Apple “bức xúc” vì bị Samsung Display “chèn ép” khi mua màn hình

SummerKisses❤️WinterTears
SummerKisses❤️WinterTears
Phản hồi: 0

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Theo báo cáo mới đây từ The Information đã hé lộ mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa Apple và Samsung. Chính vì “bức xúc” trước thái độ thiếu thiện cảm này, công ty Mỹ luôn ôm mộng thoát ly khỏi Samsung, hoặc giảm lệ thuộc xuống ít nhất có thể.

“Bằng mặt nhưng không bằng lòng”

Apple đã âm thầm phát triển công nghệ microLED cho Apple Watch. Tuy nhiên, có quá nhiều rào cản khiến họ khó đảm bảo lộ trình thương mại đúng kì vọng. Họ buộc phải duy trì quan hệ với Samsung trong khi chờ microLED trưởng thành hơn. Đây là mối quan hệ “bằng mặt mà không bằng lòng” giữa 2 hãng.
Samsung luôn dè chừng nhân viên Apple. Theo nhiều cựu nhân viên xác nhận, họ bị cấm tiếp cận vào sâu bên trong xưởng sản xuất của Samsung. Hay 1 sự cố hồi năm 2017, kĩ sư Apple bay tới Hàn Quốc để gặp bộ phận màn hình, chuẩn bị cho màn ra mắt iPhone X là thế hệ đầu tiên đổi sang OLED. Song, họ không được vào cơ sở của Samsung, bao gồm cả tòa nhà văn phòng. Lí do được hiểu là để bảo mật công nghệ.

Apple “bức xúc” vì bị Samsung Display “chèn ép” khi mua màn hình
Samsung cũng từ chối yêu cầu Apple về việc làm sạch bụi màn hình iPhone 14. Do có các vụn và cặn sinh ra trong quá trình gia công cắt lỗ bầu dục cho cụm camera TrueDepth. Samsung thường tìm cách tự mình giải quyết các vấn đề về khiếm khuyết, thay vì bàn bạc cùng Apple.
Một nhân viên an ninh Apple từng bị Samsung cản trở công tác tại nhà máy lắp ráp ở Việt Nam. Sau đó, hai công ty đạt thỏa thuận để nhân viên đi qua tòa nhà nhưng không được dừng lại kiểm tra xung quanh. Vì không được phép tìm hiểu kĩ, Apple không thể nắm bắt cách Samsung khắc phục các lỗi màn hình iPhone. Họ chỉ còn cách kiểm tra chất lượng gắt gao hơn quá trình phát triển sản phẩm.

Gian nan giảm lệ thuộc

Dù vậy, nói là giảm lệ thuộc nhưng quá trình diễn ra khá chậm chạp. Ví dụ theo tiết lộ của nhiều cựu nhân viên, Apple từng thông báo hạ nhu cầu sản xuất màn hình MacBook song Samsung vẫn cố ép công ty phải nhận tới hàng trăm ngàn đơn vị màn hình. Trong mối quan hệ với các đối tác khác, chính nhà sản xuất mới phải “ôm” rủi ro tài chính khi lưu kho bộ phận dư thừa.
Apple “bức xúc” vì bị Samsung Display “chèn ép” khi mua màn hình
LG là hy vọng của Apple để cân bằng quyền lực với Samsung
Apple đã cố hợp tác với các đối thủ của Samsung là LG và BOE. Dù vậy, phần lớn màn hình OLED cho iPhone vẫn do Samsung cung ứng, nhất là màn hình 120Hz. Ví dụ LG từng cố đáp ứng đơn hàng cho iPhone 12 và 13, song không đạt đủ tiêu chuẩn của Apple đề ra. Vì vậy, lâu dài thì Apple vẫn muốn tự chủ công nghệ màn hình, bắt đầu với Apple Watch năm 2024 hoặc 2025 sẽ chuyển sang microLED.
Sản phẩm kính thực tế ảo sắp tới của Apple được cho là sẽ dùng màn hình OLED hiển vi từ Sony.
Theo
MacRumors, xu hướng này là tất yếu. Quan hệ của công ty với Samsung thiên lệch hẳn về phía hãng màn hình Hàn Quốc. Công ty không tin tưởng vào Apple, từ chối trả lời những câu hỏi khi Apple muốn tìm hiểu kĩ hơn về OLED. Dù vậy, iPhone OLED vẫn sẽ phải lệ thuộc vào Samsung thời gian dài nữa.

>>> LG Display tố màn hình QD-OLED của Samsung dễ bị burn-in.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top