The Kings
Writer
Vì yêu con thứ mà phế ngôi thái tử của con trưởng, Đinh Tiên Hoàng có biết đâu như thế là làm hại con, gây ra thảm họa anh giết em chấn động hoàng tộc Việt Nam một thời.
Đinh Tiên Hoàng tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), sau khi đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, ông đã lên ngôi lập ra triều đại nhà Đinh, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nước ta trong thời đại độc lập, tự chủ.
Ca ngợi những công tích của vị vua mở đầu nền chính thống này, đến nay người dân Hoa Lư vẫn lưu truyền trong câu ca: “Đặt ra có ngũ có dinh/Có quân túc vệ, có thành tứ vi/Trên thì bảo điện uy nghi/Bên ngoài lại sẵn đan trì, nghi môn”. Còn trước đó, sách Việt giám thông khảo tổng luận ghi: "Vua bình được 12 sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi,… sáng chế triều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy, kể về mặt dẹp giặc phá địch thì công to lắm”.
Trong bộ quốc sử đầu tiên được soạn thời Trần là Đại Việt sử ký, nhà sử học Lê Văn Hưu đã viết: “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà 12 sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống”.
Tuy nhiên, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, "Vua Đinh Tiên Hoàng tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng... song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay!". Vậy, sự thật là như thế nào?
Sử sách chép rằng, Đinh Tiên Hoàng có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Trong đó, con cả Đinh Liễn là người cùng vua cha đánh dẹp 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh. Năm Mậu Thìn 968, khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi thì Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương.
Năm Nhâm Thân (972), Nam Việt Vương Liễn được cử đi sứ sang nhà Tống. Năm ấy, nhà Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương, còn Nam Việt Vương Liễn thì được nhà Tống phong làm Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, An Nam đô hộ. Đến năm Ất Hợi (975), nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng Tam ti, Kiểm hiệu Thái sư, Giao Chỉ quận vương. Kể từ đó, mọi việc giao tiếp với sứ giả Trung Quốc, Đinh Tiên Hoàng đều ủy thác hết cho Đinh Liễn.
Tóm lại, Đinh Liễn là người từng trải, có công lao, có năng lực và cũng có cả uy tín. Quyền kế vị ngôi Hoàng đế của Đinh Liễn kể như đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, mọi chuyện đang bình thường bỗng trở nên rắc rối bởi sự kiện xảy ra vào đầu mùa xuân năm Mậu Dần (978), Đinh Tiên Hoàng bỗng dưng quyết định lập người con trai còn nhỏ là Hạng Lang làm Thái tử và Đinh Toàn làm Vệ Vương. Điều này cũng có nghĩa là quyền kế vị ngôi vua của Đinh Liễn không còn nữa. Cơn thịnh nộ của Liễn bắt đầu.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa xuân năm Kỷ Mão (979), Nam Việt Vương Đinh Liễn giết chết Hoàng thái tử Hạng Lang. Đinh Liễn là con trưởng của Nhà vua, thuở hàn vi từng chịu đựng gian khổ, khi thiên hạ được thái bình, ý Vua cũng muốn truyền ngôi cho, bèn phong làm Nam Việt Vương. Liễn lại cũng từng chịu mệnh và nhận tước vị của nhà Tống ban cho. Nhưng về sau, vua sinh được người con trai nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, bèn lập Hạng Lang làm Thái tử. Đinh Liễn bất bình, liền sai người lập mưu giết đi”.
Cũng theo sử sách, sau tội ác tày trời này, Đinh Liễn được vua cha khoan hồng, nhưng để chuộc lại phần nào lỗi lầm, Nam Việt Vương đã dựng nhiều cột viết những bài tụng kinh Phật ở kinh đô Hoa Lư tỏ ý ân hận. Phần lạc khoản trên các cột kinh là những lời sám hối của ông. Lạc khoản có đoạn: "... Cơ sự đã đến nông nỗi chém giết nhau này, thật hối hận, bèn xin dựng một trăm tòa kinh báu dâng Phật cầu cho vong hồn em trai đã mất và các vong linh gia tiên được giải thoát khỏi sự bắt bớ tra hỏi nơi địa ngục...".
