80 triệu người dùng Zalo và những hoài nghi về bảo mật chưa có hồi kết


Vào đầu tháng 8/2017, Zalo công bố ứng dụng OTT này đã cán mốc 80 triệu người dùng sau 10 năm ra mắt tại Việt Nam. Bên cạnh thành tựu về lượng người dùng thì vẫn còn đó những nỗi lo về bảo mật của ứng dụng này sau những lùm xùm về xuất xứ mã nguồn của Zalo cũng như các nhà đầu tư Trung Quốc đứng sau nó.

Được phát triển và ra đời vào năm 2007 sau thất bại của Zing Chat (bị kết liễu vào năm 2008), Zalo đã dần vươn lên và dần trở thành một ứng dụng OTT (ứng dụng chia sẻ đa phương tiện qua Internet) thành công nhất tại Việt Nam với thành tích cán mốc hơn 80 triệu người dùng vào năm 2017. Vượt mặt Line và Viber, Zalo hiện cũng là ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, chỉ xếp sau Facebook Messenger.;

Để có được thành tựu này, không kể tới nỗ lực của nhóm phát triển Zalo tại VNG (tiền thân là VinaGame) - công ty công nghệ hiện đang sở hữu nhiều dịch vụ trực tuyến phổ biến như Zalo, Zing Me, MP3 Zing, Baomoi, Zing News, 123mua, Zalo Pay, Zing Pay,... Bên cạnh đó cũng có sự hậu thuẫn của hệ sinh thái mà VNG đã có sẵn như mạng xã hội Zing Me cùng kênh truyền thông Zing News đã góp phần giúp Zalo cất cánh. 

Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử của ứng dụng OTT này, không ít lần Zalo đã dính vào các lùm xùm liên quan tới nguồn gốc xuất xứ cũng như các nghi vấn về bảo mật.

Zalo là một phiên bản của WeChat?

Trong topic "Dịch ngược APK để so sánh WeChat và Zalo" vào năm 2013 trên diễn đàn HVA Online, một "hacker mũ trắng" có nickname là WinDak đã phân tích và đưa ra nghi vấn về sự giống nhau đáng ngờ giữa mã nguồn của Zalo và WeChat - một ứng dụng OTT phổ biến của Trung Quốc do Tencent phát triển.

Có tới 7 file có sự trùng lặp mã nguồn giữa Zalo và WeChat (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi dịch ngược file APK của Zalo và WeChat được cung cấp trên Google Play, hacker này đã dùng ứng dụng có tên là PMD - một chương trình cho phép kiểm tra các đoạn code "copy & paste" của các file mã nguồn trong cùng một thư mục - để so sánh mã nguồn của Zalo và WeChat. Bất ngờ thay, sau khi chạy script, PMD đã tìm ra tổng cộng tới 7 tập tin có sự trùng lặp mã nguồn giữa Zalo và WeChat?!

Sự giống nhau đáng ngờ này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về sự liên hệ của hai ứng dụng, nguồn gốc cũng như mục đích phía sau của Zalo. Không ít người cho rằng, Zalo là phiên bản khác của WeChat được lén đưa vào Việt Nam thông qua VNG, sau khi ứng dụng này của Tencent bị người Việt tẩy chay vì xuất xứ (Trung Quốc) và có những nội dung gây tranh cãi vào năm 2013. Dù chưa có bằng chứng cụ thể ngoài sự liên hệ về giao diện và mã nguồn, nhưng những hoài nghi này không phải là không có cơ sở...

Zalo của VNG hiện nay từng được coi là một "phiên bản" của WeChat do Tencent phát triển

Mối liên hệ bí ẩn giữa VNG và Tencent 

Quay trở lại vào năm 2010, khi đó WeChat đã âm thầm hướng tới thị trường Việt Nam qua các quảng cáo xuất hiện trên các ứng dụng trong nước và chính thức hiện diện tại Việt Nam vào tháng 4/2012. Không lâu sau, ông Lê Hồng Minh - TGĐ của VNG đã chia sẻ qua bản tin nội bộ với nhân viên của công ty này rằng, "Wechat đã tăng trưởng vượt bậc và đạt gần 1 triệu người dùng (trong nước) trên cả hai nền tảng iOS và Android", trước khi bị tẩy chay vào cuối năm 2013 và dần biến mất ở Việt Nam sau đó. 

