Ăn uống đúng cách không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi phụ nữ đang mang thai. Nhưng ngay cả khi chỉ mới bắt đầu nghĩ đến việc thụ thai, phụ nữ vẫn nên thay đổi trong chế độ ăn uống để có dinh dưỡng tốt và an toàn.
Ăn đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt - những thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng chúng lại là những thực phẩm nên tránh nếu bạn đang cố gắng mang thai. Các thành phần nhân tạo, nội tiết tố tổng hợp và các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn có thể làm cho khả năng thụ thai kém hơn và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi tiềm năng.
Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng quá nếu gần đây phụ nữ muốn mang thai đã ăn bất kỳ thứ nào trong số những thứ này, chúng có thể không gây hại nhiều. Vậy khi có kế hoạch mang thai nên kiêng gì để an toàn? Tốt nhất nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây khi cặp đôi đang cố gắng thực hiện kế hoạch sinh con:
Cá ngừ là thực phẩm nên tránh do có hàm lượng thủy ngân cao có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, có nghĩa là tiêu thụ hải sản giàu thủy ngân như cá kiếm và cá ngừ khi mang thai có thể gây hại trực tiếp cho thai nhi. Ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao trước khi mang thai có thể tích tụ thủy ngân trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của em bé. Hệ thống thần kinh của thai nhi đang được hình thành trước khi hầu hết phụ nữ biết mình đang mang thai. Thủy ngân cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Thêm vào đó, nhiều loại nước ngọt đựng trong hộp đựng có chứa BPA - các chất trong sản phẩm nhựa và các hóa chất khác mà phụ nữ nên tránh.
Bánh mỳ là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm thay đổi nội tiết tố và cản trở quá trình rụng trứng.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm bánh mì, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, các loại cá như cá tra, ba sa... Vì vậy, nếu muốn tăng khả năng thụ thai, hãy tránh các loại thực phẩm làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến, đặc biệt là nếu bạn không kết hợp chúng với các loại thực phẩm làm chậm quá trình tăng.
Lượng đường trong máu tăng đột biến có thể gây viêm, thay đổi nội tiết tố và cản trở quá trình rụng trứng. Cố gắng chọn các loại carbs đốt cháy chậm, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám và mì ống hoặc gạo lứt, thay vì các loại tinh chế khi có thể, và kết hợp chúng với protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Phụ nữ có dự định mang thai nên tránh uống rượu.
Phụ nữ có thể mang thai nên tránh uống rượu vì rượu, giống như thủy ngân, có thể góp phần gây vô sinh và làm cạn kiệt vitamin B trong cơ thể giúp cải thiện cơ hội mang thai và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Đối với đàn ông, uống rượu, nhất là uống nhiều sẽ làm giảm lượng testosterone và chất lượng tinh trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Khi đó số lượng tinh trùng phóng thích sẽ ít hơn và tinh trùng không đủ sức khỏe để thực hiện tốt hành trình dài kết hợp với trứng của người phụ nữ.
Phô mai mềm chưa tiệt trùng có nguy cơ chứa vi khuẩn gây nguy hiểm cho thai nhi.
Phô mai mềm chưa tiệt trùng thường làm từ nguồn sữa thô dễ có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria cao hơn. Trong các loại vi khuẩn ở sữa và phô mai thì Listeria gây nguy hiểm cho thai nhất. Vi khuẩn Listeria có thể gây nhiễm trùng nhau thai, màng ối, thai nhi và có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết non. Phụ nữ không nên ăn phomai chưa tiệt trùng nếu đang cố gắng mang thai.
Thịt nguội cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn listeria.
Thịt đã qua chế biến như thịt nguội và xúc xích, cũng như cá hun khói, cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn listeria. Con đường lây bệnh của vi khuẩn listeria qua đường ăn uống gây ngộ độc thực phẩm, truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hay trong quá trình sinh đẻ.
Vi khuẩn listeria không chỉ gây bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa mà còn có thể xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết hoặc lây lan sang hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não. Ở phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh từ 1 đến 4 tuần. Vì vậy, khi muốn ăn thịt nguội, phụ nữ nên hâm nóng thịt cho đến khi thịt chín để tiêu diệt vi khuẩn.
Cá hồi sống có thể chứa vi khuẩn lây nhiễm sang thai nhi nếu nó đi qua nhau thai.
Thịt sống, hải sản và trứng có thể chứa vi khuẩn salmonella, vi khuẩn coliform hoặc bệnh toxoplasma, có thể lây nhiễm sang thai nhi nếu nó đi qua nhau thai. Đảm bảo nấu chín kỹ tất cả các sản phẩm động vật và không nên ăn sushi…
BS Hồng Vân/Suckhoedoisong
Ăn đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt - những thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng chúng lại là những thực phẩm nên tránh nếu bạn đang cố gắng mang thai. Các thành phần nhân tạo, nội tiết tố tổng hợp và các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn có thể làm cho khả năng thụ thai kém hơn và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi tiềm năng.
Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng quá nếu gần đây phụ nữ muốn mang thai đã ăn bất kỳ thứ nào trong số những thứ này, chúng có thể không gây hại nhiều. Vậy khi có kế hoạch mang thai nên kiêng gì để an toàn? Tốt nhất nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây khi cặp đôi đang cố gắng thực hiện kế hoạch sinh con:
1. Cá chứa nhiều thủy ngân
Thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, có nghĩa là tiêu thụ hải sản giàu thủy ngân như cá kiếm và cá ngừ khi mang thai có thể gây hại trực tiếp cho thai nhi. Ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao trước khi mang thai có thể tích tụ thủy ngân trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của em bé. Hệ thống thần kinh của thai nhi đang được hình thành trước khi hầu hết phụ nữ biết mình đang mang thai. Thủy ngân cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.
2. Soda
Soda dùng cả trong chế độ ăn kiêng và thông thường làm giảm khả năng sinh sản. Soda là sự kết hợp của chứng viêm và những thay đổi về trao đổi chất do quá nhiều chất làm ngọt tăng đường huyết và chất làm ngọt nhân tạo thay đổi vi khuẩn đường ruột.Thêm vào đó, nhiều loại nước ngọt đựng trong hộp đựng có chứa BPA - các chất trong sản phẩm nhựa và các hóa chất khác mà phụ nữ nên tránh.
3. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong các loại thực phẩm như khoai tây chiên hoặc bánh nướng lò vi sóng, bánh nướng làm từ shortening và thực phẩm chiên rán, có thể gây viêm và kháng insulin, làm giảm khả năng sinh sản. Nếu vượt quá chúng có thể làm hỏng mạch máu, làm gián đoạn dòng chảy của chất dinh dưỡng đến hệ thống sinh sản. Nam giới cũng không nên ăn chất béo chuyển hóa trong khi hai vợ chồng đang cố gắng thụ thai vì chúng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.4. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm bánh mì, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, các loại cá như cá tra, ba sa... Vì vậy, nếu muốn tăng khả năng thụ thai, hãy tránh các loại thực phẩm làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến, đặc biệt là nếu bạn không kết hợp chúng với các loại thực phẩm làm chậm quá trình tăng.
Lượng đường trong máu tăng đột biến có thể gây viêm, thay đổi nội tiết tố và cản trở quá trình rụng trứng. Cố gắng chọn các loại carbs đốt cháy chậm, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám và mì ống hoặc gạo lứt, thay vì các loại tinh chế khi có thể, và kết hợp chúng với protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
5. Rượu
Phụ nữ có thể mang thai nên tránh uống rượu vì rượu, giống như thủy ngân, có thể góp phần gây vô sinh và làm cạn kiệt vitamin B trong cơ thể giúp cải thiện cơ hội mang thai và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Đối với đàn ông, uống rượu, nhất là uống nhiều sẽ làm giảm lượng testosterone và chất lượng tinh trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Khi đó số lượng tinh trùng phóng thích sẽ ít hơn và tinh trùng không đủ sức khỏe để thực hiện tốt hành trình dài kết hợp với trứng của người phụ nữ.
6. Phô mai mềm chưa tiệt trùng
Phô mai mềm chưa tiệt trùng thường làm từ nguồn sữa thô dễ có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria cao hơn. Trong các loại vi khuẩn ở sữa và phô mai thì Listeria gây nguy hiểm cho thai nhất. Vi khuẩn Listeria có thể gây nhiễm trùng nhau thai, màng ối, thai nhi và có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết non. Phụ nữ không nên ăn phomai chưa tiệt trùng nếu đang cố gắng mang thai.
7. Thịt nguội
Thịt đã qua chế biến như thịt nguội và xúc xích, cũng như cá hun khói, cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn listeria. Con đường lây bệnh của vi khuẩn listeria qua đường ăn uống gây ngộ độc thực phẩm, truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hay trong quá trình sinh đẻ.
Vi khuẩn listeria không chỉ gây bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa mà còn có thể xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết hoặc lây lan sang hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não. Ở phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh từ 1 đến 4 tuần. Vì vậy, khi muốn ăn thịt nguội, phụ nữ nên hâm nóng thịt cho đến khi thịt chín để tiêu diệt vi khuẩn.
8. Thực phẩm ăn sống
Thịt sống, hải sản và trứng có thể chứa vi khuẩn salmonella, vi khuẩn coliform hoặc bệnh toxoplasma, có thể lây nhiễm sang thai nhi nếu nó đi qua nhau thai. Đảm bảo nấu chín kỹ tất cả các sản phẩm động vật và không nên ăn sushi…
BS Hồng Vân/Suckhoedoisong