Theo thông tin từ Nikkei Asia, Canon sẽ xây một nhà máy thiết bị bán dẫn mới ở miền đông Nhật Bản, trong bối cảnh các nhà sản xuất chip đang đầu tư mạnh mẽ vào Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhà máy mới này được xây dựng tại tỉnh Tochigi và bắt đầu hoạt động vào mùa xuân năm 2025, tổng vốn đầu tư hơn 50 tỉ Yên (tương đương 345 triệu USD), bao gồm chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị sản xuất. Công ty Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất so với hiện tại.
Canon dự định tăng cường sản xuất thiết bị quang khắc, vốn là một phần trong quy trình chính của quá trình khắc mạch bán dẫn. Công ty cũng xem xét sản xuất các hệ thống thế hệ mới có khả năng tạo ra những con chip tiên tiến hơn với chi phí thấp. Canon hiện đang sản xuất máy quang khắc tại 2 nhà máy ở Nhật Bản. Những thiết bị này được sử dụng để sản xuất chip điều khiển hệ thống ô tô.
Nhà máy mới sẽ xây dựng trên một khu đất trống, rộng khoảng 70.000m2 trong khuôn viên của 1 nhà máy hiện có. Đây là lần rót vốn đầu tiên vào nhà máy thiết bị quang khắc mới trong 21 năm qua của Canon.
Doanh số bán thiết bị quang khắc bán dẫn dự kiến tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, với 180 thiết bị trong năm 2022. Con số này tăng gấp 4 lần so với 10 năm trước. Nhà máy mới sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó.
Thị trường bán dẫn toàn cầu lần đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD vào năm ngoái. Ngành công nghiệp dự đoán thị trường này sẽ đạt 1 nghìn tỉ USD trong năm 2030, tăng gấp đôi về quy mô so với năm 2021. Canon kiểm soát 30% thị phần máy quang khắc về số lượng giao hàng, chỉ đứng sau con số 60% của ASML.
Canon kì vọng vượt qua ASML bằng công nghệ quang khắc nanoimprint
Công ty Nhật Bản cũng sẽ phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo, được gọi là in thạch bản nanoimprint. Điều này cho phép khắc mạch mịn tiên tiến với chi phí thấp hơn so với những thiết bị hiện có. Quá trình này được đơn giản hóa bằng cách sử dụng phương pháp vẽ mạch như thể được dập, giảm chi phí sản xuất. Canon đang dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ mới, với sự tham gia của Kioxia và Dai Nippon Printing đến từ Nhật Bản.
Nếu phương pháp quang khắc nanoimprint có thể đưa vào sử dụng thực tế, Canon hy vọng chi phí sản xuất chip sẽ giảm tới 40%, mức tiêu thụ điện năng giảm 90% so với EUV. Công ty Nhật Bản đặt mục tiêu mở rộng mảng kinh doanh quang khắc nanoimprint nhằm phá vỡ sự thống trị của ASML trên thị trường.
>>> Công ty được cả thế giới phụ thuộc đề nghị tăng giá đúc chip, Apple phản ứng ra sao?
Nguồn: Nikkei Asia
Nhà máy mới này được xây dựng tại tỉnh Tochigi và bắt đầu hoạt động vào mùa xuân năm 2025, tổng vốn đầu tư hơn 50 tỉ Yên (tương đương 345 triệu USD), bao gồm chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị sản xuất. Công ty Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất so với hiện tại.
Canon dự định tăng cường sản xuất thiết bị quang khắc, vốn là một phần trong quy trình chính của quá trình khắc mạch bán dẫn. Công ty cũng xem xét sản xuất các hệ thống thế hệ mới có khả năng tạo ra những con chip tiên tiến hơn với chi phí thấp. Canon hiện đang sản xuất máy quang khắc tại 2 nhà máy ở Nhật Bản. Những thiết bị này được sử dụng để sản xuất chip điều khiển hệ thống ô tô.
Doanh số bán thiết bị quang khắc bán dẫn dự kiến tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, với 180 thiết bị trong năm 2022. Con số này tăng gấp 4 lần so với 10 năm trước. Nhà máy mới sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó.
Thị trường bán dẫn toàn cầu lần đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD vào năm ngoái. Ngành công nghiệp dự đoán thị trường này sẽ đạt 1 nghìn tỉ USD trong năm 2030, tăng gấp đôi về quy mô so với năm 2021. Canon kiểm soát 30% thị phần máy quang khắc về số lượng giao hàng, chỉ đứng sau con số 60% của ASML.
Công ty Nhật Bản cũng sẽ phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo, được gọi là in thạch bản nanoimprint. Điều này cho phép khắc mạch mịn tiên tiến với chi phí thấp hơn so với những thiết bị hiện có. Quá trình này được đơn giản hóa bằng cách sử dụng phương pháp vẽ mạch như thể được dập, giảm chi phí sản xuất. Canon đang dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ mới, với sự tham gia của Kioxia và Dai Nippon Printing đến từ Nhật Bản.
Nếu phương pháp quang khắc nanoimprint có thể đưa vào sử dụng thực tế, Canon hy vọng chi phí sản xuất chip sẽ giảm tới 40%, mức tiêu thụ điện năng giảm 90% so với EUV. Công ty Nhật Bản đặt mục tiêu mở rộng mảng kinh doanh quang khắc nanoimprint nhằm phá vỡ sự thống trị của ASML trên thị trường.
>>> Công ty được cả thế giới phụ thuộc đề nghị tăng giá đúc chip, Apple phản ứng ra sao?
Nguồn: Nikkei Asia