thumbnail - "Chị Hằng" đang nắm giữ lịch sử Mặt Trời, chờ loài người đến khám phá
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

"Chị Hằng" đang nắm giữ lịch sử Mặt Trời, chờ loài người đến khám phá

Nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành Mặt trời, có lẽ không đâu dễ tiếp cận hơn Mặt trăng. Đó là khuyến nghị của một nhóm các nhà khoa học, với hy vọng sẽ khai thác các sứ mệnh trên Mặt trăng Artemis trong tương lai nhằm giúp hiểu rõ lịch sử của Mặt Trời.

Mặt trời có ảnh hưởng đến tất cả các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Trái Đất chúng ta không chỉ nhận nhiệt và ánh sáng từ Mặt trời, mà còn liên tục có những cơn mưa hạt năng lượng và gió Mặt trời. Điều này đã diễn ra hàng ngày trong 4,5 tỷ năm qua.

Tuy nhiên, trên các hành tinh như Trái Đất, có lẽ chúng ta đã bị mất lịch sử về ảnh hưởng của Mặt trời đối với hành tinh xanh. Sự phong hóa do gió, sự xói mòn do nước và các chu kỳ liên tục của quá trình kiến tạo mảng,... đã tạo ra vô số sự thay đổi. Khiến dấu vết mà Mặt trời đã tác động lên lớp vỏ Trái Đất bị thổi bay hoặc chôn vùi.

"Chị Hằng" đang nắm giữ lịch sử Mặt Trời, chờ loài người đến khám phá 

Mặt Trời đã tác động lên các thiên thể trong hàng tỷ năm qua

Nhưng có một thực tế là thế giới chết luôn là nơi lưu giữ hồ sơ tốt nhất. Mặt trăng là thế giới chết gần nhất với chúng ta, là mục tiêu của chuỗi nhiệm vụ Artemis, nên đó là nơi lý tưởng để tìm câu trả lời.

Có một số hoạt động bề mặt trên Mặt trăng kể từ khi hình thành như dòng dung nham, tác động từ các tiểu hành tinh, sao chổi... Tuy nhiên, chúng vẫn giúp khoa học tìm hiểu về lịch sử Mặt Trời.

Các dòng dung nham có thể phong tỏa phần lớn bề mặt Mặt trăng khỏi tác động Mặt trời. Nếu chúng ta có thể đào sâu xuống bên dưới Mặt trăng, sẽ có một bức ảnh chụp nhanh về lịch sử mặt trời từ trước khi dung nham chảy ra.

"Chị Hằng" đang nắm giữ lịch sử Mặt Trời, chờ loài người đến khám phá 

Mặt Trăng là cách tiếp cận dễ nhất để tìm hiểu lịch sử Mặt Trời

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng vạch ra một số đại lượng có thể đo được từ mẫu vật trên Mặt trăng, cách chúng kết nối với hoạt động Mặt trời. Chẳng hạn xem một mẫu đá tiếp xúc với tia vũ trụ trong bao lâu, sử dụng nó để lập mô hình tốc độ bắn tia vũ trụ từ Mặt trời trong vài tỷ năm qua... 

Ngoài ra, khoa học cũng có thể xem xét dấu vết do những hạt năng lượng cao khi chúng chui sâu vào lớp vỏ, hòng có được thông tin tương tự. Theo thời gian, đất Mặt trăng từ từ biến đổi thành đá phiến, quá trình này thay đổi theo lượng bức xạ mặt trời. Bằng cách so sánh các mẫu khác nhau ở độ sâu và vị trí khác nhau, chúng ta có thể hiểu được sự thay đổi độ sáng của Mặt trời theo thời gian.

Nói một cách đơn giản, Mặt trăng chính là một viên nang thời gian của Mặt trời, không có vị trí nào dễ tiếp cận hơn trong Hệ Mặt trời để xem xét lịch sử xa xưa của ngôi sao này hơn Mặt Trăng.


>>>Là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, chỉ 1 chút thay đổi trong quỹ đạo quay của sao Mộc cũng ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất


Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác