Châu Âu cũng từng tồn tại những con gấu trúc hệ "khổng lồ"

Loài gấu trúc khổng lồ vốn được biết đến là có nguồn gốc từ Trung Quốc và thích ăn tre nứa. Tuy nhiên, một cặp răng gấu trúc hóa thạch được tìm thấy ở vùng tây bắc Bulgaria, cho thấy những con gấu đáng yêu này đã từng lang thang khắp châu Âu. Tại đây chúng ăn những cây mềm hơn nhiều so với những người anh em họ hiện đại ngày nay.
Những chú gấu trúc Bungary không thuộc về tổ tiên trực tiếp của gấu trúc khổng lồ ngày nay mà chỉ là họ hàng gần, sống cách đây khoảng 6 triệu năm ở rìa phía đông của châu Âu. Loài này có thể có kích thước tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với những con gấu trúc khổng lồ hiện nay.
Dựa trên những đánh giá theo chất liệu hóa thạch được phát hiện, gấu trúc cổ đại có khả năng đã sống trong một khu rừng đầm lầy và ăn thực vật. Tuy nhiên, khác với những con gấu hiện đại, hàm răng của loài cổ đại không đủ mạnh để nghiền nát thân gỗ của tre. Thay vào đó, bữa ăn của nó có thể là một thứ gì đó nhẹ nhàng hơn.

Châu Âu cũng từng tồn tại những con gấu trúc hệ khổng lồ
Châu Âu từng là nơi sống của gấu trúc khổng lồ cổ đại
Khám phá này hoàn toàn phù hợp với ý tưởng rằng gấu trúc khổng lồ hiện đại đã tiến hóa từ loài gấu ăn thịt, nhằm lấp đầy cho một lỗ hổng sinh thái hàng triệu năm trước. Nhà cổ sinh vật học Nikolai Spassov từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria cho rằng chính sự cạnh tranh giữa các loài ăn thịt, có lẽ là giữa các loài gấu khác nhau, đã giải thích cho sự chuyên môn hóa về thức ăn của gấu trúc khổng lồ với thức ăn thực vật trong điều kiện rừng ẩm ướt.
Gấu trúc khổng lồ ngày nay được ví như một hóa thạch sống vì chúng đã thay đổi rất ít trong suốt lịch sử tiến hóa của mình. Trên thực tế, gia đình của chúng có rất nhiều nhánh khác nhau khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn khi liên hệ chúng với nhau.
Một giả thuyết cho rằng chúng đã tiến hóa ở châu Âu từ những con gấu ăn thịt trước khi chúng tiến về phía đông. Những suy đoán khác cũng nói rằng chúng có nguồn gốc từ châu Á, từ một nhánh khác lan sang châu Âu.
Vẫn luôn có khả năng một ngày nào đó, khảo cổ học sẽ tìm thấy một hóa thạch cũ hơn, tuy nhiên nhiều khả năng gấu trúc có nguồn gốc từ châu Âu trước khi di chuyển về phía đông. Hóa thạch mới được đặt tên là Agriarctos nikolovi theo tên nhà cổ sinh vật học người Bulgaria Ivan Nikolov, người đầu tiên lập danh mục răng vào những năm 1970. Loài mới được mô tả này có thể là một trong những con gấu trúc cuối cùng của châu Âu.
Nguồn
sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top