Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Seoul ngày 5/12. Cuộc gặp này có sự tham dự của những lãnh đứng đầu các tập đoàn lớn Hàn Quốc như Samsung, Hyundai Motor, LG và Lotte.
Theo báo Hàn Quốc Business Korea, Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong cũng tham gia cuộc họp này. Ông Lee đã gặp các lãnh đạo nhà nước Việt Nam trong 3 năm liên tiếp, từ 2018 đến 2020. Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam thế nên, cuộc họp này cũng thảo luận về việc Samsung mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Hồi tháng 10/2020, Lee đã thị sát công trường xây dựng trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam, tiết lộ kế hoạch mở rộng đầu tư tại cuộc gặp riêng với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó.
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhằm mục đích đề nghị Lee thành lập 1 nhà máy bán dẫn. Việt Nam đang tìm cách thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất chip nước ngoài, vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Mỹ - Trung gần đây. Việt Nam hiện đã có kinh nghiệm thu hút gã khổng lồ bán dẫn Mỹ Intel đặt nhà máy tại đây. Tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam đã là 1,5 tỉ USD và hiện có 2.800 nhân viên.
Thực tế, Chủ tịch nước đã từng 3 lần đề nghị người đứng đầu Samsung Electronics xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam vào hồi tháng 10/2018, tháng 11/2019 và tháng 10/2020.
Những người theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn tin rằng Việt Nam rất hấp dẫn về mặt thân thiện với môi trường cũng như chi phí lao động. Đối với Samsung Electronics, công ty đã công bố chiến lược quản lý môi trường mới vào hồi tháng 9, và Việt Nam là một lựa chọn sáng giá cho việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Theo khảo sát của tổ chức tư vấn năng lượng toàn cầu Ember, Việt Nam lần đầu tiên nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên trên 10% hồi năm 2021. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã vượt xa tỉ lệ 4,67% hồi năm ngoái của Hàn Quốc.
Một người trong ngành cho biết: “Samsung Electronics sẽ bị tổn thất doanh thu đáng kể nếu không đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo của khách hàng nước ngoài. Mở rộng nhà máy ở nước ngoài là chìa khóa quan trọng để đạt được RE100 và tránh các rào cản bảo hộ thương mại của những nước lớn.”
Một điều đáng chú ý nữa là Samsung có quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam. Hiện tại, Samsung đang vận hành tổng cộng 6 nhà máy sản xuất, một tổng công ty bán hàng và một trung tâm R&D tại Việt Nam. Tính đến tháng 6 năm nay, tổng vốn đầu tư của Samsung Electronics tại Việt Nam đã vượt quá 20 tỷ USD, gấp khoảng 30 lần so với mức 607 triệu USD đầu tư vào Bắc Ninh hồi năm 2008.
Trong khi đó, Samsung Electronics sẽ hoàn thành trung tâm R&D Việt Nam tại Hà Nội vào cuối tháng 12 năm nay. Đây là trung tâm R&D lớn nhất ở Đông Nam Á của Samsung. Trung tâm trị giá 220 triệu USD này dự kiến sẽ có 2.200 nhân viên và sẽ tập trung vào phát triển thiết bị đầu cuối di động, mạng và phần mềm. Lee được biết là đang cân nhắc tham dự lễ khánh thành trung tâm R&D Việt Nam vào cuối năm nay.
>> Vì sao các hãng công nghệ đang đổ hàng tỷ USD vào ngành chip Việt Nam?
Nguồn: Business Korea
Theo báo Hàn Quốc Business Korea, Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong cũng tham gia cuộc họp này. Ông Lee đã gặp các lãnh đạo nhà nước Việt Nam trong 3 năm liên tiếp, từ 2018 đến 2020. Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam thế nên, cuộc họp này cũng thảo luận về việc Samsung mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Hồi tháng 10/2020, Lee đã thị sát công trường xây dựng trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam, tiết lộ kế hoạch mở rộng đầu tư tại cuộc gặp riêng với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó.
Thực tế, Chủ tịch nước đã từng 3 lần đề nghị người đứng đầu Samsung Electronics xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam vào hồi tháng 10/2018, tháng 11/2019 và tháng 10/2020.
Những người theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn tin rằng Việt Nam rất hấp dẫn về mặt thân thiện với môi trường cũng như chi phí lao động. Đối với Samsung Electronics, công ty đã công bố chiến lược quản lý môi trường mới vào hồi tháng 9, và Việt Nam là một lựa chọn sáng giá cho việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Theo khảo sát của tổ chức tư vấn năng lượng toàn cầu Ember, Việt Nam lần đầu tiên nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên trên 10% hồi năm 2021. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã vượt xa tỉ lệ 4,67% hồi năm ngoái của Hàn Quốc.
Một điều đáng chú ý nữa là Samsung có quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam. Hiện tại, Samsung đang vận hành tổng cộng 6 nhà máy sản xuất, một tổng công ty bán hàng và một trung tâm R&D tại Việt Nam. Tính đến tháng 6 năm nay, tổng vốn đầu tư của Samsung Electronics tại Việt Nam đã vượt quá 20 tỷ USD, gấp khoảng 30 lần so với mức 607 triệu USD đầu tư vào Bắc Ninh hồi năm 2008.
Trong khi đó, Samsung Electronics sẽ hoàn thành trung tâm R&D Việt Nam tại Hà Nội vào cuối tháng 12 năm nay. Đây là trung tâm R&D lớn nhất ở Đông Nam Á của Samsung. Trung tâm trị giá 220 triệu USD này dự kiến sẽ có 2.200 nhân viên và sẽ tập trung vào phát triển thiết bị đầu cuối di động, mạng và phần mềm. Lee được biết là đang cân nhắc tham dự lễ khánh thành trung tâm R&D Việt Nam vào cuối năm nay.
>> Vì sao các hãng công nghệ đang đổ hàng tỷ USD vào ngành chip Việt Nam?
Nguồn: Business Korea