vuchau1210.01
Pearl
Một phân tích mới về dữ liệu của Kính viễn vọng Hubble đã cho thấy có rất nhiều ánh sáng trong không gian xung quanh Hệ Mặt Trời. Mặc dù đã tính đến các ngôi sao và thiên hà bao quanh, ánh sáng hoàng đạo (còn gọi là bụi trên mặt phẳng của Hệ Mặt trời), nhưng không thứ nào trong số đó có thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho cái mà các nhà thiên văn học hiện đang gọi là "ánh sáng ma quái". Trong dự án có tên SKYSURF, các nhà khoa học quốc tế đã phân tích 200.000 hình ảnh từ Hubble và thực hiện hàng nghìn phép đo, để chắc chắn rằng nguồn sáng này là có thật. Hơn nữa, đó lại là nguồn sáng bí ẩn.
Khả năng có thể nhất được tính đến là một thành phần bụi của Hệ Mặt Trời mà chúng ta chưa phát hiện trực tiếp bao gồm các hạt bụi và băng nhỏ từ quần thể sao chổi di chuyển vào trong từ vùng tối của Hệ Mặt Trời, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và tạo ra ánh sáng toàn cầu, sau đó khuếch tán ra xung quanh. Nguồn ánh sáng này sẽ ở gần chúng ta hơn một chút, so với ánh sáng được phát hiện bởi tàu thăm dò không gian New Horizons, vốn đã tìm thấy ánh sáng quang học dư thừa trong không gian bên ngoài Sao Diêm Vương, bên ngoài Hệ Mặt Trời. Nếu giả thuyết trên là đúng, thì sẽ có một loại ánh sáng bổ sung đến từ bên trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Xung quanh vũ trụ của chúng ta vốn có rất nhiều nguồn sáng trôi nổi. Các nguồn sáng này đến từ các hành tinh, ngôi sao, thiên hà, thậm chí cả khí và bụi. Những thứ nào có ánh sáng là những mục tiêu mà khoa học cần xem xét. Tuy nhiên, việc phát hiện ánh sáng xung quanh ở những vị trí xen kẽ này, như không gian giữa các hành tinh, giữa các vì sao và giữa các thiên hà là một việc khó thực hiện. Có những hiện tượng hoặc những hình ảnh hiển hiện trước mặt mà khoa học chưa thể giải thích được. Lượng ánh sáng dư thừa nói trên cũng vậy, khi chưa có câu trả lời về nó, nó sẽ tác động đối với sự hiểu biết của chúng ta về Hệ Mặt Trời và cách nó kết hợp với nhau. >>>Bí ẩn ngọn lửa cháy 4000 năm ko tắt, điều gì đã tạo ra ngọn lửa vĩnh cửu này? Nguồn sciencealert