Cùng thời điểm đó, Tencent đã không ngại chi khủng để thâu tóm cổ phiếu của VNG cũng như "chống lưng" cho Garena (giờ là Sea) có trụ sở tại Singapore và là nhà phân phối của nhiều tựa game lớn tại Việt Nam, trong đó có game Liên minh huyền thoại (League of Legends).  Năm 2008 báo chí nước ngoài từng đề cập tới thông tin Tencent mua 20,2% số vốn của một công ty Internet tại Việt Nam và cùng lúc đó John Shen - Cựu giám đốc M&A của Tencent chuyển qua làm Giám đốc tài chính của VNG, ông cũng tham gia vào ban lãnh đạo của Kingsoft - đơn vị bán bản quyền phát hành Võ lâm truyền kỳ tại Việt Nam cho VNG. Thậm chí, trong bản báo cáo của VNG vào năm 2016 cũng có sự xuất hiện của Lau Chi Pin Martin, ông chủ đứng sau Tencent - trong hội đồng quản trị gồm 5 thành viên của VNG.

Hai nhân vật đáng chú ý của Tencent xuất hiện trong ban lãnh đạo của VNG (Ảnh chụp từ bản báo cáo của VNG vào năm 2016)

Năm 2011, báo cáo của Tencent với các cổ đông cho thấy công ty này đang nắm giữ một công ty game trực tuyến tại Đông Nam Á với tỷ lệ sở hữu tăng từ 30,02% lên 31,25% vào năm 2011. Dù không nêu đích danh nhưng dựa theo các diễn biến theo dò thời gian thì nhiều chuyên gia trong ngành khẳng định đó là VNG. Vào năm 2012, trước các đồn đoán về việc kiểm soát phần lớn cổ phần tại VNG của Tencent, Tổng Giám đốc VNG Lê Hồng Minh đã khẳng định trong một thông cáo chính thức của công ty rằng, "VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam" và cũng cho biết cổ phần của ông tại VNG hiện đang là 19% chứ không phải 1% như tin đồn trước đó. 

Báo cáo cổ đông của Tencent vào năm 2011 (Ảnh chụp màn hình)

Theo công ty này, hiện có 6 cổ đông nước ngoài là các nhà đầu tư gồm quỹ, doanh nghiệp và cá nhân tới từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Canada, quần đảo British Virgin Islands (BVI, Anh), Singapore và Luxembourg. Theo số liệu vào cuối năm 2017, các cổ đông này hiện đang chiếm tới 44,64% cổ phần của VNG - gần chạm ngưỡng sở hữu tối đa 49%. Trong đó, các cổ đông lớn hiện có Tencent (Trung Quốc), Goldman Sachs (Mỹ) và GIC (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore) nhưng tỷ lệ cụ thể hiện được VNG và các nhà đầu tư giữ bí mật.

Do vậy, dù chưa thực sự khẳng định được Tencent hiện đang nắm giữ bao nhiêu quyền sở hữu của VNG, cũng như chắc chắn rằng con số 31,25% của họ đưa ra là nhỏ hơn 49% (theo luật thì công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần), nhưng không có nghĩa là Tencent không có vai trò chi phối cũng như khó có thể phủ nhận khả năng dần "nuốt chửng" VNG của họ, nhất là khi nhìn lại tiềm lực của công ty Trung Quốc này - một trong 10 tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, sánh vai cùng Alphabet (Google), Apple,...

Quá nhiều đòi hỏi cấp quyền nhạy cảm

Thành viên mới đăng
Top