thumbnail - Cách phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
Bích Hồng Vũ
Hà Nội

Cách phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y

Quy tắc chính tả l/n

Cách phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y  

Âm “l” thường đứng đầu trong các tiếng có chứa âm đệm. Ví dụ điển hình là loan, liêu, loanh,… Còn “n” thì không xuất hiện trong các từ này, ngoại trừ 2 từ Hán Việt noãn, noa.

Ở từ láy, “l” và “n” hoàn toàn không có từ láy âm. Ngoài ra, âm “l” thường có láy vần với phụ âm khác nó (lạch bạch, lan man,…). Nhưng âm “n” chỉ láy âm với nó (não nề, nao núng…)

Phân biệt ch/tr

Ch/tr cũng là những âm vần khó phân biệt cả về cách đọc và sử dụng. Nhưng nếu tinh ý, bạn có thể thấy từ “ch” dễ tạo từ láy hơn “tr”. Rất ít từ láy được tạo thành bởi âm “tr”, điển hình là: Trọc lóc, trùi trụi,…

Ngoài ra, âm “ch” cũng được sử dụng phổ biến hơn ở các đại từ, danh từ nhân xưng, động từ… Còn âm “tr” thường xuất hiện nhiều ở từ Hán Việt: Trầm, Trùng, Trạch, Trệ, Trịnh

Phân biệt x/s

Không có bất cứ quy tắc chính tả nào khi phân biệt “x/s”. Chữ cái “x” có thể ghép với tiếng có âm đệm. Cụ thể như: Xuề xòa, xoành xoạch,… Còn “s” sẽ hiếm gặp hơn và chỉ xuất hiện ở một vài từ như: soạn, sai, sách,…

Phân biệt gi/d

Nếu từ mang dấu nặng hoặc dấu ngã, đa phần đều viết d. Ví dụ như dạ nguyệt, dã man, dĩ hòa,…

Nếu từ mang dấu sắc hoặc hỏi thì đa phần viết gi. Ví dụ như: Giả thiết, giảng dạy, giải thích,…

Nếu từ mang dấu huyền hoặc thanh ngang, đồng thời âm chính là nguyên âm khác âm a thì viết d. Ví dụ như: dân dã, di chuyển, do dự,…

Phân biệt c/q/k

3 âm c/q/k có quy tắc dễ nhất để người viết phân biệt chính tả. Bạn chỉ cần ghi nhớ những lưu ý sau để áp dụng:

Chữ q được viết trước các vần có âm đệm là “u”. Ví dụ như: Quốc, quyết, quỳnh…

Chữ k được viết trước các vần có nguyên âm e, ê, I, iê, ia. Ví dụ như: Kem, kia, kiên định,…

Chữ c được viết trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ như: Cái, cân, cuốc, cà, cờ…

Phân biệt i/y

Khi đứng một mình, bạn cần viết “y”. Ví dụ như: Y tế, y chang, y hệt, ý tứ, ý nghĩa

Khi đứng sau vần có âm đệm u thì viết “y”. Ví dụ như: Quy định, suy luận, tuy nhưng, quý giá…

Khi đứng đầu nguyên âm, đứng sau là vần “ê” thì viết “y”. Ví dụ như: Yến oanh, yên bình, yêu thương, yếu ớt…

Nếu đứng đầu tiếng mà không có âm đệm viết “i”. Ví dụ như: im lặng, inh ỏi, in ấn,…

Nếu đứng cuối tiếng ngoại trừ vần “ây, ay, uy” thì tất cả còn lại viết “i”. Ví dụ như: Nhái, nhài, nhai, chui lủi, trụi…

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác