Thừa cân, béo phì - Nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch và tử vong sớm


"Vòng bụng càng lớn – vòng đời càng nhỏ", điều này hoàn toàn đúng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là với những người bị béo phì, mỡ thừa ở khắp các cơ quan trên cơ thể. Những người này có nguy cơ mắc các bệnh về mạch tim rất cao ngay cả khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong phạm vị cho phép.

Một công bố Khoa học mới từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chủ tịch Tiffany M. Powell-Wiley kiêm trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu nội tạng tại Viện tim, phổi và máu quốc gia ở Viện Y tế Quốc gia Bethesda, Maryland đã nêu ra các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến bệnh béo phì và nguy cơ tim mạch. Thông tin này rất quan trọng đối với các bệnh nhân béo phì, nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác.

Để có thể hiểu rõ về béo phì và tác động của nó đến sức khỏe tim mạch cũng, trong đó cụ thể là vấn đề béo bụng (hay còn gọi là mô mỡ nội tạng - VAT), nó được xem như một dấu hiệu gây nên bệnh tim mạch. VAT được xác định bằng chu vi vòng eo. Tỷ lệ giữa chu vi vòng eo với chiều cao đã được chứng minh là có thể dự đoán mức độ tử vong mà không phụ thuộc vào chỉ số BMI. Các chuyên gia đều khuyên rằng nên đánh giá cả số đo vòng bụng lẫn chỉ số BMI khi đi khám sức khỏe định kỳ.

Vì chu vi vòng eo càng cao đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Béo bụng có liên quan đến sự tích tụ chất béo xung quanh gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ (nguyên nhân thứ hai sau rượu, bia) và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Powell-Wiley cho biết: "Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mỡ bụng và sức khỏe tim mạch cho thấy mỡ nội tạng là một mối nguy hại rõ ràng cho sức khỏe. Ngược lại, những người có lượng mỡ xung quanh vùng bụng và các cơ quan nội tạng càng ít thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp".

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3 tỷ người thừa cân hoặc béo phì. Nó được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm các khía cạnh sinh học, tâm lý, môi trường và xã hội. Tất cả chúng đều góp phần làm tăng nguy cơ béo phì ở người. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành gây nên tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn rối loạn lipid máu (cholesterol cao), tiểu đường loại 2, huyết áp cao và rối loạn giấc ngủ.

Các chuyên gia đã nghiên cứu về cách kiểm soát và điều trị béo phì, đặc biệt là béo bụng. Bằng việc giảm lượng calo nạp vào cơ thể kết hợp với các hoạt động thể chất có thể làm giảm mỡ bụng. Tất yếu, việc luyện tập thể dục hoặc thay đổi chế độ ăn uống đã được chứng minh là có thể giảm béo bụng ngay cả khi không giảm cân. Tần suất hoạt động thể chất chiếm 150 phút/tuần mà mức độ hợp lý.

Ngoài ra, việc thay đổi lối sống và giảm cân hiệu quả có thể giúp cải thiện: lượng đường trong máu, huyết áp, chất béo trung tính và lượng cholesterol. Qua đó làm tăng hiệu quả chuyển hóa và giảm viêm cũng như cải thiện chức năng mạch máu và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật cắt lớp trong điều trị giảm cân có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành cao hơn so với giảm cân không phẫu thuật. Sự khác biệt này có thể là do một lượng lớn cân nặng bị cắt giảm sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là sau khi phẫu thuật. Powell-Wiley cho biết thêm: "Cần phải thực hiện thêm các biện pháp điều trị can thiệp cho bệnh nhân béo phì nhằm cải thiện tình trạng tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh".

Các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến yếu tố được gọi là "nghịch lý béo phì" ở nhóm những người thừa cân hoặc béo phì loại I. Nghịch lý này lý giải rằng mặc dù thừa cân và béo phì là những yếu tố gây ra nguy cơ phát triển của bệnh tim mạch, nhưng tất yếu không phải lúc nào chúng cũng gây ra các tác động tiêu cực cho tim mạch.

Những người thừa cân hoặc béo phì được tầm soát bệnh tim mạch sớm kết hợp với chuẩn đoán và điều trị sớm sẽ có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, Powell-Wiley cũng chia sẻ rằng "nghịch lý béo phì" vẫn chưa đủ cơ sở lý luận. Vì từ những dữ liệu thực tế cho những bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sớm hơn, khả năng sống chung với bệnh tật dài hơn và tuổi thọ trung bình ngắn hơn bệnh nhân có cân nặng bình thường.

Khi xem xét tác động của béo phì đến chứng rối loạn nhịp tim, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các "dữ liệu thuyết phục" rằng béo phì có thể gây ra rung nhĩ (chứng rối loạn nhịp tim) làm tim đập nhanh hoặc mạch không đều. Trong số những trường hợp béo phì có đến 1/5 trong số họ mắc chứng rung nhĩ.

Đồng thời nghiên cứu đã chứng minh những người bị rung nhĩ đã giảm hẳn các triệu chứng sau quá trình dài luyện tập kết hợp với giảm cân hợp lý. Powell-Wiley cho biết: "Việc kiểm soát cân nặng là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát rung nhĩ, bên cạnh các phương pháp điều trị tiêu chuẩn để kiểm soát nhịp tim và nguy cơ đông máu".

Cách tốt nhất để can thiệp và phòng ngừa tỷ lệ thừa cân và béo phì đang ngày càng gia tăng ở thanh thiếu niên trên toàn thế giới đó là thiết kế một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động thể chất cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Tăng cường kiểm tra định kỳ và có các chuẩn đoán và can thiệp y tế cần thiết khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ lúc ban đầu.

Thanh Mai (Theo Sciencedaily)

Thành viên mới đăng
Top