37 công nhân tại Bắc Ninh bị nhiễm độc methanol, trong đó 4 người tiên lượng di chứng nặng hoặc mất khả năng nhìn, 1 ca tử vong.
Theo Bệnh viện Bạch Mai, đến chiều nay 13.3, 108 bệnh nhân là công nhân Công ty TNHH HSTECH Vina (tại Bắc Ninh) đã được khám, xét nghiệm đánh giá nguy cơ, mức độ nhiễm độc methanol, trong đó có các ca vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
TS Nguyễn Trung Nguyên thông tin về tình trạng ca bệnh tổn thương não do ngộ độc methanol.
Trong 108 trường hợp nêu trên, có 22 người nhiễm methanol chưa có triệu chứng; 8 người nhiễm độc methanol mức độ nhẹ (chỉ số xét nghiệm cho thấy thay đổi nhẹ trên khí máu động mạch, chưa có tổn thương cơ quan, chưa có triệu chứng lâm sàng); 7 người nhiễm độc methanol mức độ nặng hoặc nguy kịch, trong đó có 1 người tử vong, 4 người tiên lượng bị di chứng, gây giảm nặng hoặc mất khả năng nhìn, 1 người di chứng não nặng gây rối loạn ý thức, rối loạn vận động...
Trước đó, từ cuối tháng 2, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu tiếp nhận các bệnh nhân bị nhiễm độc methanol đến từ Bắc Ninh.
Các bệnh nhân và người đi cùng cho biết, các trường hợp đến bệnh viện đều là công nhân Công ty TNHH HSTECH Vina sản xuất linh kiện điện tử. Trong quy trình sản xuất có một loại linh kiện bằng kim loại được sản xuất từ công đoạn cắt bằng dao. Trong công đoạn này, máy có phun cồn ethanol để làm mát dao cắt. Đồng thời, một số linh kiện sau đó không sạch sẽ được công nhân lau sạch bằng cồn ethanol.
Khoảng 1 tuần cuối tháng 2, công ty sử dụng sang lô cồn ethanol mới. Cũng từ thời điểm này, các công nhân bắt đầu thấy mệt, đau đầu nên xin nghỉ làm.
Trong số các bệnh nhân, có chị Nguyễn Thị H., 42 tuổi, ở H.Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân bắt đầu bị bệnh từ ngày 27.2 với triệu chứng mờ mắt, đau đầu, buồn nôn, sau đó lơ mơ dần. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Thuận Thành, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, điều trị tại Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng, nồng độ methanol trong máu là 123,16 mg/dL, não tổn thương nặng hai bên.
Dù đã được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, hồi sức, giải độc, lọc máu, tuy nhiên não tổn thương nặng không hồi phục nên gia đình xin về và chị H. đã qua đời.
Nhiễm độc methanol có thể gây tổn thương não, tổn thương thần kinh thị giác.
Bệnh nhân nặng khác là Triệu Văn N., 17 tuổi, dân tộc Dao, quê Cao Bằng, vào viện ngày 24.2. 4 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân thấy khó thở, mệt, mờ mắt, lơ mơ, hôn mê, ngừng thở.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh cấp cứu, sau đó được chuyển tới Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng, tổn thương não nặng hai bên, nồng độ methanol trong máu là 125 mg/dL, không có ethanol. Bệnh nhân được cấp cứu điều trị hồi sức giải độc lọc máu, hiện tri giác có cải thiện nhưng não vẫn tổn thương và phù não nhiều, tổn thương mắt.
Không may mắn như bệnh nhân Phàng A.T., người em là Phàng A.S., 16 tuổi (nam), nhập viện trong tình trạng đồng tử giãn hai bên. Bệnh nhân bị giảm thị lực nặng hai bên, có tổn thương thần kinh thị giác hai bên; khí máu có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa rõ, nồng độ methanol trong máu âm tính. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm độc methanol nặng giai đoạn muộn, có tổn thương mắt nặng (mù mắt)…
Ngoài ra, Trung tâm Chống độc còn điều trị cho 2 bệnh nhân khác bị tổn thương mắt mức độ nhẹ hơn và một bệnh nhân nhiễm độc methanol có nồng độ methanol máu cao nhưng đến sớm khi chưa có triệu chứng được kịp thời điều trị nên đã hồi phục tốt.
Ngay từ khi có những bệnh nhân đầu tiên, Trung tâm Chống độc đã xác định đây là vụ nhiễm độc methanol trong môi trường lao động và khẩn cấp báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, đồng thời yêu cầu nhà máy khẩn cấp tổ chức cho các công nhân đi khám, kiểm tra và nhập viện cấp cứu những người có biểu hiện bất thường.
Trung tâm đã phối hợp liên tục với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh thực hiện chiến lược đánh giá sàng lọc nhanh các công nhân, phát hiện và điều trị ngay tại chỗ những người có triệu chứng nhiễm độc.
Tất cả các công nhân khám ở Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh đều được lấy máu gửi về và làm xét nghiệm định lượng nồng độ cồn methanol tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Qua đó, 88 công nhân đã được khám, theo dõi và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, 20 người khám và điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, bao gồm cả 7 người bị nhiễm độc nặng hoặc nguy kịch trong vụ việc.
Theo Thanhnien
Theo Bệnh viện Bạch Mai, đến chiều nay 13.3, 108 bệnh nhân là công nhân Công ty TNHH HSTECH Vina (tại Bắc Ninh) đã được khám, xét nghiệm đánh giá nguy cơ, mức độ nhiễm độc methanol, trong đó có các ca vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Trong 108 trường hợp nêu trên, có 22 người nhiễm methanol chưa có triệu chứng; 8 người nhiễm độc methanol mức độ nhẹ (chỉ số xét nghiệm cho thấy thay đổi nhẹ trên khí máu động mạch, chưa có tổn thương cơ quan, chưa có triệu chứng lâm sàng); 7 người nhiễm độc methanol mức độ nặng hoặc nguy kịch, trong đó có 1 người tử vong, 4 người tiên lượng bị di chứng, gây giảm nặng hoặc mất khả năng nhìn, 1 người di chứng não nặng gây rối loạn ý thức, rối loạn vận động...
Trước đó, từ cuối tháng 2, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu tiếp nhận các bệnh nhân bị nhiễm độc methanol đến từ Bắc Ninh.
Các bệnh nhân và người đi cùng cho biết, các trường hợp đến bệnh viện đều là công nhân Công ty TNHH HSTECH Vina sản xuất linh kiện điện tử. Trong quy trình sản xuất có một loại linh kiện bằng kim loại được sản xuất từ công đoạn cắt bằng dao. Trong công đoạn này, máy có phun cồn ethanol để làm mát dao cắt. Đồng thời, một số linh kiện sau đó không sạch sẽ được công nhân lau sạch bằng cồn ethanol.
Khoảng 1 tuần cuối tháng 2, công ty sử dụng sang lô cồn ethanol mới. Cũng từ thời điểm này, các công nhân bắt đầu thấy mệt, đau đầu nên xin nghỉ làm.
Trong số các bệnh nhân, có chị Nguyễn Thị H., 42 tuổi, ở H.Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân bắt đầu bị bệnh từ ngày 27.2 với triệu chứng mờ mắt, đau đầu, buồn nôn, sau đó lơ mơ dần. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Thuận Thành, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, điều trị tại Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng, nồng độ methanol trong máu là 123,16 mg/dL, não tổn thương nặng hai bên.
Dù đã được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, hồi sức, giải độc, lọc máu, tuy nhiên não tổn thương nặng không hồi phục nên gia đình xin về và chị H. đã qua đời.
Bệnh nhân nặng khác là Triệu Văn N., 17 tuổi, dân tộc Dao, quê Cao Bằng, vào viện ngày 24.2. 4 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân thấy khó thở, mệt, mờ mắt, lơ mơ, hôn mê, ngừng thở.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh cấp cứu, sau đó được chuyển tới Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng, tổn thương não nặng hai bên, nồng độ methanol trong máu là 125 mg/dL, không có ethanol. Bệnh nhân được cấp cứu điều trị hồi sức giải độc lọc máu, hiện tri giác có cải thiện nhưng não vẫn tổn thương và phù não nhiều, tổn thương mắt.
Tổn thương mù mắt
Cùng phân xưởng với chị H. có bệnh nhân Phàng A.T., 18 tuổi (nam giới, dân tộc Mông), ở H.Phù Yên, tỉnh Sơn La. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân thấy mờ mắt. Khi được chuyển tới Trung tâm Chống độc, bệnh nhân T. trong tình trạng tỉnh táo, các dấu hiệu sống ổn định, đồng tử giãn hai bên, mất thị lực gần hoàn toàn (chỉ còn phân biệt được sáng tối), máu nhiễm toan chuyển hóa nặng, nồng độ methanol máu là 10,48 mg/dL, khám chuyên khoa mắt thấy tổn thương thị giác hai bên, bệnh nhân chỉ còn thấy lờ mờ.Không may mắn như bệnh nhân Phàng A.T., người em là Phàng A.S., 16 tuổi (nam), nhập viện trong tình trạng đồng tử giãn hai bên. Bệnh nhân bị giảm thị lực nặng hai bên, có tổn thương thần kinh thị giác hai bên; khí máu có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa rõ, nồng độ methanol trong máu âm tính. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm độc methanol nặng giai đoạn muộn, có tổn thương mắt nặng (mù mắt)…
Ngoài ra, Trung tâm Chống độc còn điều trị cho 2 bệnh nhân khác bị tổn thương mắt mức độ nhẹ hơn và một bệnh nhân nhiễm độc methanol có nồng độ methanol máu cao nhưng đến sớm khi chưa có triệu chứng được kịp thời điều trị nên đã hồi phục tốt.
Ngộ độc methanol qua hô hấp
Theo TS - BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, loại cồn công ty sử dụng được người nhà bệnh nhân gửi tới Trung tâm Chống độc xét nghiệm. Kết quả cho thấy nồng độ methanol là 77,83%, không có ethanol. Các công nhân ở đây đã nhiễm độc methanol qua đường hô hấp do hít phải không khí có nhiễm methanol và có thể một phần qua da khi da tiếp xúc trực tiếp với cồn.Ngay từ khi có những bệnh nhân đầu tiên, Trung tâm Chống độc đã xác định đây là vụ nhiễm độc methanol trong môi trường lao động và khẩn cấp báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, đồng thời yêu cầu nhà máy khẩn cấp tổ chức cho các công nhân đi khám, kiểm tra và nhập viện cấp cứu những người có biểu hiện bất thường.
Trung tâm đã phối hợp liên tục với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh thực hiện chiến lược đánh giá sàng lọc nhanh các công nhân, phát hiện và điều trị ngay tại chỗ những người có triệu chứng nhiễm độc.
Tất cả các công nhân khám ở Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh đều được lấy máu gửi về và làm xét nghiệm định lượng nồng độ cồn methanol tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Qua đó, 88 công nhân đã được khám, theo dõi và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, 20 người khám và điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, bao gồm cả 7 người bị nhiễm độc nặng hoặc nguy kịch trong vụ việc.
Theo Thanhnien