Bàn về quyết định thương con thứ, phế con trưởng của Vua Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Khắc Thuần đã viết trong iệt sử giai thoại: Phế Nam Việt Vương để lập Hạng Lang làm Thái tử, hẳn nhiên việc làm của Đinh Tiên Hoàng là sai. Bấy giờ, truyền ngôi cho con trưởng vẫn được coi là đại sự của Đế vương, là việc lớn của nước nhà. Đinh Tiên Hoàng không làm như vậy, thế là trong cái sai, còn có thêm cái sai nữa. Lập Hạng Lang làm Thái tử, Đinh Tiên Hoàng thực sự đã ban ơn riêng cho người mình yêu quý, nhưng cũng thực sự xúc phạm đến trăm họ đương thời. Lẽ đâu, người giữ ngôi chí tôn, người chịu trọng trách điều khiển vận mệnh quốc gia lại là một cậu bé! Tiếc thay, Đinh Tiên Hoàng, người dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đủ để được hào kiệt đương thời tôn làm Vạn Thắng Vương, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và sâu sắc để quyết đoán đúng đắn những vấn đề ngỡ như rất bình thường của chính sự.
Nguyễn Khắc Thuần cũng cho rằng, cái sai của Đinh Tiên Hoàng là gốc của mọi sự sai, nhưng chẳng phải vì thế mà có ai đồng tình với hành động ******* của Đinh Liễn. Giết người là tội chẳng thể dung tha, giết em ruột để giành ngôi thì lại càng không thể dung tha hơn nữa. Công một thời chẳng thể bù cho tội một lúc...
Trước đó, sử thần Ngô Sĩ Liên từng nhận xét: “Truyền ngôi cho con trưởng là đạo thường của muôn đời, bỏ đạo ấy mà không có biến loạn thì quả là chưa bao giờ nghe vậy. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái tử, nhưng trước hết phải chọn người có công, nếu con trưởng ác đức thì phải phế bỏ đi rồi sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng, người xưa cũng từng làm. Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, từng có công lao, chưa thấy có lỗi. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, tưởng thế là thỏa tình yêu quý, nào có biết đâu như thế là làm hại con. Còn như Đinh Liễn giết em, nhẫn tâm đến thế thì rõ là thiên đạo và nhân luân đều mất hết, tức là tự chuốc họa thiệt thân, lại còn liên lụy đến cha nữa (chỉ việc về sau, hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại), há chẳng rùng rợn lắm sao? Nếu không như vậy thì tội đại ác của Đỗ Thích (kẻ giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn) vì đâu mà có?...
Hiện, Vua Đinh Tiên Hoang cùng các con Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang được thờ ở đền Vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử
Đinh Tiên Hoàng tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), sau khi đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, ông đã lên ngôi lập ra triều đại nhà Đinh, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nước ta trong thời đại độc lập, tự chủ.
Ca ngợi những công tích của vị vua mở đầu nền chính thống này, đến nay người dân Hoa Lư vẫn lưu truyền trong câu ca: “Đặt ra có ngũ có dinh/Có quân túc vệ, có thành tứ vi/Trên thì bảo điện uy nghi/Bên ngoài lại sẵn đan trì, nghi môn”. Còn trước đó, sách Việt giám thông khảo tổng luận ghi: "Vua bình được 12 sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi,… sáng chế triều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy, kể về mặt dẹp giặc phá địch thì công to lắm”.
Trong bộ quốc sử đầu tiên được soạn thời Trần là Đại Việt sử ký, nhà sử học Lê Văn Hưu đã viết: “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà 12 sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống”.
Tuy nhiên, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, "Vua Đinh Tiên Hoàng tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng... song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay!". Vậy, sự thật là như thế nào?
Sử sách chép rằng, Đinh Tiên Hoàng có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Trong đó, con cả Đinh Liễn là người cùng vua cha đánh dẹp 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh. Năm Mậu Thìn 968, khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi thì Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương.
Năm Nhâm Thân (972), Nam Việt Vương Liễn được cử đi sứ sang nhà Tống. Năm ấy, nhà Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương, còn Nam Việt Vương Liễn thì được nhà Tống phong làm Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, An Nam đô hộ. Đến năm Ất Hợi (975), nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng Tam ti, Kiểm hiệu Thái sư, Giao Chỉ quận vương. Kể từ đó, mọi việc giao tiếp với sứ giả Trung Quốc, Đinh Tiên Hoàng đều ủy thác hết cho Đinh Liễn.
