VNR Content
Pearl
Hiện nay, trào lưu chơi bàn phím cơ ở Việt Nam đang phát triển khá mạnh, trước đây thị trường thường khá ít lựa chọn, đặc biệt đối với những phân khúc giá rẻ từ 2 tới 3 triệu đồng.
Cách đây khoảng 1,2 năm, nếu chỉ có trong tay 1 -> 3 triệu đồng bạn sẽ không thể nào tìm thấy được mẫu bàn phím cơ với phần vỏ case bằng chất liệu nhôm, thay vào đó bạn chỉ có thể mua bàn phím cơ với vỏ case chất liệu nhựa. Điều này, sẽ khiến cho trải nghiệm sử dụng hằng ngày bị giảm đáng kể.
Nhưng thị trường bàn phím cơ trong thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi rõ rệt, những thay đổi này giúp cho người chơi bàn phím sở hữu ngân sách vừa phải cũng được có trải nghiệm tốt nhất.
Dạo qua vòng quanh các trang bán bàn phím cơ đều có chung đặc điểm, đó là sự xuất hiện tới từ các thương hiệu Trung Quốc. Nhờ có sự xuất hiện từ các nhà sản xuất, giới chơi phím cơ giờ đã có thêm nhiều lựa chọn với nhiều trang bị tùy chỉnh phù hợp và mức giá lại ở khá tốt.
Cụ thể, nếu so sánh trong phân khúc dưới 3 triệu đồng, bạn sẽ có khá nhiều các mẫu phím cơ sử dụng phần vỏ case bằng nhôm. Dễ dàng có thể kể tới, những mẫu phím cơ quốc dân như Monsgeek M1, M2, M3 hay ZUOYA LMK81.
Trong bài trải nghiệm lần này, mình đã quyết định “xuống tay” mua ngay chiếc bàn phím cơ ZUOYA LMK81 về trải nghiệm và chia sẻ với các bạn về “siêu phẩm” trong phân khúc dưới 3 triệu đồng. Ngoài ra, thì mình cũng sẽ chia sẻ với các bạn, liệu sản phẩm này có những ưu nhược điểm gì và có đáng mua không!
Như đã chia sẻ ở trên đối với ZUOYA LMK 81 chúng ta có phần vỏ case được làm bằng nhôm. Vì vậy, sẽ đem tới trải nghiệm sử dụng ổn trong tầm giá mà nó mang lại.
ZUOYA LMK81 sở hữu kích thước các chiều lần lượt là 332 x 147 x 33mm. Theo nhà sản xuất công bố, LMK 81 có trọng lượng 1,5 kg.
Giống như tên gọi của bàn phím này, chúng ta sẽ có tổng cộng 81 phím kết hợp với núm xoay có thể cấu hình để tùy chỉnh âm lượng. Ngoài ra, LMK 81 thiết kế với bảng mạch xuôi và hỗ trợ hotswap giúp thay thế switch nhanh chóng.
Phía trên đỉnh bàn phím là nơi đặt cổng kết nối và tùy chọn chế độ kết nối. Với LMK81 chúng ta sẽ có 3 dạng kết nối bao gồm USB type C - Bluetooth - Wireless 2.4G.
Khu vực đặt receiver được che chắn bằng miếng nhôm tích hợp nam châm
Về cấu tạo của bàn phím ZUOYA LMK81 sẽ bao gồm phần vỏ nhôm kim loại, bảng mạch và 3 lớp foam lót giúp đem tới cảm giác gõ chắc chắn và êm ái.
LMK81 sử dụng gasket mount với cấu trúc có thêm những miếng đệm (gasket) giữa Plate và vỏ trên – dưới của bàn phím. Điều này giúp bàn phím khi gõ có cảm giác mềm mại hơn và “nhún nhảy” giống như ngồi trên Mercedes lượn Hồ Tây. Cho âm thanh và cảm giác gõ như được hãm bớt, hướng đến tối ưu sự yên tĩnh. LMK81 cũng được ZUOYA trang bị viên pin lên tới 3000 mah
Mình có sử dụng trong 3 ngày thì phát hiện những lo lắng của mình là chính xác, bởi LMK81 đã có hiện tượng tróc sơn nhẹ sau thời gian sử dụng. Như vậy, nếu như nhu cầu sử dụng không cần liên quan tới Bluetooth, thì mình khuyên các bạn nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm của Monsgeek, đặc biệt những sản phẩm có lớp phủ mạ Anode.
Ngoài phần sơn vỏ bàn phím chưa thực sự hài lòng, thì cấu trúc thiết kế bên trong của LMK81 lại đem tới cho mình trải nghiệm trái ngược hoàn toàn.
ZUOYA đã trang bị cho LMK81 với nhiều lớp foam giúp tạo nên trải nghiệm gõ chắc chắn nhất trong phân khúc 2 triệu đồng. Nếu để so sánh giữa LMK 81 và Monsgeek M1 mình đánh giá độ hoàn thiện của cấu trúc bên trong LMK 81 vượt trội hơn hẳn.
Trong lần test này, mình quyết định lựa chọn switch tactile với tên gọi WS Heavy Tactile để xem trải nghiệm gõ trên LMK 81 ra sao?
Mặc dù, đã lựa chọn switch với âm tactile khá to, nhưng khi lắp trên LMK 81 thì âm thanh sẽ được triệt tiêu hoàn toàn. Mình đã thử tháo lớp foam ra, nhưng âm thanh tản ra thì phía hộp khó thoát ra ngoài. Như vậy, mình thấy rằng nếu như anh em nào thích chơi hệ Linear rất nên trải nghiệm sản phẩm này, bởi sẽ tạo ra âm thanh êm ái và độ mượt cần thiết.
Còn nếu như anh, em là người chơi hệ switch tactile, thích âm thanh nổ to và vang thì mình khuyên anh em lựa chọn các sản phẩm của Monsgeek, bởi vỏ case sẽ tạo nên âm vang tốt hơn.
Trong quá trình lắp đặt switch, mình đánh giá sẽ khó hơn so với việc anh em lắp switch lên plate nhôm, bởi plate của LMK 81 sử dụng chất liệu nhựa, nên sẽ có hiện tượng võng nếu như anh em lắp switch. Vì vậy, mình có lưu ý nhỏ anh em nên tháo riêng bảng mạch ra và cắm switch vào trước, chứ không nên lắp xong toàn bộ rồi mới cắm switch.
LMK 81 sở hữu hệ thống đèn LED RGB, trong quá trình sử dụng mình đánh giá đèn LED có độ sáng tốt, không quá chói. LMK81 được tích hợp sẵn một vài chế độ LED mà bạn có thể chuyển đổi qua lại ngay trên bàn phím, nhưng cá nhân mình không quá coi trọng chế độ LED vì chúng chỉ gây xao nhãng khi sử dụng, nếu có dùng thì cũng chỉ dùng chế độ sáng tất cả phím.
Về phần mềm, theo như các cửa hàng công bố người dùng có thể sử dụng ứng dụng VIA (ứng dụng mã nguồn mở) để có thể cấu hình LED hay map phím. Mình đã thử sử dụng ứng dụng này trên cả 2 hệ điều hành Mac OS và Windows.
Đối với nền tảng hệ điều hành Windows việc map phím hay cấu hình diễn ra khá đơn giản. Nhưng đối với hệ điều hành Mac OS điều này chưa thực sự tốt, mình gặp hiện tượng không nhận ra bàn phím khi kết nối với ứng dụng VIA. Tham khảo qua nhiều người dùng trên hội bàn phím cơ cũng có nhiều người gặp tình trạng tương tự như mình khi dùng ứng dụng VIA trên Mac OS.
Mình nghĩ rằng, có thể do LMK81 là bàn phím mới nên chưa tương thích mượt mà đối với ứng dụng VIA, nhưng trong thời gian tới có thể sẽ có những bản cập nhật để cải thiện điều này.
Theo nhiều người dùng, trong trường hợp không cấu hình được chúng ta có thể sử dụng ứng dụng QMK để thay thế cho VIA. Mình sẽ thử trải nghiệm cách này và chia sẻ với anh em trong thời gian tới.
Với mức giá 2 triệu đồng tích hợp kết nối không dây thì khó có thể tìm được mẫu bàn phím cơ nào trên thị trường tối ưu hơn LMK81. Như đã chia sẻ ở trên, nếu như anh em không cần chiếc bàn phím cơ có kết nối không dây thì nên lựa chọn các sản phẩm tới từ thương hiệu Monsgeek, bởi lớp sơn sẽ được bền và cảm giác gõ sẽ nổ vang hơn.
Nhưng nếu như, anh em cần sản phẩm bàn phím cơ với vỏ case nhôm và tích hợp kết nối không dây thì LMK81 là sự lựa chọn tốt nhất trong phân khúc.
Đặc biệt, đối với những người dùng thích trải nghiệm cảm giác gõ chắc chắn, kết hợp với sự mượt mà của switch linear thì LMK81 là lựa chọn chính xác.
Cách đây khoảng 1,2 năm, nếu chỉ có trong tay 1 -> 3 triệu đồng bạn sẽ không thể nào tìm thấy được mẫu bàn phím cơ với phần vỏ case bằng chất liệu nhôm, thay vào đó bạn chỉ có thể mua bàn phím cơ với vỏ case chất liệu nhựa. Điều này, sẽ khiến cho trải nghiệm sử dụng hằng ngày bị giảm đáng kể.
Nhưng thị trường bàn phím cơ trong thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi rõ rệt, những thay đổi này giúp cho người chơi bàn phím sở hữu ngân sách vừa phải cũng được có trải nghiệm tốt nhất.
Dạo qua vòng quanh các trang bán bàn phím cơ đều có chung đặc điểm, đó là sự xuất hiện tới từ các thương hiệu Trung Quốc. Nhờ có sự xuất hiện từ các nhà sản xuất, giới chơi phím cơ giờ đã có thêm nhiều lựa chọn với nhiều trang bị tùy chỉnh phù hợp và mức giá lại ở khá tốt.
Cụ thể, nếu so sánh trong phân khúc dưới 3 triệu đồng, bạn sẽ có khá nhiều các mẫu phím cơ sử dụng phần vỏ case bằng nhôm. Dễ dàng có thể kể tới, những mẫu phím cơ quốc dân như Monsgeek M1, M2, M3 hay ZUOYA LMK81.
Trong bài trải nghiệm lần này, mình đã quyết định “xuống tay” mua ngay chiếc bàn phím cơ ZUOYA LMK81 về trải nghiệm và chia sẻ với các bạn về “siêu phẩm” trong phân khúc dưới 3 triệu đồng. Ngoài ra, thì mình cũng sẽ chia sẻ với các bạn, liệu sản phẩm này có những ưu nhược điểm gì và có đáng mua không!
Thiết kế
Giống như tên gọi của bàn phím này, chúng ta sẽ có tổng cộng 81 phím kết hợp với núm xoay có thể cấu hình để tùy chỉnh âm lượng. Ngoài ra, LMK 81 thiết kế với bảng mạch xuôi và hỗ trợ hotswap giúp thay thế switch nhanh chóng.
LMK81 sử dụng gasket mount với cấu trúc có thêm những miếng đệm (gasket) giữa Plate và vỏ trên – dưới của bàn phím. Điều này giúp bàn phím khi gõ có cảm giác mềm mại hơn và “nhún nhảy” giống như ngồi trên Mercedes lượn Hồ Tây. Cho âm thanh và cảm giác gõ như được hãm bớt, hướng đến tối ưu sự yên tĩnh. LMK81 cũng được ZUOYA trang bị viên pin lên tới 3000 mah
Trải nghiệm thực tế
Trước khi lựa chọn sở hữu mình đã cảm thấy lo lắng về chất lượng sơn trên LMK81, liệu chất lượng sơn có bền sau thời gian dài sử dụng hay không. Bởi khác với các chiếc bàn phím khác được phủ lớp mạ Anode, thì LMK 81 lại không được phủ lớp mạ này.Ngoài phần sơn vỏ bàn phím chưa thực sự hài lòng, thì cấu trúc thiết kế bên trong của LMK81 lại đem tới cho mình trải nghiệm trái ngược hoàn toàn.
ZUOYA đã trang bị cho LMK81 với nhiều lớp foam giúp tạo nên trải nghiệm gõ chắc chắn nhất trong phân khúc 2 triệu đồng. Nếu để so sánh giữa LMK 81 và Monsgeek M1 mình đánh giá độ hoàn thiện của cấu trúc bên trong LMK 81 vượt trội hơn hẳn.
Mặc dù, đã lựa chọn switch với âm tactile khá to, nhưng khi lắp trên LMK 81 thì âm thanh sẽ được triệt tiêu hoàn toàn. Mình đã thử tháo lớp foam ra, nhưng âm thanh tản ra thì phía hộp khó thoát ra ngoài. Như vậy, mình thấy rằng nếu như anh em nào thích chơi hệ Linear rất nên trải nghiệm sản phẩm này, bởi sẽ tạo ra âm thanh êm ái và độ mượt cần thiết.
Còn nếu như anh, em là người chơi hệ switch tactile, thích âm thanh nổ to và vang thì mình khuyên anh em lựa chọn các sản phẩm của Monsgeek, bởi vỏ case sẽ tạo nên âm vang tốt hơn.
Trong quá trình lắp đặt switch, mình đánh giá sẽ khó hơn so với việc anh em lắp switch lên plate nhôm, bởi plate của LMK 81 sử dụng chất liệu nhựa, nên sẽ có hiện tượng võng nếu như anh em lắp switch. Vì vậy, mình có lưu ý nhỏ anh em nên tháo riêng bảng mạch ra và cắm switch vào trước, chứ không nên lắp xong toàn bộ rồi mới cắm switch.
LED sáng đẹp, phần mềm chưa thực sự tốt
Đối với nền tảng hệ điều hành Windows việc map phím hay cấu hình diễn ra khá đơn giản. Nhưng đối với hệ điều hành Mac OS điều này chưa thực sự tốt, mình gặp hiện tượng không nhận ra bàn phím khi kết nối với ứng dụng VIA. Tham khảo qua nhiều người dùng trên hội bàn phím cơ cũng có nhiều người gặp tình trạng tương tự như mình khi dùng ứng dụng VIA trên Mac OS.
Mình nghĩ rằng, có thể do LMK81 là bàn phím mới nên chưa tương thích mượt mà đối với ứng dụng VIA, nhưng trong thời gian tới có thể sẽ có những bản cập nhật để cải thiện điều này.
Theo nhiều người dùng, trong trường hợp không cấu hình được chúng ta có thể sử dụng ứng dụng QMK để thay thế cho VIA. Mình sẽ thử trải nghiệm cách này và chia sẻ với anh em trong thời gian tới.
Tổng kết
Nhưng nếu như, anh em cần sản phẩm bàn phím cơ với vỏ case nhôm và tích hợp kết nối không dây thì LMK81 là sự lựa chọn tốt nhất trong phân khúc.
Đặc biệt, đối với những người dùng thích trải nghiệm cảm giác gõ chắc chắn, kết hợp với sự mượt mà của switch linear thì LMK81 là lựa chọn chính xác.