thumbnail - Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD
Hải Đường
Hà Nội

Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD

Dylan Field là chàng trai có lối sống tương đối khép kín, nổi tiếng nhút nhát, chỉ thích một mình trong các sự kiện lớn, vì thế anh ít được người biết đến cho đến khi công ty Figma của anh được Adobe mua lại với giá 20 tỷ USD vào ngày 15/09 tuần trước.

Ngay lập tức, sự quan tâm của công chúng đổ dồn vào chàng trai sinh năm 1992, trở thành một trong những người được nhắc đến nhiều nhất trong giới công nghệ trong mấy ngày gần đây. Vậy Dylan Field là ai và hành trình trở thành ông chủ của công ty công nghệ tỷ đô có gì đặc biệt?

Nhân tài toán học từ khi con nhỏ, rất yêu thích khoa học máy tính

Dylan Field lớn lên ở Penngrove, California và là người gốc Do Thái. Cha anh là bác sĩ trị liệu hô hấp tại Bệnh viện Santa Rosa Memorial và mẹ anh là giáo viên chuyên về tài nguyên tại Trường tiểu học Thomas Page. Lúc còn nhỏ, Field rất giỏi toán, anh lên đại số năm sáu tuổi. Cha của Field nói với một tờ báo rằng  vào năm 2012 rằng Dylan thấy trường trung học quá nhàm chán.

Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD 

Field quan tâm đến khoa học máy tính và cả thiết kể từ khi còn nhỏ, đồng thời cũng hoạt động tích cực vào nghệ thuật ngay từ khi còn rất trẻ. Khi còn học trung học, Field đã xây dựng rô bốt và trang web cho bạn bè, đồng thời cũng  làm việc với nhà nghiên cứu truyền thông xã hội Danah Boyd (người sau này viết một trong những lá thư giới thiệu cho Field vào đại học).

Năm 2009, Field nhập học tại Đại học Brown và theo học ngành khoa học máy tính. Trong thời gian này Field thực tập tại LinkedIn và công ty khởi nghiệp chia sẻ tin tức Flipboard. Tại LinkedIn Field đã giúp đưa ra một chương trình tác động đến xã hội.

Bỏ học giữa chừng, gặp được người cùng chí hướng

Trong năm học đầu tiên, Field bắt đầu nghi ngờ kế hoạch học chuyên ngành khoa học máy tính và toán học của mình. Anh đã quyết định nghỉ học ở trường Đại học để  theo đuổi công việc thực tập sáu tháng tại Flipboard ở Palo Alto, với vai trò là giám đốc sản phẩm kỹ thuật.

Cũng vào lúc này, Field gặp Evan Wallace, một sinh viên khoa học máy tính khác đang học tại Brown; cả hai quyết định thành lập công ty cùng nhau. Ngoài ra, Field đã nộp đơn vào chương trình  Thiel Fellowship - một khoản tài trợ trị giá 100.000 đô la Mỹ (USD) do nhà đầu tư Peter Thiel trao cho các doanh nhân trẻ với điều kiện họ phải bỏ học đại học ít nhất hai năm.

Field được trao học bổng Thiel vào tháng 5/ 2012 và bỏ học Brown để chấp nhận đi theo nó. Ban đầu Field dự định theo đuổi một bằng toán và khoa học máy tính và tốt nghiệp sau bốn năm. Vào thời điểm đó, Field nói rằng Brown là "ngôi trường mơ ước" của anh ấy nhưng lại cảm giác như không học được nhiều thứ ở đây.

Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD 

Dylan Field thành lập Figma: thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, gọi vốn khó khăn

Field được vinh danh là Nghiên cứu sinh năm 2012, kiếm được 100.000 đô la để đổi lấy việc nghỉ học đại học. Học bổng Thiel được bắt đầu vào năm 2011. Vào thời điểm đó, Học bổng Thiel được thiết kế để chọn ra 20 "thanh niên sáng tạo và năng động" dưới 20 tuổi mỗi năm. Những người nhận được cấp 100.000 đô la mỗi người để rời đại học trong hai năm và làm việc với ý tưởng của họ với tư cách là các công ty khởi nghiệp.

Field xem nó là "gần giống như một nghiên cứu độc lập, chỉ là bạn không nhận được tín chỉ của khóa học, và tấn nhiên là quá trình này sẽ lâu hơn một chút". Một CEO của Thiel Fellowship nhận xét về Field "Anh ấy có một sự pha trộn tuyệt vời - rõ ràng là anh ấy rất tài năng về mặt kỹ thuật - nhưng anh ấy cũng có trực giác về nghệ thuật được áp dụng trong dự án hiện tại của mình, đó thực sự là sự kết hợp của nghệ thuật và kỹ thuật."

Vào mùa hè năm 2012 Field cùng với Evan Wallace trở thành những người đồng sáng lập Figma. Mục tiêu ban đầu của Field là "làm cho bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo bằng cách tạo các công cụ miễn phí, đơn giản, sáng tạo trong trình duyệt." Hai chàng trai đã thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau, tuy nhiên, sự thiếu kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo của Field đã dẫn đến những thách thức đối với cả việc dẫn dắt đội ngũ ban đầu của Figma.

Vào một thời điểm đầu tiên khi Figma tồn tại, rất nhiều nhân viên bất mãn đã bỏ việc. Thậm chí tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức các thành viên cấp cao trong nhóm của ông cuối cùng đã "dàn dựng một kiểu can thiệp quản lý. 

Ngoài ra, việc huy động vốn cũng là một thách thức bởi những lý do tương tự. Nhiều nhà đầu tư đã từ chối cơ hội đầu tư vào Figma vì chính Field cũng mơ hồ, không rõ họ đang xây dựng sản phẩm gì và sản phẩm đó sẽ giải quyết những vấn đề gì. Sau cùng, tìm kiếm thêm lời khuyên và cải thiện quảng cáo về công ty, anh đã nhận được tài trợ trị giá 14  triệu đô la Mỹ của Figma vào tháng 12 năm 2015, mức tài trợ lớn nhất cho đến thời điểm đó từ nhà đầu tư John Lilly.

Những sản phẩm đầu tiên, những khách hàng lớn

Figma ra mắt sản phẩm beta đầu tiên vào cuối năm 2015, công khai vào cuối năm 2016 và vào năm 2017 trở thành sản phẩm tính phí. Họ đã có được những khách hàng đầu tiên. 

Vào tháng 4 năm 2020, Figma huy động vốn đầu tư mạo hiểm định giá công ty là 2 tỷ USD. Họ có được các khách hàng lớn bao gồm Microsoft, Airbnb, GitHub, Square, Zoom và Ube. Field đã dành phần lớn thời gian trong đại dịch COVID-19 để "lắng nghe người dùng của Figma" bao gồm các hoạt động: đọc phiếu hỗ trợ khách hàng, trả lời người dùng trên Twitter và trực tiếp đến thăm khách hàng ở Ukraine và Nigeria.

Thói quen đọc phản hồi của khách hàng rất được công ty chú trọng, họ biết không phải tất cả khách hàng đều hài lòng và họ muốn sửa đổi. Đó là điều mà Field coi là động lực để thúc đẩy phát triển.

Vào năm ngoái công ty được định giá 10  tỷ USD trong một vòng tài trợ tiếp theo, Forbes báo cáo Figma có doanh thu 75  triệu USD vào năm 2020.

Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD 

Một dẫn chứng điển hình của canh bạc "được ăn cả"

Field là một ví dụ hiếm hoi về sự liều lĩnh chơi một canh bạc lớn nhưng cuối cùng đã được đền đáp. Chỉ riêng cổ phần của ông tại Figma đã trị giá hơn 2 tỷ USD theo giá mua lại. Adobe cũng đang phát hành khoảng 6 triệu đơn vị cổ phiếu bị hạn chế cho Field, còn các nhân viên khác sẽ có trong vòng 4 năm, trị giá khoảng 1,8 tỷ USD theo giá cổ phiếu hiện tại của Adobe.

Tuy nhiên ield tỏ ra không mấy quan tâm đến việc phản ánh lợi nhuận tài chính của mình từ giao dịch. Anh nói rằng "Tôi đã không chú ý đến tiền bạc trong một thời gian dài."

Công việc khởi nghiệp về công nghệ đã chiếm trọn tuổi thành xuân của Field. Field nói trong một buổi giới thiệu Học bổng Thiel năm 2012 cho công ty sẽ trở thành Figma "Đào tạo bản thân để sử dụng thành thạo Photoshop là một quá trình lâu dài và gian khổ" và sau đó anh vạch ra tầm nhìn cho “các công cụ sáng tạo đơn giản trong trình duyệt”.

Những người quen biết Field nói rằng anh là người rất tốt bụng. Ilya Vakhutinsky, người học cùng lớp, cho biết anh hy vọng lòng tốt và sự tích cực của Field sẽ lan tỏa cho người chủ mới của mình. Ngoài ra, Field còn có nhiều bạn bè là các cựu sinh viên, nghiên cứu sinh. Noor Siddiqui, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp về sức khỏe Orchid, cho biết Field là người có nhiều tài năng khác.

Figma vẫn sẽ tiếp tục phát triển

Figma phát triển mạnh trong đại dịch Covid-19. Việc sử dụng đã tăng lên khi mọi người tìm kiếm những cách mới để cộng tác cả bên ngoài văn phòng. Sản phẩm của họ được sử dụng bởi sinh viên và các chuyên gia để xây dựng trò chơi điện tử, bản đồ và bài thuyết trình, cùng với các nhà thiết kế phần mềm tại các công ty bao gồm Airbnb Inc. và Google.

Carmel DeAmicis gia nhập Figma với tư cách là một nhà văn khi công ty có chưa đầy 20 nhân viên. Cô ấy nói rằng cô ấy nhận lời vì năng lượng nồng nhiệt của Field. Những công ty khởi nghiệp khác có văn hóa tiệc tùng, nhưng Figma lại hướng về gia đình. Mẹ của Field thường ở đó vào những thời điểm quan trọng. 

Field sẽ tiếp tục lãnh đạo nhóm Figma. Figma sẽ vẫn có sẵn dưới dạng sản phẩm độc lập. Nếu nhìn vào điều này về lâu dài, nó sẽ mang lại giá trị lớn cho các cổ đông của cả 2 công ty. Figma đã phát triển ngay cả khi các công ty công nghệ khác thu hẹp lại bởi vì, điều cốt lõi là việc hiểu khách hàng. Adobe cũng hiểu sâu sắc những giá trị này.


>>>Lập trình viên nào vĩ đại hơn cả Bill Gates, Mark "xoăn"...?


Nguồn: wikipedia, bloomberg

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác