Chip Apple A12 Bionic của Apple cho iPhone được hỗ trợ bởi công nghệ của công ty Nhật Bản này


Apple làm cho iPhone của mình tốt hơn nhờ một công ty Nhật Bản nhỏ có tên là Lasertec Corp.

Apple làm cho iPhone trở nên tốt hơn nhờ công ty Nhật Bản này

Theo Financial Express, sau 2 thập kỷ phát triển, các nhà sản xuất chip đặt cược lớn vào công nghệ giúp họ nhồi nhét thêm nhiều bóng bán dẫn trên cùng một diện tích silicon. Thành công của họ liên quan đến một công ty ít được biết đến ở ngoại ô Tokyo.

Lasertec Corp là nhà sản xuất thiết bị duy nhất trên thế giới tiến hành kiểm tra một bản vẽ thiết kế chip trên một ô vuông kính lớn hơn một chút so với đĩa CD. Bằng cách chiếu ánh sáng qua các ô vuông, các mạch nhỏ hơn chiều rộng của một vài chuỗi DNA được in lên các tấm silicon trong một quy trình gọi là in thạch bản. Các mẫu này phải hoàn hảo: ngay cả một khiếm khuyết nhỏ cũng có thể làm cho mọi chip đơn lẻ trong lô không thể sử dụng được.

Người tiêu dùng chấp nhận rằng các thiết bị sẽ tiếp tục mỏng hơn, mạnh hơn và rẻ hơn, nhưng các công ty chip đang hết cách để khắc các mẫu mạch nhỏ hơn lên silicon. Sau nhiều năm thất bại, ngành công nghiệp đã tìm ra được phương pháp "quang khắc cực tím", sử dụng plasma làm nguồn sáng để vẽ các đường nhỏ hơn 7 nanomet. Đó là kích thước được thấy trong chip Apple A12 Bionic của Apple Inc. (được sử dụng cho iPhone XS và iPhone XR).

Apple làm cho iPhone trở nên tốt hơn nhờ công ty Nhật Bản này

Vào năm 2017, Lasertec có trụ sở tại Yokohama, Nhật Bản đã giải quyết được mảnh ghép cuối cùng khi họ tạo ra một cỗ máy có thể kiểm tra mặt nạ EUV trống để tìm ra lỗ hổng bên trong và hiện đang độc quyền công nghệ này. Kể từ thời điểm đó đến nay, cổ phiếu của công ty đã tăng giá trị gấp 3 lần.

Osamu Okabayashi, Chủ tịch Lasertec cho biết công ty đã nhận được đơn đặt hàng giá trị 36 triệu USD cho các máy kiểm tra các khoảng trống của EUV. Công ty dự đoán doanh số bán hàng sẽ tăng vào mùa hè năm nay, tùy thuộc vào Samsung và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. có kế hoạch gia tăng sản xuất chip đến mức nào. Cổ phiếu Lasertec đã tăng tới 6% tại Tokyo vào thứ ba, mức tăng trong ngày lớn nhất trong 10 ngày.

Ông nói: "Phần lớn trong chúng tôi đã dành 6 năm để phát triển thiết bị này. Tại thời điểm này, nó đã trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp và sẽ rất khó để xuất hiện một đối thủ cạnh tranh".

Một mặt nạ EUV gồm 80 lớp silicon và molypden xen kẽ, nó có giá khoảng 100.000 USD. Chỉ có hai công ty - nhà sản xuất kính Hoya Corp và AGC Inc., đều của Nhật Bản - sản xuất các sản phẩm này. Máy Lasertec có thể phát hiện sớm các vấn đề, điều này rất quan trọng để làm cho chi phí sản xuất trở nên thấp và cạnh tranh hơn. Theo ông Ok Okashiashi thì mặt nạ EUV luôn phải hoàn hảo và không được xuất hiện bất kỳ khiếm khuyết nào.

Kỹ thuật in khắc EUV phức tạp và tốn kém đến mức chỉ có Samsung và TSMC cho biết họ sẽ sử dụng nó để chuyển sang chế tạo chip theo quy trình 7 nanomet. Intel Corp đã trì hoãn việc giới thiệu quy trình sản xuất mới, trong khi những khó khăn công nghệ khiến Globalfoundries Inc. phải từ bỏ hoàn toàn quy trình này.

Trước đây, nhu cầu sử dụng chip hoàn toàn phụ thuộc vào chu kỳ của máy tính cá nhân. Sau đó, đã xuất hiện điện thoại thông minh, tiếp theo là AI, IoT và 5G khiến nhu cầu chip tăng lên từng ngày.

Sẽ mất một khoảng thời gian để các đơn đặt hàng mới tạo ra thu nhập cho Lasertec. Công ty dự báo doanh số sẽ tăng 32% lên 28 tỷ yên (kết thúc vào thời điểm ngày 30 tháng 6), trong khi thu nhập từ hoạt động sẽ tăng 14%. Theo ước tính của các nhà phân tích, doanh thu có thể tăng khoảng 50% trong năm tài chính tới và lợi nhuận có thể tăng gấp đôi.

Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 50% trong năm nay, đạt mức cao kỷ lục 4.590 yên (được thiết lập vào tháng 3 năm 2018). Trong số tám nhà phân tích được Bloomberg theo dõi, có 6 người khuyến nghị nên mua cổ phiếu của công ty này.

Yasuo Imanaka, nhà phân tích tại Rakuten Securities Inc., cho rằng Lasertec là một công ty rất tốt để đầu tư.

Bạch Đằng

Thành viên mới đăng
Top