Khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam ở New Delhi là nơi có một kỳ quan cổ xưa vô cùng nổi tiếng. Đó là một cây cột sắt 1.600 năm tuổi có khả năng chống gỉ đặc biệt.
Cột sắt của Quần thể kiến trúc Qutub, tên gọi của di tích cổ này, cao 7,21 mét, đường kính 41 cm và nặng khoảng 6 tấn. Nó cũng có tuổi đời hơn một thiên niên kỷ rưỡi, được cho là đã được dựng lên dưới triều đại của Chandragupta II, một trong những vị hoàng đế hùng mạnh nhất của Đế chế Gupta.
Mặc dù đã đứng sừng sững hàng nghìn năm ngoài trời, nhưng cột sắt này vẫn không có dầu hiệu bị gỉ sét. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã suy đoán về những đặc tính của điều khác thường này. Mãi đến năm 2003, bí ẩn mới được giải mã.
Nhiều người tin cây cột chống rỉ sét được làm từ vài kim loại bí ẩn không có nguồn gốc từ Trái Đất. Còn những người khác lại suy đoán người tạo ra nó sử dụng một kỹ thuật đã bị thất truyền. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng đã được đưa ra bởi các nhà luyện kim hiện đại.
R Balasubramanian, đồng tác giả của nghiên cứu, gọi cây cột là “bằng chứng sống cho kỹ năng luyện kim của các nhà luyện kim ở Ấn Độ cổ đại”. Ông giải thích cấu trúc sắt rèn có một lớp bảo vệ gọi là “misawite”, một loại sắt oxyhydroxide vô định hình tạo thành một hàng rào. Lớp chất này bám chặt vào bề mặt tiếp xúc giữa kim loại và rỉ sét. Sự hình thành của misawite là do hàm lượng phốt pho cao trong sắt.
Trong khi sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05%, thì sắt rèn của cột sắt cổ đại này chứa tới 1% phốt pho. Theo Tiến sĩ Balasubramaniam từ Viện Công nghệ Ấn Độ, thay vì loại bỏ phốt pho ra khỏi sắt như công nhân ngày nay làm để ngăn kim loại bị vỡ, họ giữ nó lại và chỉ dùng búa đập vào cột để đẩy phốt pho ra khỏi bề mặt kim loại. Điều này giữ cho sắt chắc chắn, đồng thời dẫn đến sự hình thành của hàng rào bảo vệ.
Cột sắt này cũng nổi tiếng là nơi mang lại may mắn cho bất cứ ai vòng tay quanh cấu trúc kim loại, chạm vào đầu ngón tay. Vì thế ngày càng có nhiều người tham gia vào hoạt động này trong những năm qua, dẫn đến sự đổi màu rõ rệt của cây cột.
Lớp misawite mặc dù có khả năng bảo vệ sắt chống rỉ sét rất tốt, nhưng nó là một lớp cực kỳ mỏng. Khách du lịch đã liên lục cọ xát quần áo và bàn tay của mình lên đó nên vô tình loại bỏ lớp hàng rào bảo vệ trong suốt 1.600 năm. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã nhận ra mối nguy hiểm và dựng hàng rào bảo vệ xung quanh cây cột.
>>>Độc đáo những bức chân dung được vẽ bằng... lửa
Nguồn odditycentral
Cột sắt của Quần thể kiến trúc Qutub, tên gọi của di tích cổ này, cao 7,21 mét, đường kính 41 cm và nặng khoảng 6 tấn. Nó cũng có tuổi đời hơn một thiên niên kỷ rưỡi, được cho là đã được dựng lên dưới triều đại của Chandragupta II, một trong những vị hoàng đế hùng mạnh nhất của Đế chế Gupta.
Mặc dù đã đứng sừng sững hàng nghìn năm ngoài trời, nhưng cột sắt này vẫn không có dầu hiệu bị gỉ sét. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã suy đoán về những đặc tính của điều khác thường này. Mãi đến năm 2003, bí ẩn mới được giải mã.
R Balasubramanian, đồng tác giả của nghiên cứu, gọi cây cột là “bằng chứng sống cho kỹ năng luyện kim của các nhà luyện kim ở Ấn Độ cổ đại”. Ông giải thích cấu trúc sắt rèn có một lớp bảo vệ gọi là “misawite”, một loại sắt oxyhydroxide vô định hình tạo thành một hàng rào. Lớp chất này bám chặt vào bề mặt tiếp xúc giữa kim loại và rỉ sét. Sự hình thành của misawite là do hàm lượng phốt pho cao trong sắt.
Trong khi sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05%, thì sắt rèn của cột sắt cổ đại này chứa tới 1% phốt pho. Theo Tiến sĩ Balasubramaniam từ Viện Công nghệ Ấn Độ, thay vì loại bỏ phốt pho ra khỏi sắt như công nhân ngày nay làm để ngăn kim loại bị vỡ, họ giữ nó lại và chỉ dùng búa đập vào cột để đẩy phốt pho ra khỏi bề mặt kim loại. Điều này giữ cho sắt chắc chắn, đồng thời dẫn đến sự hình thành của hàng rào bảo vệ.
Cột sắt này cũng nổi tiếng là nơi mang lại may mắn cho bất cứ ai vòng tay quanh cấu trúc kim loại, chạm vào đầu ngón tay. Vì thế ngày càng có nhiều người tham gia vào hoạt động này trong những năm qua, dẫn đến sự đổi màu rõ rệt của cây cột.
Lớp misawite mặc dù có khả năng bảo vệ sắt chống rỉ sét rất tốt, nhưng nó là một lớp cực kỳ mỏng. Khách du lịch đã liên lục cọ xát quần áo và bàn tay của mình lên đó nên vô tình loại bỏ lớp hàng rào bảo vệ trong suốt 1.600 năm. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã nhận ra mối nguy hiểm và dựng hàng rào bảo vệ xung quanh cây cột.
>>>Độc đáo những bức chân dung được vẽ bằng... lửa
Nguồn odditycentral