cole/Reuters
Một chuyên gia nói: "Khi bạn không thể tiếp cận đủ tài nguyên để huấn luyện mô hình ngôn ngữ cho chính cộng đồng của mình, bạn đang bị gạt ra ngoài cuộc chơi."(NYTIMES)