thumbnail - Cà rốt có thực sự tốt cho mắt không?
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Cà rốt có thực sự tốt cho mắt không?

Từ những miếng cà rốt luộc thơm ngọt đến một cốc nước ép cà rốt màu sắc, chắc chắn những củ cà rốt vẫn thường có trong thực đơn ăn uống của bạn. Cà rốt là loại rau củ ăn giòn và có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn vẫn từng nghe nói rằng, cà rốt được cho là có tác dụng giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh và cải thiện tầm nhìn ban đêm.

Cà rốt và sức khỏe của mắt

Khi còn bé, nhiều người thường được nghe tác dụng khi ăn cà rốt sẽ giúp cho mắt sáng và khoẻ hơn. Nhưng không phải ai cũng biết lí do liên hệ giữa cà rốt và thị lực bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại. 

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các phi công của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh lần đầu tiên bắt đầu sử dụng radar để xác định mục tiêu và bắn hạ máy bay đối phương. Trong nỗ lực giữ bí mật về công nghệ mới này, người ta cho rằng độ chính xác trực quan của các phi công, đặc biệt là vào ban đêm, được cho là nhờ ăn cà rốt.

Từ đó dẫn đến một chiến dịch tuyên truyền lâu dài, nhằm quảng cáo cà rốt để có thị lực tốt hơn. Và mối liên hệ giữa việc ăn cà rốt và cải thiện thị lực ban đêm vẫn còn cho đến ngày nay.

Cà rốt có thực sự tốt cho mắt không? 

Từ lâu, con người đã biết cà rốt tốt cho mắt

Chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho mắt

Cà rốt là một nguồn giàu beta carotene và lutein, là những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mắt do các gốc tự do gây ra. Các gốc tự do là những hợp chất có thể dẫn đến tổn thương tế bào, lão hóa và các bệnh mãn tính, bao gồm cả các bệnh về mắt, khi số lượng của chúng trở nên quá cao.

Beta caroten tạo cho nhiều loại thực vật có màu đỏ, cam và vàng. Cà rốt màu cam đặc biệt chứa nhiều beta carotene, chất mà cơ thể bạn chuyển hóa thành vitamin A. Sự thiếu hụt vitamin A, có thể dẫn đến chứng quáng gà, thường có thể khắc phục được bằng cách bổ sung nó từ nhiều nguồn khác nhau.

Cà rốt có thực sự tốt cho mắt không? 

Cà rốt được nấu chín giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn

Vitamin A cần thiết để tạo thành rhodopsin là sắc tố màu tím đỏ, nhạy cảm với ánh sáng trong tế bào mắt giúp bạn nhìn vào ban đêm. Cơ thể sẽ hấp thụ và sử dụng beta carotene hiệu quả hơn, khi bạn ăn cà rốt nấu chín thay vì ăn sống. Ngoài ra, vitamin A và các tiền chất của nó hòa tan trong chất béo, vì vậy ăn cà rốt với nguồn chất béo giúp cải thiện sự hấp thu này.

Cà rốt vàng chứa nhiều lutein nhất, có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), một tình trạng mà thị lực của bạn dần dần bị mờ hoặc mất.

>>>Phụ nữ ăn chay chú ý: thiếu chất có thể dẫn đến gãy xương!

Nguồn healthline

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác