myle.vnreview
Writer
Sản lượng ôtô nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, giữa lúc xe nhập khẩu đang có dấu hiệu áp đảo xe lắp ráp ở thị trường trong nước.
Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 6, Việt Nam ước tính đã nhập khẩu thành công 16.000 ôtô nguyên chiếc với giá trị kim ngạch đạt 307 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm, ôtô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam ước đạt 74.716 xe với tổng giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,547 tỷ USD.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5, Indonesia và Thái Lan vẫn đang là 2 quốc gia cung cấp nhiều ôtô ngoại nhập nhất cho khách hàng Việt Nam. Cụ thể, đã có tổng cộng 26.233 ôtô nguyên chiếc cập cảng Việt Nam từ Indonesia trong 5 tháng đầu năm với giá trị kim ngạch đạt trên 380 triệu USD.
Trong cùng kỳ, Thái Lan đã hoàn tất xuất khẩu 18.495 ôtô nguyên chiếc sang thị trường Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 357 triệu USD. Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng cộng 11.869 ôtô nguyên chiếc có nguồn gốc Trung Quốc đã hoàn tất nhập khẩu vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, giá trị kim ngạch ở mức xấp xỉ 373 triệu USD.
Indonesia là quốc gia cung cấp ôtô nhập khẩu nhiều nhất cho thị trường Việt Nam. Ảnh: Đan Thanh.
Sự gia tăng về lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trong giai đoạn gần đây nhiều khả năng chịu ảnh hưởng từ sức mua tốt của nhóm xe này tại thị trường Việt Nam. Theo báo cáo do Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) công bố, tháng 5 đã là kỳ báo cáo thứ hai liên tiếp ghi nhận lượng tiêu thụ ôtô nhập khẩu vượt trội doanh số nhóm xe lắp ráp.
Thậm chí, khoảng cách về doanh số giữa xe nhập khẩu với xe lắp ráp cũng đã tăng từ 384 xe hồi tháng 4 lên thành 1.824 xe ghi nhận ở tháng vừa rồi. Đây cũng chỉ mới là lần thứ 2 trong vòng 4 năm trở lại đây thị trường Việt Nam chứng kiến cán cân doanh số nghiêng về nhóm ôtô nhập khẩu trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp.
Hiện, nhóm đầu bảng thống kê doanh số của toàn thị trường ôtô Việt Nam đang ghi nhận nhiều cái tên nhập khẩu từ nước ngoài. Nổi bật nhất có lẽ là Mitsubishi Xpander khi trong tổng số 6.537 xe bán ra sau 5 tháng đầu năm thì có đến 5.936 xe Xpander được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Bên cạnh đó, top 10 ôtô bán chạy nhất Việt Nam sau 5 tháng đầu năm còn có sự góp mặt của một số cái tên được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài bao gồm Ford Everest (3.612 xe sau 5 tháng), Mitsubishi Xforce (2.942 xe) hay Toyota Yaris Cross với 2.939 xe từ đầu năm.
Sức hút không nhỏ từ nhóm xe nhập khẩu tại thị trường ôtô Việt Nam đang khiến cán cân doanh số so với xe lắp ráp có sự thay đổi đáng kể. Thậm chí, sự chuyển dịch về xu hướng mua sắm của khách hàng Việt dường như đang khiến sản lượng ôtô nội địa chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Lũy kế từ đầu năm, ước tính đã có khoảng 144.000 ôtô nội địa xuất xưởng từ các nhà máy trong nước. Như vậy, sản lượng ôtô nội địa sau 2 quý đầu năm nay đã thấp hơn khoảng 3% so với số liệu từng ghi nhận ở cùng kỳ của năm 2023.
Như đề cập phía trên, nhóm xe nội địa đang tỏ ra khá yếu thế tại thị trường ôtô Việt Nam khi tổng doanh số đã thua kém nhóm xe nhập khẩu trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp. Các mẫu xe lắp ráp từng được khách hàng Việt ưa chuộng như Toyota Vios, Hyundai Accent hay Mazda CX-5 đang chưa thể tìm được một vị trí tốt trong bảng thống kê doanh số.
Hyundai Accent gần như đã nằm ngoài cuộc đua cho vị trí bán chạy nhất toàn thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2024. Ảnh: TC Motor.
Tính đến hết tháng 5, doanh số lũy kế của nhóm xe nội địa đang tạm thời ở mức 54.887 xe, trong khi tổng lượng tiêu thụ từ đầu năm của nhóm xe nhập khẩu đang là 53.422 xe. Khoảng cách về doanh số là khá mong manh và nếu xe nhập khẩu tiếp đà tăng trưởng như hiện nay, nhiều khả năng ôtô lắp ráp trong nước sẽ chính thức thất thế trên thị trường Việt khi báo cáo tháng 6 được công bố.
Hiện, thị trường xe Việt đang trông chờ đợt giảm phí trước bạ tiếp theo dành cho ôtô lắp ráp, dự kiến bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến hết tháng đầu tiên của năm 2025. Đây được xem là cơ hội để kích thích sức mua thị trường, giúp nhóm xe sản xuất trong nước tìm lại đà tăng trưởng doanh số giữa bối cảnh nhiều mẫu xe nhập khẩu đang sở hữu sức bán tương đối tốt.
Nguồn: Phúc Hậu/Znews
Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 6, Việt Nam ước tính đã nhập khẩu thành công 16.000 ôtô nguyên chiếc với giá trị kim ngạch đạt 307 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm, ôtô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam ước đạt 74.716 xe với tổng giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,547 tỷ USD.
Xe nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy so với nửa đầu năm ngoái, nhóm hàng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam đã tăng trưởng 5,3% về lượng nhưng sụt giảm gần 7% về giá trị kim ngạch.Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5, Indonesia và Thái Lan vẫn đang là 2 quốc gia cung cấp nhiều ôtô ngoại nhập nhất cho khách hàng Việt Nam. Cụ thể, đã có tổng cộng 26.233 ôtô nguyên chiếc cập cảng Việt Nam từ Indonesia trong 5 tháng đầu năm với giá trị kim ngạch đạt trên 380 triệu USD.
Trong cùng kỳ, Thái Lan đã hoàn tất xuất khẩu 18.495 ôtô nguyên chiếc sang thị trường Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 357 triệu USD. Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng cộng 11.869 ôtô nguyên chiếc có nguồn gốc Trung Quốc đã hoàn tất nhập khẩu vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, giá trị kim ngạch ở mức xấp xỉ 373 triệu USD.
Indonesia là quốc gia cung cấp ôtô nhập khẩu nhiều nhất cho thị trường Việt Nam. Ảnh: Đan Thanh.
Sự gia tăng về lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trong giai đoạn gần đây nhiều khả năng chịu ảnh hưởng từ sức mua tốt của nhóm xe này tại thị trường Việt Nam. Theo báo cáo do Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) công bố, tháng 5 đã là kỳ báo cáo thứ hai liên tiếp ghi nhận lượng tiêu thụ ôtô nhập khẩu vượt trội doanh số nhóm xe lắp ráp.
Thậm chí, khoảng cách về doanh số giữa xe nhập khẩu với xe lắp ráp cũng đã tăng từ 384 xe hồi tháng 4 lên thành 1.824 xe ghi nhận ở tháng vừa rồi. Đây cũng chỉ mới là lần thứ 2 trong vòng 4 năm trở lại đây thị trường Việt Nam chứng kiến cán cân doanh số nghiêng về nhóm ôtô nhập khẩu trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp.
Hiện, nhóm đầu bảng thống kê doanh số của toàn thị trường ôtô Việt Nam đang ghi nhận nhiều cái tên nhập khẩu từ nước ngoài. Nổi bật nhất có lẽ là Mitsubishi Xpander khi trong tổng số 6.537 xe bán ra sau 5 tháng đầu năm thì có đến 5.936 xe Xpander được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Bên cạnh đó, top 10 ôtô bán chạy nhất Việt Nam sau 5 tháng đầu năm còn có sự góp mặt của một số cái tên được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài bao gồm Ford Everest (3.612 xe sau 5 tháng), Mitsubishi Xforce (2.942 xe) hay Toyota Yaris Cross với 2.939 xe từ đầu năm.
Sức hút không nhỏ từ nhóm xe nhập khẩu tại thị trường ôtô Việt Nam đang khiến cán cân doanh số so với xe lắp ráp có sự thay đổi đáng kể. Thậm chí, sự chuyển dịch về xu hướng mua sắm của khách hàng Việt dường như đang khiến sản lượng ôtô nội địa chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Xe lắp ráp giảm sản lượng
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ước tính đã có khoảng 27.200 ôtô các loại được hoàn thành sản xuất, lắp ráp từ các dây chuyền nội địa. So với năm ngoái, sản lượng ôtô nội địa trong tháng cuối quý II đã giảm hơn 6%.Lũy kế từ đầu năm, ước tính đã có khoảng 144.000 ôtô nội địa xuất xưởng từ các nhà máy trong nước. Như vậy, sản lượng ôtô nội địa sau 2 quý đầu năm nay đã thấp hơn khoảng 3% so với số liệu từng ghi nhận ở cùng kỳ của năm 2023.
Như đề cập phía trên, nhóm xe nội địa đang tỏ ra khá yếu thế tại thị trường ôtô Việt Nam khi tổng doanh số đã thua kém nhóm xe nhập khẩu trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp. Các mẫu xe lắp ráp từng được khách hàng Việt ưa chuộng như Toyota Vios, Hyundai Accent hay Mazda CX-5 đang chưa thể tìm được một vị trí tốt trong bảng thống kê doanh số.
Hyundai Accent gần như đã nằm ngoài cuộc đua cho vị trí bán chạy nhất toàn thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2024. Ảnh: TC Motor.
Tính đến hết tháng 5, doanh số lũy kế của nhóm xe nội địa đang tạm thời ở mức 54.887 xe, trong khi tổng lượng tiêu thụ từ đầu năm của nhóm xe nhập khẩu đang là 53.422 xe. Khoảng cách về doanh số là khá mong manh và nếu xe nhập khẩu tiếp đà tăng trưởng như hiện nay, nhiều khả năng ôtô lắp ráp trong nước sẽ chính thức thất thế trên thị trường Việt khi báo cáo tháng 6 được công bố.
Hiện, thị trường xe Việt đang trông chờ đợt giảm phí trước bạ tiếp theo dành cho ôtô lắp ráp, dự kiến bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến hết tháng đầu tiên của năm 2025. Đây được xem là cơ hội để kích thích sức mua thị trường, giúp nhóm xe sản xuất trong nước tìm lại đà tăng trưởng doanh số giữa bối cảnh nhiều mẫu xe nhập khẩu đang sở hữu sức bán tương đối tốt.
Nguồn: Phúc Hậu/Znews