Mới đây, vào ngày 1/10, người dùng Reddit daryavaseum với tên thật là Darya Kawa Mirza đã dăng tải một bức ảnh lên subreddit r/space với tựa đề: “Một trong những hình ảnh mặt trăng sắc nét nhất mà tôi từng chụp qua kính thiên văn 8 inch.”
Bức ảnh này có độ rõ nét đáng kinh ngạc, khiến diễn đàn Reddit mê mẩn. Tính đến ngày 6/10, bức ảnh mặt trăng này đã nhận được hơn 62.000 lượt thích và khoảng 1.000 bình luận. Theo nhiếp ảnh gia thiên văn Darya Kawa Mirza (người đăng tải bài viết), bức ảnh này được chụp bằng “chiếc máy ảnh Canon EOS 1200D gắn với kính thiên văn Celestron NexStar 8SE.”
Anh cho biết: “Tôi bắt đầu chụp 360 bức ảnh thô sau đó kết hợp chúng lại thành 1 hình ảnh duy nhất để thể hiện màu sắc và tăng độ sắc nét cũng như độ trong của bề mặt. Hãy nhớ rằng, đây là phiên bản được cắt ra từ ảnh gốc. Tôi chủ yếu sử dụng Photoshop để ghép mọi hình ảnh của mình.”
Bức ảnh này cho thấy một phần mặt trăng khá chi tiết, để lộ vô số vết và rãnh của miệng núi lửa được mặt trời chiếu sáng. Nó cũng cho thấy mặt trăng không hoàn toàn có màu trắng và xám, dù có vẻ như mắt thường chúng ta nhận thấy như vậy khi nhìn từ Trái Đất.
Theo tạp chí Smithsonian Magazine, các phi hành gia từ các sứ mệnh Apollo đều ghi nhận việc nhìn thấy những màu khác nhau trên mặt trăng trong các sự mệnh, từ nâu sôcôla đến xanh lam nhạt.
Những tông màu này này là do sự khác biệt trong thành phần khoáng chất của bề mặt Mặt Trăng, cụ thể là sự khác biệt về hàm lượng sắt và titan. Màu xanh lam đậm thường báo hiệu các khu vực khoáng chất có chưa titan, trong khi màu cam và màu tím gợi ý những khu vực có hàm lượng titan và sắt tương đối thấp.
Các miệng núi lửa nhìn thấy trong ảnh là kết quả của hàng tỉ năm bị những tiểu hành tinh bắn phá. Dẫu cả Mặt Trăng và Trái Đất đều đã trải qua nhiều cuộc tấn công của tiểu hành tinh, Trái Đất có các quá trình tự nhiên như xói mòn do thời tiết, nước và thực vật, tránh tình trạng miệng núi lửa theo thời gian. Ngược lại, do không có bầu khí quyển, Mặt Trăng không phải trải qua những quá trình này, thế nên, những miệng núi lửa vẫn có xu hướng giữ nguyên.
Bill Cooke, người đứng đầu Văn phòng Môi trường Meteoroid của NASA tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall ở Alabama của NASA, cho biết rằng khoảng 100 viên đá không gian có kích thước bằng quả bóng bàn va vào Mặt Trăng mỗi ngày và mỗi viên lại chứa khoảng 3,2kg thuốc nổ.
Cooke cũng ước tính rằng những tảng đá lớn hơn, chẳng hạn như các tảng đá có chiều ngang 2,5m, va vào Mặt Trăng theo chu kỳ 4 năm/lần hoặc lâu hơn.
>>> Bí mật của mặt trăng được người xưa nhìn thấu nhưng không ai tin, đó là gì?
Nguồn: NewsWeek
Bức ảnh này có độ rõ nét đáng kinh ngạc, khiến diễn đàn Reddit mê mẩn. Tính đến ngày 6/10, bức ảnh mặt trăng này đã nhận được hơn 62.000 lượt thích và khoảng 1.000 bình luận. Theo nhiếp ảnh gia thiên văn Darya Kawa Mirza (người đăng tải bài viết), bức ảnh này được chụp bằng “chiếc máy ảnh Canon EOS 1200D gắn với kính thiên văn Celestron NexStar 8SE.”
Bức ảnh này cho thấy một phần mặt trăng khá chi tiết, để lộ vô số vết và rãnh của miệng núi lửa được mặt trời chiếu sáng. Nó cũng cho thấy mặt trăng không hoàn toàn có màu trắng và xám, dù có vẻ như mắt thường chúng ta nhận thấy như vậy khi nhìn từ Trái Đất.
Theo tạp chí Smithsonian Magazine, các phi hành gia từ các sứ mệnh Apollo đều ghi nhận việc nhìn thấy những màu khác nhau trên mặt trăng trong các sự mệnh, từ nâu sôcôla đến xanh lam nhạt.
Những tông màu này này là do sự khác biệt trong thành phần khoáng chất của bề mặt Mặt Trăng, cụ thể là sự khác biệt về hàm lượng sắt và titan. Màu xanh lam đậm thường báo hiệu các khu vực khoáng chất có chưa titan, trong khi màu cam và màu tím gợi ý những khu vực có hàm lượng titan và sắt tương đối thấp.
Các miệng núi lửa nhìn thấy trong ảnh là kết quả của hàng tỉ năm bị những tiểu hành tinh bắn phá. Dẫu cả Mặt Trăng và Trái Đất đều đã trải qua nhiều cuộc tấn công của tiểu hành tinh, Trái Đất có các quá trình tự nhiên như xói mòn do thời tiết, nước và thực vật, tránh tình trạng miệng núi lửa theo thời gian. Ngược lại, do không có bầu khí quyển, Mặt Trăng không phải trải qua những quá trình này, thế nên, những miệng núi lửa vẫn có xu hướng giữ nguyên.
Bill Cooke, người đứng đầu Văn phòng Môi trường Meteoroid của NASA tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall ở Alabama của NASA, cho biết rằng khoảng 100 viên đá không gian có kích thước bằng quả bóng bàn va vào Mặt Trăng mỗi ngày và mỗi viên lại chứa khoảng 3,2kg thuốc nổ.
Cooke cũng ước tính rằng những tảng đá lớn hơn, chẳng hạn như các tảng đá có chiều ngang 2,5m, va vào Mặt Trăng theo chu kỳ 4 năm/lần hoặc lâu hơn.
>>> Bí mật của mặt trăng được người xưa nhìn thấu nhưng không ai tin, đó là gì?
Nguồn: NewsWeek