Tóm lại, Đinh Liễn là người từng trải, có công lao, có năng lực và cũng có cả uy tín. Quyền kế vị ngôi Hoàng đế của Đinh Liễn kể như đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, mọi chuyện đang bình thường bỗng trở nên rắc rối bởi sự kiện xảy ra vào đầu mùa xuân năm Mậu Dần (978), Đinh Tiên Hoàng bỗng dưng quyết định lập người con trai còn nhỏ là Hạng Lang làm Thái tử và Đinh Toàn làm Vệ Vương. Điều này cũng có nghĩa là quyền kế vị ngôi vua của Đinh Liễn không còn nữa. Cơn thịnh nộ của Liễn bắt đầu.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa xuân năm Kỷ Mão (979), Nam Việt Vương Đinh Liễn giết chết Hoàng thái tử Hạng Lang. Đinh Liễn là con trưởng của Nhà vua, thuở hàn vi từng chịu đựng gian khổ, khi thiên hạ được thái bình, ý Vua cũng muốn truyền ngôi cho, bèn phong làm Nam Việt Vương. Liễn lại cũng từng chịu mệnh và nhận tước vị của nhà Tống ban cho. Nhưng về sau, vua sinh được người con trai nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, bèn lập Hạng Lang làm Thái tử. Đinh Liễn bất bình, liền sai người lập mưu giết đi”.
Cũng theo sử sách, sau tội ác tày trời này, Đinh Liễn được vua cha khoan hồng, nhưng để chuộc lại phần nào lỗi lầm, Nam Việt Vương đã dựng nhiều cột viết những bài tụng kinh Phật ở kinh đô Hoa Lư tỏ ý ân hận. Phần lạc khoản trên các cột kinh là những lời sám hối của ông. Lạc khoản có đoạn: "... Cơ sự đã đến nông nỗi chém giết nhau này, thật hối hận, bèn xin dựng một trăm tòa kinh báu dâng Phật cầu cho vong hồn em trai đã mất và các vong linh gia tiên được giải thoát khỏi sự bắt bớ tra hỏi nơi địa ngục...".
Bàn về quyết định thương con thứ, phế con trưởng của Vua Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Khắc Thuần đã viết trong iệt sử giai thoại: Phế Nam Việt Vương để lập Hạng Lang làm Thái tử, hẳn nhiên việc làm của Đinh Tiên Hoàng là sai. Bấy giờ, truyền ngôi cho con trưởng vẫn được coi là đại sự của Đế vương, là việc lớn của nước nhà. Đinh Tiên Hoàng không làm như vậy, thế là trong cái sai, còn có thêm cái sai nữa. Lập Hạng Lang làm Thái tử, Đinh Tiên Hoàng thực sự đã ban ơn riêng cho người mình yêu quý, nhưng cũng thực sự xúc phạm đến trăm họ đương thời. Lẽ đâu, người giữ ngôi chí tôn, người chịu trọng trách điều khiển vận mệnh quốc gia lại là một cậu bé! Tiếc thay, Đinh Tiên Hoàng, người dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đủ để được hào kiệt đương thời tôn làm Vạn Thắng Vương, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và sâu sắc để quyết đoán đúng đắn những vấn đề ngỡ như rất bình thường của chính sự.
Nguyễn Khắc Thuần cũng cho rằng, cái sai của Đinh Tiên Hoàng là gốc của mọi sự sai, nhưng chẳng phải vì thế mà có ai đồng tình với hành động ******* của Đinh Liễn. Giết người là tội chẳng thể dung tha, giết em ruột để giành ngôi thì lại càng không thể dung tha hơn nữa. Công một thời chẳng thể bù cho tội một lúc...
Trước đó, sử thần Ngô Sĩ Liên từng nhận xét: “Truyền ngôi cho con trưởng là đạo thường của muôn đời, bỏ đạo ấy mà không có biến loạn thì quả là chưa bao giờ nghe vậy. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái tử, nhưng trước hết phải chọn người có công, nếu con trưởng ác đức thì phải phế bỏ đi rồi sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng, người xưa cũng từng làm. Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, từng có công lao, chưa thấy có lỗi. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, tưởng thế là thỏa tình yêu quý, nào có biết đâu như thế là làm hại con. Còn như Đinh Liễn giết em, nhẫn tâm đến thế thì rõ là thiên đạo và nhân luân đều mất hết, tức là tự chuốc họa thiệt thân, lại còn liên lụy đến cha nữa (chỉ việc về sau, hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại), há chẳng rùng rợn lắm sao? Nếu không như vậy thì tội đại ác của Đỗ Thích (kẻ giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn) vì đâu mà có?...
Hiện, Vua Đinh Tiên Hoang cùng các con Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang được thờ ở đền Vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử