Cuối cùng, Apple cũng đã loại bỏ phần tai thỏ xấu xí trên iPhone 14 Pro, mang đến một bề ngoài không quá khác biệt, nhưng lại trở nên thú vị khi có thông báo hoặc cuộc gọi đến. Apple gọi đó là Dynamic Island.
Apple không thể đặt camera mặt trước và công nghệ Face ID dưới màn hình mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc độ chính xác của nhận dạng khuôn mặt. Điểm thú vị của thủ thuật phần mềm thông minh này chính là khả năng xử lý, bù đắp cho sự thiếu sót về kỹ thuật đó, biến nó thành một yếu tố vừa đẹp mắt vừa hữu ích.
Nhưng nếu nhìn nhận công bằng, LG dường như đã làm được điều này gần một thập kỉ trước với dòng V của mình và gọi nó bằng cái tên Second Screen. Nó thực sự là một màn hình phụ, đặt phía trên màn hình chính, có thể hiển thị bất cứ thứ gì, từ vô số biểu tượng trạng thái và thời gian cho đến một số nút bật tắt nhanh, điều khiển trình phát nhạc, thanh tác camera nhanh hay thậm chí là những widget tùy biến.
Nó rất hay và thú vị, nhưng tại sao lại không bắt kịp những chiếc điện thoại Android tốt nhất? Giờ đây, Apple đã làm được điều đó, thậm chí là tốt hơn rất nhiều. Và đó có lẽ là một điều thất vọng đối với những người đam mê Android.
Bất kỳ ai từng là fan của điện thoại LG đều biết rằng công ty Hàn Quốc này, thường đi đầu đối với sự đổi mới trong không gian Android chừng nào họ còn sản xuất điện thoại. Từ các thiết bị màn hình kép kỳ lạ như LG Wing đến các điện thoại màn hình cong như LG G Flex, vốn khởi đầu cho xu hướng OLED có thể uốn cong, có vẻ như LG sẵn sàng thử bất cứ điều gì để tạo ra sự khác biệt so với phần còn lại.
Nhìn chung, chiến lược đó đã hoạt động khá ổn. Dù những chiếc điện thoại flagship của LG không bán chạy, thế nhưng, điều đó đủ khiến LG giữ vị trí số 3 tại Mỹ đối với thiết bị di động (và tốt hơn ở một số quốc gia khác) cho đến khi họ ngừng sản xuất smartphone vì không thể làm mọi thứ ổn thỏa.
Và đến mùa thu năm 2022, Apple công bố bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Đây là những chiếc iPhone toàn màn hình đầu tiên không có tai thỏ.
Thực tế, đó không phải là tai thỏ mà chúng ta biết, nhưng chắc chắn nó lớn hơn hầu hết mọi camera đục lỗ được sử dụng trên các thiết bị Android. Nó gần giống với cụm camera kép phía trước của Samsung Galaxy S10 Plus. Từ khi giới thiệu tai thỏ trên iPhone X và những thế hệ sau, Apple đã nhận được vô số lời chế nhạo liên quan đến thiết kế xấu xí này. Mãi đến hiện tại, nhà Táo mới trang bị các camera đục lỗ chiếm ít không gian hơn rất nhiều so với thiết kế tai thỏ.
Dẫu cho chính Samsung là công ty đầu tiên áp dụng thiết kế đục lỗ màn hình, thế nhưng, chính người hâm mộ mới khiến những lỗ đục camera này trở thành một thứ hoàn toàn thú vị, dù hơi vô dụng. Xu hướng đặt các hình nền đục lỗ tuyệt với cho Galaxy S10 đã trở thành một hiện tượng trên Reddit. Điều đó chứng minh rằng người dùng không quan tâm nhiều đến các giới hạn kỹ thuật, bởi họ quan tâm đến những gì có thể khiến họ vui vẻ hơn.
Thế nhưng, phần diễn thuyết về Dynamic Island của Apple tại sự kiện “Far Out” diễn ra ngày 07/09 vừa rồi mới chính là thứ thú vị nhất. Nói chung, Apple đã cắt bỏ một phần lớn khác trên màn hình để hiển thị mọi thông báo, biến nó thành một tính năng thú vị và hữu ích.
Những hình ảnh ghép này đã cho thấy vô số tính năng mà Apple đã tích hợp vào Dynamic Island, vốn khéo léo giấu khu vực lỗ đục này, bằng cách tích hợp vào trải nghiệm phần mềm.
Khi điện thoại cần xác thực sinh trắc học, một khuôn mặt vui tươi sẽ xuất hiện trên Dynamic Island và nháy mắt với chúng ta khi nó nhận ra bạn. Phát media có thể được truy cập ngay lập tức bằng một cú chạm. Ngay cả các chuyến đi tiếp theo của bạn cũng sẽ thông báo về những thông tin liên quan, bằng một cửa số bật ra nhanh chóng từ Dynamic Island.
Về cơ bản, nó được thiết kế để khắc phục tình trạng lộn xộn của những thông báo trên iPhone và điều đó hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ thứ gì có ở trên Android.
Dynamic Island sẽ không khắc phục được các vấn đề với thiết kế bóng thông báo lộn xộn của Apple, nhưng chắc chắn sẽ giúp ích cho các ứng dụng hoạt động nền cũng như những tác vụ như nghe nhạc hoặc hẹn giờ. Tại sao Google và các OEM Android không thực hiện điều này trước? Chắc có lẽ là vì họ chưa đủ độ sáng tạo chăng?
Công bằng mà nói, Dynamic Island không phải là một bản sao trực tiếp của những gì Android đã làm, nhưng đó là một tính năng tuyệt vời xuất phát từ một số ý tưởng khác nhau mà các nhà cung cấp Android đã đưa ra, chỉ là Apple cải tiến chúng trở nên tốt hơn rất nhiều. Đây cũng là một cách tốt hơn đáng kể để xử lý thông báo so với cách trượt xuống vô nghĩa hiện có mà Google áp dụng từ vài năm trước.
Apple đã thực hiện cách tiếp cận gần nhất với những gì Apple cung cấp, đối với các thông báo nhỏ hơn. Họ cung cấp các loại thông báo không thực sự cản trở những gì người dùng đang sử dụng. Nó không giống như kiểu thông báo biểu ngữ mà Android từng có và chỉ xuất hiện trên thanh trạng thái. Đó chắc chắn là một cải tiến lớn mà nhiều người mong muốn.
Nhưng Dynamic Island đại diện cho một cấp độ tương tác và đa nhiệm mới mà chúng ta chưa thực sự thấy bên ngoài cửa sổ nổi (chẳng hạn như khi bắt đầu hẹn giờ và làm việc khác trên điện thoại của mình). Đó là một cách tuyệt vời để biến không gian “lãng phí” trên màn hình thành thứ không chỉ hữu ích mà còn thú vị.
Chắc chắn, nhiều người sẽ muốn các OEM Android bắt chước tính năng này, ít nhất là trong Android 14 vào năm sau. Đã đến lúc hệ thống thông báo trượt xuống tồi tệ của Android được đại tu và một thứ gì đó tương tự như Dynamic Island là cách tuyệt vời để thực hiện điều đó. Google sẽ gặp một chút khó khăn để thực hiện bởi hầu hết các điện thoại Android đều có các thiết lập camera khác hoặc vị trí đục lỗ camera khác biệt, nhưng nếu có thể làm được, nỗ lực đó sẽ hoàn toàn xứng đáng.
>>> Không phải camera 48MP, đây mới là ngôi sao khiến giới công nghệ phát cuồng trên iPhone 14
Nguồn: Android Central
Nhưng nếu nhìn nhận công bằng, LG dường như đã làm được điều này gần một thập kỉ trước với dòng V của mình và gọi nó bằng cái tên Second Screen. Nó thực sự là một màn hình phụ, đặt phía trên màn hình chính, có thể hiển thị bất cứ thứ gì, từ vô số biểu tượng trạng thái và thời gian cho đến một số nút bật tắt nhanh, điều khiển trình phát nhạc, thanh tác camera nhanh hay thậm chí là những widget tùy biến.
Nó rất hay và thú vị, nhưng tại sao lại không bắt kịp những chiếc điện thoại Android tốt nhất? Giờ đây, Apple đã làm được điều đó, thậm chí là tốt hơn rất nhiều. Và đó có lẽ là một điều thất vọng đối với những người đam mê Android.
Biến cái đã có thành một thứ thú vị hơn
Nhìn chung, chiến lược đó đã hoạt động khá ổn. Dù những chiếc điện thoại flagship của LG không bán chạy, thế nhưng, điều đó đủ khiến LG giữ vị trí số 3 tại Mỹ đối với thiết bị di động (và tốt hơn ở một số quốc gia khác) cho đến khi họ ngừng sản xuất smartphone vì không thể làm mọi thứ ổn thỏa.
Và đến mùa thu năm 2022, Apple công bố bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Đây là những chiếc iPhone toàn màn hình đầu tiên không có tai thỏ.
Dẫu cho chính Samsung là công ty đầu tiên áp dụng thiết kế đục lỗ màn hình, thế nhưng, chính người hâm mộ mới khiến những lỗ đục camera này trở thành một thứ hoàn toàn thú vị, dù hơi vô dụng. Xu hướng đặt các hình nền đục lỗ tuyệt với cho Galaxy S10 đã trở thành một hiện tượng trên Reddit. Điều đó chứng minh rằng người dùng không quan tâm nhiều đến các giới hạn kỹ thuật, bởi họ quan tâm đến những gì có thể khiến họ vui vẻ hơn.
Thế nhưng, phần diễn thuyết về Dynamic Island của Apple tại sự kiện “Far Out” diễn ra ngày 07/09 vừa rồi mới chính là thứ thú vị nhất. Nói chung, Apple đã cắt bỏ một phần lớn khác trên màn hình để hiển thị mọi thông báo, biến nó thành một tính năng thú vị và hữu ích.
Khi điện thoại cần xác thực sinh trắc học, một khuôn mặt vui tươi sẽ xuất hiện trên Dynamic Island và nháy mắt với chúng ta khi nó nhận ra bạn. Phát media có thể được truy cập ngay lập tức bằng một cú chạm. Ngay cả các chuyến đi tiếp theo của bạn cũng sẽ thông báo về những thông tin liên quan, bằng một cửa số bật ra nhanh chóng từ Dynamic Island.
Về cơ bản, nó được thiết kế để khắc phục tình trạng lộn xộn của những thông báo trên iPhone và điều đó hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ thứ gì có ở trên Android.
Dynamic Island sẽ không khắc phục được các vấn đề với thiết kế bóng thông báo lộn xộn của Apple, nhưng chắc chắn sẽ giúp ích cho các ứng dụng hoạt động nền cũng như những tác vụ như nghe nhạc hoặc hẹn giờ. Tại sao Google và các OEM Android không thực hiện điều này trước? Chắc có lẽ là vì họ chưa đủ độ sáng tạo chăng?
Thời điểm để sao chép
Apple đã thực hiện cách tiếp cận gần nhất với những gì Apple cung cấp, đối với các thông báo nhỏ hơn. Họ cung cấp các loại thông báo không thực sự cản trở những gì người dùng đang sử dụng. Nó không giống như kiểu thông báo biểu ngữ mà Android từng có và chỉ xuất hiện trên thanh trạng thái. Đó chắc chắn là một cải tiến lớn mà nhiều người mong muốn.
Nhưng Dynamic Island đại diện cho một cấp độ tương tác và đa nhiệm mới mà chúng ta chưa thực sự thấy bên ngoài cửa sổ nổi (chẳng hạn như khi bắt đầu hẹn giờ và làm việc khác trên điện thoại của mình). Đó là một cách tuyệt vời để biến không gian “lãng phí” trên màn hình thành thứ không chỉ hữu ích mà còn thú vị.
Chắc chắn, nhiều người sẽ muốn các OEM Android bắt chước tính năng này, ít nhất là trong Android 14 vào năm sau. Đã đến lúc hệ thống thông báo trượt xuống tồi tệ của Android được đại tu và một thứ gì đó tương tự như Dynamic Island là cách tuyệt vời để thực hiện điều đó. Google sẽ gặp một chút khó khăn để thực hiện bởi hầu hết các điện thoại Android đều có các thiết lập camera khác hoặc vị trí đục lỗ camera khác biệt, nhưng nếu có thể làm được, nỗ lực đó sẽ hoàn toàn xứng đáng.
>>> Không phải camera 48MP, đây mới là ngôi sao khiến giới công nghệ phát cuồng trên iPhone 14
Nguồn: Android Central