Thông qua bộ ảnh của trang Warhistoryonline, chúng ta có thể cảm nhận được phần nào không khí trong những ngày cuối cùng của chế độ phát xít Đức.
Sau bị quân đội đồng minh đòi lại lãnh thổ tại Pháp, quân đội Đức đã tập hợp lực lượng để phản công toàn diện trong trận chiến Bulge. Quân Đức đã gây thương vong nặng nề cho quân đồng minh. Nhưng cuối cùng, Đức quốc xã vẫn phải chuốc lấy thất bại khi không thể xoay chuyển tình thế.
Trước đó, lực lượng hồng quân Liên Xô sau khi đánh đuổi quân của phe Trục khỏi Ba Lan trong cuộc tấn công Ba Lan hồi năm 1939 và chiếm được lãnh thổ của Đông Phổ, đã hiệp đồng cùng phe đồng minh tiếp tục đánh quân Đức.
Những năm 1941, Đức và quân chư hầu tiến đánh Liên Xô nhưng liên tiếp bị đánh bại tại Moscow và Stalingrad. Sau đó Liên Xô liên tục phản công giành thắng lợi và tiến tới việc tấn công ngược lại phát xít Đức. Đến cuối năm 1944, Liên Xô gần như giải phóng được hoàn toàn lãnh thổ.
Quân dự bị động viên của Hồng quân Liên Xô tiến ra mặt trận. Bảng trên cây bên trái ảnh có gi dòng chữ: "Chính nghĩa thuộc về chúng ta. Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt. Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta". Ảnh chụp tại thủ đô Moscow vào 23/6/1941.
Tiếp đó Liên Xô và phe đồng minh tiến hành tấn công vào nhiều quốc gia đã bị Đức xâm lược trước đó như Na Uy, Hungary, Áo,…Thậm chí nhiều nước đồng minh đã quay sang tuyên chiến với chính Đức quốc xã, dẫn tới khối phát xít dần sụp đổ.
Tháng 3/1945, lực lượng đồng minh đã vượt sông Rhine từ phía tây và kéo quân Đức vào một cuộc chiến gây thiệt hại tới hàng trăm ngàn quân Đức. Vào ngày 16/4, trận chiến Nuremberg nổ ra và mở màn chiến dịch công phá Berlin, cơ quan đầu não của phát xít Đức.
Một góc thành phố Nuremberg, Đức bị phá hủy
Quang cảnh thành phố Nuremberg, Đức sau khi bị quân đồng minh dội bom và tấn công dữ dội
Trận chiến này kéo dài 5 ngày giữa các lực lượng thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, Hồng quân Liên Xô và phát xít Đức. Đây là một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến thứ hai và phải mất 4 ngày để quân đội Mỹ chiếm được toàn thành phố.
Trước khi hết ngày, quân đội Mỹ đã chiếm được các thị trấn biên giới Erlenstegen và Buch. Đến chạng vạng ngày hôm sau, quân đội đồng minh cũng chiếm được sân bay, làm tê liệt máy bay Đức và sau đó tiến hành một cuộc không kích. Trận Nuremberg là một đòn giáng mạnh vào Đức quốc xã vì Nuremberg là trung tâm của chế độ phát xít Đức. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trong thành phố vì quân đội Đức đã để thua trước quân đội Mỹ. Điều này càng khiến cho chế độ phát xít Đức nhanh chóng suy tàn.
Army Group B là phòng tuyến cuối cùng của Đức ở phía Tây. Tuy nhiên lực lượng này đã bị quân đội Mỹ bao vây và bắt giữ vào ngày 18/4. Sau đó Ý trở thành "thành trì" cuối cùng của Đức. Tuy nhiên trận địa này cũng chẳng giữ được lâu khi các lực lượng đồng minh hiệp đồng tấn công và phá vỡ tuyến phòng thủ này, giáng một đòn mạnh vào ý chí của quân đội Đức.
Sau hơn 1 tuần, cuối cùng Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh cũng đánh tan các tuyến phòng thủ ngoại vi của Đức quốc xã và bắt đầu tấn công sâu vào Berlin.
Nhiều cuộc không kích và ném bom đã dội xuống lãnh thổ Đức do lực lượng đồng minh thực hiện. Lúc đầu, Đức quốc xã kiên quyết phòng thủ. Nhưng khi quân đồng minh bao vây Đức, nguồn cung lương thực và đạn dược cũng ngày càng cạn kiệt dần.
Bị bao vây tứ phía và cạn kiệt vũ khí, lương thực phát xít Đức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tính đến giải pháp đầu hàng. Một mình nước Đức khi đó đã phải gồng gánh chống lại cả hai mặt trận phía đông với Liên Xô và phía Tây với Anh, Pháp, Mỹ.
Ngày 25/4, hồng quân Liên Xô thẳng tiến tới Berlin và trong những ngày chiến đấu khốc liệt sau đó, Đế chế thứ ba hay Đức quốc xã đã sụp đổ. Lực lượng cuối cùng của Đức ở Phần Lan đã chạy trốn vào Na Uy. Tại Ý, các thành phố như Milan và Torino đã được giải phóng.
Quân đội Mỹ và hồng quân Liên Xô ở Torgau Elbbrucke trong ngày 26/4/1945
Vào ngày 28/4, quân đội Anh đã thực hiện một cuộc tấn công vào Hamburg. Đây được coi là điểm dừng chân cuối cùng trên đường tới Berlin. Tuy nhiên quân đội Đức rất quyết tâm bảo vệ lãnh thổ do đó cuộc chiến này trở nên rất khốc liệt.
Quân đội đồng minh sau đó cũng được triệu tập tới River Elbe để tiến hành tấn công Hamburg cùng quân đội Anh. Đến cuối buổi chiều, quân đội Anh đã chiếm được thành phố. Trước đó quân đội Mỹ cũng đã chiến thắng ở phòng tuyến Nuremberg. Bị chiếm đóng nhiều thành phố quan trọng, hàng phòng tuyến của Đức quốc xã ngày càng mỏng dần và sắp cận kề diệt vong.
Sau 1 tuần chiến đấu trong nội đô Berlin, Liên Xô đã chiếm được trụ sở quốc hội Đức vào ngày 30/4/1945.
Hitler lúc đó sợ số phận của mình sẽ giống với Mussolini, một nhà độc tài người Ý bị quân đồng minh giết. Do đó Hitler đã tự sát trong hầm trú ẩn vào cùng ngày 30/4/1945. Tính đến ngày 2/5, Hồng quân đã chiếm được toàn thành phố Berlin.
Ngày 8/5/1945, Đức quốc xã tuyên bố đầu hàng trên mọi mặt trận, qua đó chấm dứt một phần chiến tranh thế giới thứ hai tại Châu Âu.
Sau đó tại mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương, phải đến ngày 15/8, Nhật hoàng mới chính thức đầu hàng đồng minh. Cách mạng tháng Tám của Việt Nam cũng diễn ra sau đó vài ngày khi Việt Minh tiến hành khởi nghĩa và lật đổ Đế quốc Nhật và Đế quốc Việt Nam (chính phủ bù nhìn của Nhật Bản dựng lên).
Dưới đây là một số hình ảnh về những trận đánh cận kề chiến thắng của quân đồng minh trước phát xít Đức:
Một chiếc xe jeep Willys MB 1945 đậu ở phía trước tàn tích của công viên Lusgarten nằm gần nhà thờ Berliner Dom, Berlin, Đức
Binh lính thuộc sư đoàn 3 của bộ binh Mỹ tại Nuremberg, Đức
Lực lượng bảo vệ sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ và các tù nhân Đức ở gần Schoneseiffen vào năm 1945
Sư đoàn bộ binh 35 và Trung đoàn bộ binh 137 đang tuần tra ở vùng ngoại ô Unterbach, Đức
Tàn tích đổ nát tại nhà thờ St.Petri trên phố Monckebergstrasse, Pferdemarkt, Hamburg vào năm 1945
Thống chế Keitel, đồng thời là chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh tối cao của quân đội Đức quốc xã ký các điều khoản đầu hàng vào ngày 8/5/1945 tại Berlin, Đức
Một nhóm binh sỹ Đức bị quân đồng minh bắt giữ ở Đức vào năm 1945
Ngôi nhà Berghof của tướng Adolf Hitlertại Obersalzberg, thuộc dãy Alps và gần thị trấn Berchtesgaden, tiểu bang Bavaria bị phá hủy
Tàn tích của điện Reichskanzlei, Berlin, Đức vào năm 1945
Bộ binh thuộc Sư đoàn 3 của Anh tại TP. Lingen, Đức vào năm 1945
Những người lính Mỹ cầm súng trường bán tự động M1 Carbine đi dạo quanh TP.Koln, Đức
Lính Đức thuộc lực lượng vệ quốc Wehrmacht đầu hàng quân đội Mỹ vào năm 1945
Lính Mỹ trên đoàn ray đường sắt bị ném bom ở gần Koln vào tháng 4/1945
Một lá cờ trắng đầu hàng của quân đội Đức tại Alley Cologne
Đống đổ nát ở thành phố Koln
Quân đoàn 9 và Sư đoàn 1 Bộ binh lục quân Mỹ và Sư đoàn 2 tăng thiết giáp tại thành phố Magdeburg, Đức vào năm 1945
Tàn tích của Nürnberg vào năm 1945
Dân thường theo đi theo một nhóm lục quân Mỹ tại Frankfurt, Đức
Đống đổ nát tại Berlin vào năm 1945
Xe tăng quân đồng minh tiến vào Berlin, Đức
Cây cầu Hohenzollern bị bom đánh sập tại Koln
Những cậu lính trẻ tuổi bị Sư đoàn 6 thiết giáp Mỹ bắt giữ vào năm 1945
Tù binh Đức bị quân đội Mỹ bắt giữ vào năm 1945
Quân đội Mỹ kiểm soát trại tập trung Dachau, nằm ở phía Tây Bắc Munich của Đức Quốc Xã
Berlin sau khi Thế chiến thứ hai bị tàn phá nặng nề
Tù binh Đức vào năm 1945
Quân đội Đức bị áp giải dưới sự giám sát của binh lính Mỹ vào năm 1945
Mai Huyền