Chúng ta có thực sự cần một màn hình tần số quét cao cho công việc văn phòng?


Những màn hình có tốc độ làm tươi cao thường hướng đến giới game thủ, nhưng sức hấp dẫn của chúng không chỉ dừng lại ở đó. Những nhà sản xuất thiết bị như Apple và Samsung giờ đây đã bắt đầu áp dụng các màn hình tốc độ làm tươi cao trên nhiều chiếc tablet và điện thoại của mình. Vậy yếu tố này có quan trọng đối với một chiếc máy tính văn phòng?

Những màn hình có tốc độ làm tươi cao thường hướng đến giới game thủ, nhưng chúng cũng có sức hấp dẫn rộng hơn. Những nhà sản xuất thiết bị như Apple và Samsung giờ đây đã bắt đầu áp dụng các màn hình tốc độ làm tươi cao trên nhiều chiếc tablet và điện thoại của mình. Vậy yếu tố này có quan trọng đối với một chiếc máy tính văn phòng?

Màn hình có tốc độ làm tươi cao là gì?

Tốc độ làm tươi của màn hình chính là số lần cập nhật hiển trị trong một giây, và nó được tính ở đơn vị Hertz (Hz). Hầu như những màn hình cơ bản đều có 60Hz, đồng nghĩa rằng tốc độ khung hình tối đa bạn có thể nhận ra trên những màn hình này là 60fps.

Nếu bạn chơi nhiều game và đầu tư vào một máy tính mạnh mẽ, nó có thể vượt mức tốc độ khung hình 60fps. Một số game thủ chơi game tốc độ nhanh thường giảm độ phân giải cùng các thiết lập chi tiết để tối đa hóa tốc độ khung hình. Điều này sẽ giảm độ trễ đầu vào và mang đến một trải nghiệm tổng thể mượt mà hơn.

Thực hiện điều này trên màn hình 60Hz có thể giúp giảm một chút độ trễ đầu vào, nhưng bạn sẽ không nhận thấy được sự khác biệt từ những khung hình bổ sung đó bởi màn hình không thể theo kịp. Điều này có thể dẫn đến các chuyển động trên màn hình bị mờ. Các màn hình có tốc độ làm tươi cao được thiết kế để giải quyết vấn đề này.

Nói chung, bất cứ điều gì trên 144Hz đều được coi là màn hình có tốc độ làm tươi cao. Tuy nhiên, trên di động thì hầu hết mọi màn hình tốc độ làm tươi cao hiện nay chỉ đang vượt qua con số 60Hz, bao gồm cả 90Hz trong headset VR và màn hình 120Hz trên iPad Pro.

Nếu bạn đang cần tìm một màn hình có tốc độ làm tươi cao trên thị trường, hãy xem xét đến con số 144Hz hoặc cao hơn. Đối với một game thủ cần có tất cả, các màn hình 240Hz, thậm chí 300Hz cũng đã xuất hiện. Điều này được đa số game thủ chơi game tốc độ nhanh ưa thích bởi độ trung thực của đồ họa nói chung không quan trọng bằng độ trễ và thời gian phản hồi.

Một vấn đề bạn có thể gặp phải với màn hình tốc độ làm tươi cao đó chính là rách hình (screen tearing). Điều này xảy ra khi khung hình và tốc độ làm tươi không khớp nhau. Nó tạo ra các đường ngang khó chịu (hoặc "xé rách") khi màn hình cố gắng xử lý hình ảnh.

Các màn hình có tốc độ làm tươi biến đổi (VRR) cố gắng giải quyết vấn đề này bằng những công nghệ như G-Sync độc quyền của NVIDIA hay mã nguồn mở FreeSync do AMD hậu thuẫn. Các màn hình VRR sẽ giảm tốc độ làm tươi theo thời gian thực để phù hợp với tốc độ khung hình của tựa game mà bạn đang chơi nhằm loại bỏ hiện tượng rách hình.

Bạn không cần một chiếc màn hình như vậy, nhưng lại tốt hơn nếu có

Vậy một màn hình có tốc độ làm tươi cao sẽ hoạt động như thế nào trong các tác vụ nhẹ nhàng? Các tác vụ tính toán cơ bản, như duyệt web hoặc quản lý tệp, không đòi hỏi nhiều sức mạnh. Đây là lý do tại sao desktop mới là nơi mà bạn có thể tận dụng tối đa các màn hình có tốc độ làm tươi cao.

Đầu tiên, chiếc máy tính của bạn sẽ phản hồi nhanh hơn. Tất cả mọi thứ, từ việc di chuyển con trỏ và kéo các cửa sổ cho đến khởi chạy ứng dụng, sẽ có cảm giác tốt hơn. Điều này thuộc về cảm quen, thế nên, bạn có thể sẽ phải trải nghiệm mới có thể đánh giá được lợi ích từ nó. Bạn chắc chắn sẽ nhận thấy sự khác biệt nếu quay lại sử dụng màn hình 60Hz.

Một trong những thiết bị tham chiếu tốt nhất cho màn hình tốc độ làm tươi cao đó chính là iPad Pro của Apple. Lần đầu tiên, Apple tích hợp màn hình 120Hz vào tablet tiêu dùng là năm 2015. Cả những reviewer cũng như người dùng đều nhận ra được sự khác biệt này ngay lập tức.

Những màn hình có tốc độ làm tươi cao thường hướng đến giới game thủ, nhưng chúng cũng có sức hấp dẫn rộng hơn. Những nhà sản xuất thiết bị như Apple và Samsung giờ đây đã bắt đầu áp dụng các màn hình tốc độ làm tươi cao trên nhiều chiếc tablet và điện thoại của mình. Vậy yếu tố này có quan trọng đối với một chiếc máy tính văn phòng?

Cũng có nhiều tin đồn rằng Apple sẽ bổ sung màn hình 120Hz cho chiếc iPhone 12 sắp tới, tương tự như Samsung đã làm với Galaxy S20. OnePlus, ASUS, OPPO và Razer đều đã và đang bán những smartphone có chế độ hiển thị 120Hz. Trên một thiết bị di động, việc gấp đôi tốc độ làm tươi có thể ảnh hưởng đến thời lượng pin, nhưng với desktop, điều đó không phải là thứ cần phải lo lắng.

Chẳng ai cần đến một màn hình tốc độ làm tươi cao cho những tác vụ tính toán đơn giản bởi 60Hz là quá đủ. Trong môi trường văn phòng và học tập, một màn hình tốc độ làm tươi cao giống như một chiếc ghế thoải mái hay bàn phím cơ đắt tiền: bạn không cần đến nó nhưng sẽ tốt hơn nếu có.

Các màn hình tốc độ làm tươi cao hiện đang rẻ hơn

Các màn hình tốc độ làm tươi có công nghệ biến đổi VRR đã từng là một công nghệ rất tiên tiến. Tuy nhiên, 144Hz đã dần trở nên cũ hơn khi các màn hình 240Hz xuất hiện. Điều này cũng sẽ khiến những màn hình 144Hz có giá rẻ hơn.

Các loại tấm nền cũng là một nhân tố tạo ra sự khác biệt lớn về giá. Tấm nền TN là loại LCD lâu đời nhất trên thị trường. Công nghệ này đã được cải thiện rất nhiều kể từ lần đầu xuất hiện. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu của nó vẫn là độ chính xác màu kém, góc nhìn hẹp và màu đen bị bạc đi.

Đây cũng là loại rẻ nhất trong tất cả các tấm nền. Kể từ khi LG vượt qua rào cản 1ms trên màn hình IPS UltraGear của mình vào năm 2019, các tấm nền TN không còn là lựa chọn duy nhất cho các game thủ cần đến tốc độ nhanh. Giờ đây, bạn đã có thể có được màu đen sâu hơn, độ chính xác màu tốt hơn và góc nhìn rộng hơn của tấm nền IPS mà vẫn đảm bảo độ trễ thấp cũng như tốc độ làm tươi cao.

Những màn hình có tốc độ làm tươi cao thường hướng đến giới game thủ, nhưng chúng cũng có sức hấp dẫn rộng hơn. Những nhà sản xuất thiết bị như Apple và Samsung giờ đây đã bắt đầu áp dụng các màn hình tốc độ làm tươi cao trên nhiều chiếc tablet và điện thoại của mình. Vậy yếu tố này có quan trọng đối với một chiếc máy tính văn phòng?

Với công nghệ mới này, nhu cầu về tấm nền TN dần giảm đi. Thế nên, giờ đây, bạn đã có thể chọn mua một màn hình có tốc độ làm tươi cao sử dụng tấm nền TN với mức giá khá rẻ. Bạn có thể mua được một chiếc màn hình tốc độ làm tươi cao với mức giá khoảng 5 triệu đồng, hoặc thêm khoảng 1-2 triệu đồng để lựa chọn những mẫu từ các thương hiệu có tiếng hơn.

Các màn hình tốc độ là tươi cao hiện đã xuất hiện trên mọi loại tấm nền. Những tấm nền VA cung cấp chất lượng hình ảnh tốt nhất với độ trễ đầu vào thấp. Các tấm nền IPS lại mang đến sự cân bằng tốt giữa khả năng phản hồi và chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, những tấm nền TN lại được đánh giá rất thấp về độ tái tạo hình ảnh tổng thể.

Hãy tự mình trải nghiệm một màn hình tốc độ làm tươi cao

Không có một màn hình nào có thể phù hợp với tất cả mọi người. Có rất nhiều thứ bạn phải nhớ khi mua một chiếc màn hình tốc độ làm tươi cao.

Chẳng hạn, ngoài công việc văn phòng, liệu bạn chơi game, chỉnh sửa ảnh hay video không? Tấm nền TN có thể là vừa đủ cho công việc văn phòng cơ bản. Nhưng nếu muốn có độ chính xác màu tốt hơn nhằm phục vụ cho việc chính sửa video hay ảnh, tấm nền VA lại là một lựa chọn lý tưởng.

Kích thước và độ phân giải của màn hình cũng rất quan trọng. Nếu muốn chuyển sang 4K, một màn hình có tốc độ làm mới cao sẽ rất đắt đỏ. Liệu bạn sẽ đánh đổi mật độ pixel cho sự mượt mà và dễ sử dụng?

Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng đối với hầu hết nhiều người. Nếu muốn tìm một chiếc màn hình tốt hơn trung bình, bạn có thể thấy nó cũng sẽ đi kèm với tốc độ làm tươi cao, dù rằng chỉ là 75Hz hoặc 120Hz. Bạn chắc chắn có thể tiết kiệm tiền bằng cách chọn một màn hình có tốc độ làm tươi khiêm tốn hơn, ở mức 60 Hz.

Cách tốt nhất để quyết định xem liệu một màn hình tốc độ làm tươi cao có phù hợp với bạn hay không đó chính là dùng thử nó. Hãy thử kéo một vài cửa sổ, gõ nhanh, sử dụng những ứng dụng yêu thích hoặc chơi 1 hay 2 tựa game nào đó.

Đối với một số người, sự khác biệt sẽ hiện rõ, trong khi số khác có thể đầu tư số tiền đó cho một tính năng khác. Điều đó tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người.

Minh Hùng theo How To Geek

Thành viên mới đăng
Top