Vì sao Netflix lại phát hành game? Liệu họ có cạnh tranh với Sony, Microsoft?

nhhgiap

Pearl
Nhắc đến ngành công nghiệp gaming, chúng ta sẽ nhớ ngay đến những cái tên như Sony, Microsoft, Nintendo, EA, Ubisoft, Activision Blizzard, Valve,... Gần đây, Netflix tuyên bố chính thức nhảy vào mảng game. Vậy tại sao 1 dịch vụ streaming video lại phát hành game ? Liệu có phải muốn cạnh tranh với Sony, Microsoft?

Netflix nhảy vào làm game​

Vào đầu mùa hè năm nay, Netflix thông báo trò chơi điện tử sẽ là mục tiêu đầu tư tiếp theo của hãng, nhiều người cho rằng đây là quyết định mạo hiểm. Tháng trước, công ty đã mua lại nhà phát triển trò chơi Night School Studio, số tiền chi trả cho thương vụ này không được tiết lộ.
Ý tưởng mở rộng của Netflix không mới, trước đó gã khổng lồ Amazon đã đổ hàng hàng trăm triệu USD vào mảng game. Sau nhiều thất bại ê chề, cuối cùng họ đã thành công với trò chơi trực tuyến có tên New World.

Vì sao Netflix lại phát hành game? Liệu họ có cạnh tranh với Sony, Microsoft?
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã trở thành một trong những hình thức giải trí phổ biến và sinh lợi nhất trên thế giới. Theo Newzoo, một nhóm nghiên cứu thị trường, doanh thu toàn cầu của trò chơi điện tử đạt gần 178 tỷ USD vào năm ngoái, thậm chí nhiều chuyên gia dự đoán nó sẽ còn vượt qua 200 tỷ USD vào năm 2023.
Nhưng dù sao, đây vẫn là một thị trường khó chơi. Những trò chơi bom tấn như Minecraft hoặc Fortnite đều phải trải qua hàng nghìn lần thất bại. Netflix hy vọng tận dụng thành công của những chương trình truyền hình như Stranger Things để tạo ra trò chơi ăn khách. Tuy nhiên, để một trò chơi thực sự kiếm được lợi nhuận, cái tên hay không đủ mà còn cần sự phát triển của cơ sở hạ tầng và nhân viên.
Thực tế, nhiều hãng đã phải lựa chọn rời khỏi đường đua vì không xoay sở được. Disney, công ty giải trí nổi tiếng toàn cầu, đã đóng cửa studio trò chơi của mình vào năm 2016 và chuyển sang mô hình cấp phép. Trước khi New World ra đời, Amazon cũng đưa ra nhiều chiến lược đầu tư như mua lại dịch vụ phát video trực tuyến Twitch với giá gần 1 tỷ USD, ra mắt dịch vụ cloud gaming Luna. Có thời điểm, họ phải hủy hoặc kết thúc ít nhất 4 dự án video game.


Vì sao Netflix lại phát hành game? Liệu họ có cạnh tranh với Sony, Microsoft?
Netflix muốn dùng game để giữ chân người dùng

Mục đích thật sự của Netflix​

Các nhà sản xuất trò chơi lâu đời như Nintendo, Sony và Microsoft đều kiếm tiền từ việc bán game và console. Những trò chơi di động miễn phí như Roblox Fortnite thu lợi nhuận từ việc bán vật phẩm trong game. Kế hoạch của Netflix là bổ sung nhiều trò chơi miễn phí để thu hút càng nhiều người đăng ký hơn.
Điểm thú vị có thể không nằm ở việc tạo ra trò chơi. Khi Apple và Google bán và phân phối trò chơi từ kho ứng dụng, họ lấy phí giao dịch tới 30% cho mỗi lượt bán của một ứng dụng. Vì vậy, không có gì lạ khi nhà sản xuất trò chơi lâu đời quan tâm đến người mua trung gian hơn người mới tham gia.
Đối với Amazon và Netflix, việc thêm trò chơi vào nền tảng của họ có thể thu hút nhiều người đăng ký hơn hoặc đơn giản là giữ chân người dùng hiện tại. Sau khi lượng người dùng bất ngờ tăng vọt do dịch bệnh thì trong quý 2 vừa qua, Netflix đã giảm 430.000 người đăng ký ở Mỹ và Canada. Báo cáo quý 3 cho thấy hãng đã khắc phục được tình hình. Netflix đã từng nói trong “nền kinh tế sức chú ý”, họ luôn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trò chơi điện tử cũng như dịch vụ phát trực tuyến khác.

Nguồn:
Financial Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top