vuchau1210.01
Pearl
Các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đang phải vật lộn với tình trạng vi phạm thương hiệu ngày càng tăng, cùng với việc "ăn cắp" thiết kế đang phổ biến từ nhà phân phối Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Hầu hết các trường hợp vi phạm liên quan đến các công ty làm đẹp Hàn Quốc xảy ra ở Trung Quốc, năm ngoái ghi nhận 2.920 trường hợp. Đứng thứ hai là ở Indonesia với 840 vụ, tiếp theo là Việt Nam 660 và Thái Lan 550. Các doanh nghiệp Hàn đang liên tục kêu gọi quốc tế ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng dường như bị các doanh nghiệp ở các nước nói trên phớt lờ.
Mỹ phẩm Hàn vốn rất có sức hút với người tiêu dùng
Một số nhà sản xuất hàng giả sao chép hình ảnh thương hiệu hoặc thiết kế và bán chúng với giá rẻ hơn cho người tiêu dùng địa phương. Chẳng hạn như hãng mỹ phẩm nội địa CLIO, các sản phẩm Eye Palette và Kill Cover của họ đã bị làm nhái. Một công ty tên là PONY CLIO đã sản xuất các mặt hàng tương tự sử dụng cùng tên "Eye Palette" và "Kiss Cover", bán lẻ chúng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, đánh lừa người tiêu dùng.
Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) cho biết, sản phẩm 99 Percent Aloe Gel của một công ty mỹ phẩm Hàn Quốc khác là Holika Holika cũng bị làm nhái với kiểu dáng tương tự. Đặc biệt, các nhà môi giới Trung Quốc đã đăng ký trước nhãn hiệu của các sản phẩm sao chép từ Hàn Quốc tại Trung Quốc. Họ còn tận dụng quy trình chứng nhận vệ sinh khó khăn của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là các công ty Trung Quốc có lợi thế hơn.
So sánh mỹ phẩm chính hãng Hàn Quốc và hàng nhái Trung Quốc
Các công ty Hàn thực tế lại rất khó có được chứng nhận vệ sinh từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vì họ phải tiết lộ tất cả các thành phần có trong sản phẩm cũng như công nghệ họ sử dụng để sản xuất chúng. Bản thân thủ tục chứng nhận cũng phức tạp.
Số lượng các nhà môi giới Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu của các thương hiệu Hàn Quốc hiện có hoặc các sản phẩm của họ tại Trung Quốc đã tăng lên trong ba năm qua. Sau đó, những người môi giới lại bán lại quyền thương hiệu cho các công ty địa phương hoặc lừa dối người tiêu dùng thông qua các sản phẩm giả mạo, bán chúng dưới dạng hàng chính hãng ở Trung Quốc.
Tình hình nói trên khiến các công ty Hàn Quốc rất khó bán sản phẩm thông qua các kênh bán lẻ chính thức, vì vậy phải dựa vào các trung tâm mua sắm trực tuyến địa phương hoặc người bán Trung Quốc.
>>>Người dân Hàn Quốc đồng loạt "trẻ ra" nhờ bỏ cách tính tuổi truyền thống
Nguồn koreatimes
Hầu hết các trường hợp vi phạm liên quan đến các công ty làm đẹp Hàn Quốc xảy ra ở Trung Quốc, năm ngoái ghi nhận 2.920 trường hợp. Đứng thứ hai là ở Indonesia với 840 vụ, tiếp theo là Việt Nam 660 và Thái Lan 550. Các doanh nghiệp Hàn đang liên tục kêu gọi quốc tế ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng dường như bị các doanh nghiệp ở các nước nói trên phớt lờ.
Một số nhà sản xuất hàng giả sao chép hình ảnh thương hiệu hoặc thiết kế và bán chúng với giá rẻ hơn cho người tiêu dùng địa phương. Chẳng hạn như hãng mỹ phẩm nội địa CLIO, các sản phẩm Eye Palette và Kill Cover của họ đã bị làm nhái. Một công ty tên là PONY CLIO đã sản xuất các mặt hàng tương tự sử dụng cùng tên "Eye Palette" và "Kiss Cover", bán lẻ chúng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, đánh lừa người tiêu dùng.
Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) cho biết, sản phẩm 99 Percent Aloe Gel của một công ty mỹ phẩm Hàn Quốc khác là Holika Holika cũng bị làm nhái với kiểu dáng tương tự. Đặc biệt, các nhà môi giới Trung Quốc đã đăng ký trước nhãn hiệu của các sản phẩm sao chép từ Hàn Quốc tại Trung Quốc. Họ còn tận dụng quy trình chứng nhận vệ sinh khó khăn của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là các công ty Trung Quốc có lợi thế hơn.
Các công ty Hàn thực tế lại rất khó có được chứng nhận vệ sinh từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vì họ phải tiết lộ tất cả các thành phần có trong sản phẩm cũng như công nghệ họ sử dụng để sản xuất chúng. Bản thân thủ tục chứng nhận cũng phức tạp.
Số lượng các nhà môi giới Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu của các thương hiệu Hàn Quốc hiện có hoặc các sản phẩm của họ tại Trung Quốc đã tăng lên trong ba năm qua. Sau đó, những người môi giới lại bán lại quyền thương hiệu cho các công ty địa phương hoặc lừa dối người tiêu dùng thông qua các sản phẩm giả mạo, bán chúng dưới dạng hàng chính hãng ở Trung Quốc.
Tình hình nói trên khiến các công ty Hàn Quốc rất khó bán sản phẩm thông qua các kênh bán lẻ chính thức, vì vậy phải dựa vào các trung tâm mua sắm trực tuyến địa phương hoặc người bán Trung Quốc.
>>>Người dân Hàn Quốc đồng loạt "trẻ ra" nhờ bỏ cách tính tuổi truyền thống
Nguồn koreatimes