cpsmartyboy
Pearl
Boeing sẽ phải trả 243,6 triệu USD tiền phạt và khoảng 1,77 tỷ USD tiền bồi thường vì lừa dối khách hàng về sự an toàn của máy bay Boeing 737 Max.
Boeing, nhà sản xuất máy bay khổng lồ sẽ phải trả hơn 2,5 tỷ USD tiền phạt và bồi thường theo thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ). Số tiền phạt này của Boeing đến từ hai vụ tai nạn, khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng và dẫn đến việc chiếc máy bay phản lực 737 MAX phải tiếp đất.
Thỏa thuận giải quyết cho phép Boeing tránh bị truy tố về tội hình sự, bao gồm khoản tiền phạt 243,6 triệu USD, bồi thường cho các hãng hàng không 1,77 tỷ USD và quỹ hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn 500 triệu USD. Hãng trước đó đã dính phải các cáo buộc như âm mưu gian lận liên quan đến thiết kế sai sót của máy bay.
Boeing cho biết họ sẽ phải trả khoản phí 743,6 triệu USD để giải quyết các thỏa thuận và tránh bị truy tố. Đây là một hình thức thương lượng của công ty.
Thỏa thuận của Bộ Tư pháp được công bố, sau khi giới hạn cuộc điều tra kéo dài 21 tháng về thiết kế và phát triển của 737 MAX, sau hai vụ tai nạn ở Indonesia và Ethiopia, lần lượt vào năm 2018 và 2019.
Quyền Trợ lý Tổng chưởng lý David Burns cho biết trong một tuyên bố: "Vụ tai nạn cho thấy hành vi gian dối và lừa đảo của nhân viên làm việc cho một trong những nhà sản xuất máy bay thương mại hàng đầu thế giới. Các nhân viên của Boeings đã chọn lợi nhuận, nên đã tìm cách che giấu thông tin quan trọng từ FAA liên quan đến hoạt động của chiếc máy bay 737 MAX và tham gia vào nỗ lực che đậy hành vi lừa dối của họ”.
Các vụ tai nạn đã khiến Boeing thiệt hại 20 tỷ USD.
Quốc hội Mỹ hiện đã thông qua luật về cách FAA chứng nhận máy bay mới.
Boeing 737 MAX đã được dỡ bỏ hạn chế cho đến tháng 11/2020, sau khi một số nâng cấp an toàn đáng kể và cải tiến trong đào tạo phi công đã được thực hiện đối với máy bay phản lực tiếp đất.
Boeing là nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Mỹ và lớn thứ hai thế giới sau Airbus của Châu Âu. Nhưng tập đoàn này hiện bị buộc tội âm mưu lừa đảo. Boeing phải đối mặt với một thỏa thuận truy tố được hoãn lại ba năm mà cáo buộc sẽ bị bác bỏ nếu công ty tuân thủ.
Boeing thừa nhận trong các tài liệu của tòa án rằng hai trong số các phi công kỹ thuật 737 MAX của hãng đã lừa dối FAA về một hệ thống an toàn có tên là MCAS. Hệ thống này gắn liền với cả hai vụ tai nạn. Tài liệu tiết lộ Boeing đã hợp tác với cuộc điều tra nhưng chỉ sau khi cuộc điều tra ban đầu gây "thất vọng".
Về phần mình, các công tố viên đã thừa nhận các bước mà Boeing đã thực hiện kể từ sau vụ tai nạn, chẳng hạn như sa thải giám đốc điều hành trước đó vào cuối năm 2019 và bổ sung một ủy ban an toàn thường trực cấp hội đồng quản trị.
Đối với nhiều gia đình nạn nhân, động thái mới nhất của các nhà chức trách không khiến họ hài lòng.
Trong một tuyên bố, Michael Stumo, người có con gái thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MAX ở Ethiopia cho biết: "Việc dàn xếp này nhằm bảo vệ Boeing hơn là công lý, bởi nó sẽ giúp Boeing tiếp tục trốn tránh trách nhiệm giải trình và tính minh bạch”.
>>> Trung Quốc mở dịch vụ du lịch vũ trụ từ năm 2025, với giá vé siêu đắt đỏ lên tới hơn 10 tỷ đồng
Nguồn: Interestingengineering
Thỏa thuận giải quyết cho phép Boeing tránh bị truy tố về tội hình sự, bao gồm khoản tiền phạt 243,6 triệu USD, bồi thường cho các hãng hàng không 1,77 tỷ USD và quỹ hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn 500 triệu USD. Hãng trước đó đã dính phải các cáo buộc như âm mưu gian lận liên quan đến thiết kế sai sót của máy bay.
Boeing cho biết họ sẽ phải trả khoản phí 743,6 triệu USD để giải quyết các thỏa thuận và tránh bị truy tố. Đây là một hình thức thương lượng của công ty.
Thỏa thuận của Bộ Tư pháp được công bố, sau khi giới hạn cuộc điều tra kéo dài 21 tháng về thiết kế và phát triển của 737 MAX, sau hai vụ tai nạn ở Indonesia và Ethiopia, lần lượt vào năm 2018 và 2019.
Quyền Trợ lý Tổng chưởng lý David Burns cho biết trong một tuyên bố: "Vụ tai nạn cho thấy hành vi gian dối và lừa đảo của nhân viên làm việc cho một trong những nhà sản xuất máy bay thương mại hàng đầu thế giới. Các nhân viên của Boeings đã chọn lợi nhuận, nên đã tìm cách che giấu thông tin quan trọng từ FAA liên quan đến hoạt động của chiếc máy bay 737 MAX và tham gia vào nỗ lực che đậy hành vi lừa dối của họ”.
Các vụ tai nạn đã khiến Boeing thiệt hại 20 tỷ USD.
Quốc hội Mỹ hiện đã thông qua luật về cách FAA chứng nhận máy bay mới.
Boeing 737 MAX đã được dỡ bỏ hạn chế cho đến tháng 11/2020, sau khi một số nâng cấp an toàn đáng kể và cải tiến trong đào tạo phi công đã được thực hiện đối với máy bay phản lực tiếp đất.
Boeing là nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Mỹ và lớn thứ hai thế giới sau Airbus của Châu Âu. Nhưng tập đoàn này hiện bị buộc tội âm mưu lừa đảo. Boeing phải đối mặt với một thỏa thuận truy tố được hoãn lại ba năm mà cáo buộc sẽ bị bác bỏ nếu công ty tuân thủ.
Về phần mình, các công tố viên đã thừa nhận các bước mà Boeing đã thực hiện kể từ sau vụ tai nạn, chẳng hạn như sa thải giám đốc điều hành trước đó vào cuối năm 2019 và bổ sung một ủy ban an toàn thường trực cấp hội đồng quản trị.
Đối với nhiều gia đình nạn nhân, động thái mới nhất của các nhà chức trách không khiến họ hài lòng.
Trong một tuyên bố, Michael Stumo, người có con gái thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MAX ở Ethiopia cho biết: "Việc dàn xếp này nhằm bảo vệ Boeing hơn là công lý, bởi nó sẽ giúp Boeing tiếp tục trốn tránh trách nhiệm giải trình và tính minh bạch”.
>>> Trung Quốc mở dịch vụ du lịch vũ trụ từ năm 2025, với giá vé siêu đắt đỏ lên tới hơn 10 tỷ đồng
Nguồn: Interestingengineering