Tập đoàn VNPT vừa công bố doanh thu của năm 2024 dự tính đạt 58.540 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ đạt 41.995 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 của VNPT đạt 6.086 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 4.565 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2024, VNPT nộp ngân sách nhà nước 5.484 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn đạt 8,35%, trong đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu công ty mẹ là 6,5%, tăng 29,5% so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo tập đoàn VNPT, con số tăng trưởng doanh thu 7% khiêm tốn nhưng “đặc biệt đáng quý” trong bối cảnh thị trường ngày càng nhiều thách thức với nhiều thay đổi về chính sách quản lý thị trường, chính sách ngừng phát triển SIM mới qua đại lý và đầu tư chi tiêu công cho các dự án chuyển đổi số có dấu hiệu chậm lại. Với những áp lực này, việc VNPT vừa hoàn thành được các trọng trách của một trong những tập đoàn công nghệ chủ lực của quốc gia, vừa đảm bảo giữ vững hoạt động sản xuất và kinh doanh là một thành tựu không nhỏ.
Trong năm qua, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực cho mạng 4G, VNPT đã chính thức khai trương VinaPhone 5G. Đến thời điểm này, mạng 5G của Vinaphone đã phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước, tập trung vào các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội như trung tâm hành chính quận/huyện, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, trường học, bệnh viện và khu du lịch.
Năm qua, một số lĩnh vực mới của VNPT đã có tăng trưởng đáng ghi nhận. Lĩnh vực an toàn thông tin tăng trưởng 58% so với cùng kỳ và đạt chứng chỉ CREST cho sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin, một trong những chứng chỉ uy tín ít doanh nghiệp, tổ chức đạt được. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng tăng trưởng 60% so với cùng kỳ với các sản phẩm nổi bật như camera AI cho thành phố thông minh và GenAI trong phân tích tổng đài chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, VNPT cũng đã đưa vào triển khai kinh doanh hệ sinh thái nông nghiệp số toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các khách hàng từ chính quyền đến doanh nghiệp, HTX, nông hộ… trên 2 nền tảng là AIMS và VNPT Green.
Trong năm 2024, VNPT định hướng, quy hoạch và phát triển các sản phẩm chiến lược trọng tâm (di động, Smart Home, MyTV, các sản phẩm dịch vụ/ hệ sinh thái số doanh nghiệp) thích ứng thị trường và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, như: VNPT eKYC dựa trên nền tảng AI đạt 1 tỷ request tại Việt Nam; khai trương hệ sinh thái VNPT Cloud toàn diện, cung cấp đa dạng dịch vụ từ lớp nền tảng đến lớp hạ tầng, phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Đồng thời, VNPT cũng tiếp tục chiến lược hợp tác và đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, các UBND Tỉnh/TP và các tập đoàn/Tổng công ty lớn để xây dựng các nền tảng giải pháp chuyển đổi số mang tầm quốc gia. Xác định dữ liệu quốc gia là một trong các trọng tâm của chính phủ số, VNPT đã triển khai tích hợp, liên thông dữ liệu toàn diện cho hệ sinh thái OneGov; nâng cấp hệ thống CSDL Quốc gia về dân cư, hệ thống CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; triển khai Kho dữ liệu, các CSDL chuyên ngành: đất đai, Y tế, Giáo dục, An sinh xã hội, Xây dựng, Công thương, Văn hóa thể thao du lịch,.... VNPT đã tham gia cung cấp các giải pháp đáp ứng 31/44 mô hình điểm của Đề án 06/CP.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 của VNPT đạt 6.086 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 4.565 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2024, VNPT nộp ngân sách nhà nước 5.484 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn đạt 8,35%, trong đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu công ty mẹ là 6,5%, tăng 29,5% so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo tập đoàn VNPT, con số tăng trưởng doanh thu 7% khiêm tốn nhưng “đặc biệt đáng quý” trong bối cảnh thị trường ngày càng nhiều thách thức với nhiều thay đổi về chính sách quản lý thị trường, chính sách ngừng phát triển SIM mới qua đại lý và đầu tư chi tiêu công cho các dự án chuyển đổi số có dấu hiệu chậm lại. Với những áp lực này, việc VNPT vừa hoàn thành được các trọng trách của một trong những tập đoàn công nghệ chủ lực của quốc gia, vừa đảm bảo giữ vững hoạt động sản xuất và kinh doanh là một thành tựu không nhỏ.
Trong năm qua, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực cho mạng 4G, VNPT đã chính thức khai trương VinaPhone 5G. Đến thời điểm này, mạng 5G của Vinaphone đã phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước, tập trung vào các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội như trung tâm hành chính quận/huyện, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, trường học, bệnh viện và khu du lịch.
Năm qua, một số lĩnh vực mới của VNPT đã có tăng trưởng đáng ghi nhận. Lĩnh vực an toàn thông tin tăng trưởng 58% so với cùng kỳ và đạt chứng chỉ CREST cho sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin, một trong những chứng chỉ uy tín ít doanh nghiệp, tổ chức đạt được. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng tăng trưởng 60% so với cùng kỳ với các sản phẩm nổi bật như camera AI cho thành phố thông minh và GenAI trong phân tích tổng đài chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, VNPT cũng đã đưa vào triển khai kinh doanh hệ sinh thái nông nghiệp số toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các khách hàng từ chính quyền đến doanh nghiệp, HTX, nông hộ… trên 2 nền tảng là AIMS và VNPT Green.
Trong năm 2024, VNPT định hướng, quy hoạch và phát triển các sản phẩm chiến lược trọng tâm (di động, Smart Home, MyTV, các sản phẩm dịch vụ/ hệ sinh thái số doanh nghiệp) thích ứng thị trường và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, như: VNPT eKYC dựa trên nền tảng AI đạt 1 tỷ request tại Việt Nam; khai trương hệ sinh thái VNPT Cloud toàn diện, cung cấp đa dạng dịch vụ từ lớp nền tảng đến lớp hạ tầng, phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Đồng thời, VNPT cũng tiếp tục chiến lược hợp tác và đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, các UBND Tỉnh/TP và các tập đoàn/Tổng công ty lớn để xây dựng các nền tảng giải pháp chuyển đổi số mang tầm quốc gia. Xác định dữ liệu quốc gia là một trong các trọng tâm của chính phủ số, VNPT đã triển khai tích hợp, liên thông dữ liệu toàn diện cho hệ sinh thái OneGov; nâng cấp hệ thống CSDL Quốc gia về dân cư, hệ thống CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; triển khai Kho dữ liệu, các CSDL chuyên ngành: đất đai, Y tế, Giáo dục, An sinh xã hội, Xây dựng, Công thương, Văn hóa thể thao du lịch,.... VNPT đã tham gia cung cấp các giải pháp đáp ứng 31/44 mô hình điểm của Đề án 06/CP.