thuha19051234
Pearl
Khi tìm kiếm các hành tinh xa xôi có thể hỗ trợ sống được trong các hệ hành tinh khác ngoài thiên hà của chúng ta, con người thường sử dụng Trái đất như một khuôn mẫu hoàn hảo. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã tiết lộ điều kiện Trái Đất còn có thể dễ sống hơn, nếu quỹ đạo của Sao Mộc dịch chuyển một chút.
Đây là một phát hiện rất quan trọng, vì nó liên quan đến rất nhiều bộ phận và thành phần chuyển động trong Hệ Mặt trời. Nó còn giúp con người hiểu rõ hơn điều gì đó làm cho một thế giới có thể sinh sống được.
Mặc dù hiện tại, con người chưa có công cụ nào có thể đánh giá chính xác khả năng sinh sống của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời, nhưng các nhà khoa học đã thu thập số liệu của 1 vài khía cạnh mà chúng ta cần lưu ý cụ thể hơn.
Quỹ đạo sao Mộc có ảnh hưởng đến toàn bộ Hệ Mặt trời
Đầu tiên là vị trí các ngoại hành tinh trong mối quan hệ với ngôi sao chủ. Các ngoại hành tinh cần phải ở khoảng cách không quá gần ngôi sao chủ để chất lỏng trên bề mặt được duy trì thay vì bốc hơi, nhưng cũng không được quá xa đến mức nước sẽ bị đóng băng. Thứ hai là kích thước và khối lượng của ngoại hành tinh. Có khả năng là đá giống như Trái đất, sao Kim hay sao Hỏa?
Vào năm 2019, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng việc thay đổi quỹ đạo Sao Mộc có thể nhanh chóng làm toàn bộ Hệ Mặt trời trở nên bất ổn. Nhưng hiện tại với nhiều mô phỏng hơn lại cho thấy điều ngược lại, nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi của các quỹ đạo khí khổng lồ, có thể hỗ trợ hoặc cản trở sự sống.
Nghiên cứu dựa trên độ lệch tâm của quỹ đạo Sao Mộc - mức độ mà quỹ đạo đó kéo dài và hình elip. Hiện tại Sao Mộc chỉ có một quỹ đạo rất nhỏ hình elip. Nếu quỹ đạo đó bị kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đáng chú ý đến phần còn lại của Hệ Mặt trời. Bởi sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần khối lượng tất cả các hành tinh còn lại trong Hệ Mặt trời cộng lại.
Sao Mộc và Trái Đất
Nếu điều chỉnh độ lệch tâm của Sao Mộc, hiệu ứng hấp dẫn mà nó gây ra đối với các hành tinh khác có thể xảy ra. Đối với Trái đất, điều đó đồng nghĩa làm gia tăng độ lệch tâm. Các nhà nghiên cứu phát hiện một số phần của Trái Đất sẽ tiến gần hơn đến Mặt trời, ấm lên thành một vùng ôn đới và có thể sống được.
Nhưng nếu di chuyển sao Mộc đến gần Mặt trời, khả năng sinh sống của Trái đất sẽ bị ảnh hưởng. Vì nó làm cho hành tinh chúng ta nghiêng mạnh hơn trên trục quay so với hiện tại. Độ nghiêng mạnh hơn sẽ khiến nhiều phần trên hành tinh bị đóng băng, các mùa trở nên khắc nghiệt hơn. Băng biển mùa đông sẽ mở rộng đến một diện tích lớn gấp 4 lần hiện tại.
Các kết quả này có thể áp dụng cho bất kỳ hệ thống đa hành tinh nào mà chúng ta thấy, để đánh giá về khả năng sinh sống tiềm năng.
>>>Nhật Bản áp dụng công nghệ tạo mưa nhân tạo vào sử dụng thực tế
Nguồn sciencealert
Đây là một phát hiện rất quan trọng, vì nó liên quan đến rất nhiều bộ phận và thành phần chuyển động trong Hệ Mặt trời. Nó còn giúp con người hiểu rõ hơn điều gì đó làm cho một thế giới có thể sinh sống được.
Quỹ đạo sao Mộc ảnh hưởng toàn bộ Hệ Mặt trời
Theo Nhà khoa học hành tinh Pam Vervoort, nếu vị trí của Sao Mộc vẫn giữ nguyên nhưng hình dạng quỹ đạo thay đổi, thực sự có thể làm tăng điều kiện phát triển sự sống của Trái đất. Có nhiều ý kiến cho rằng Trái đất là hình ảnh thu nhỏ của một hành tinh có thể sống được, bất kỳ sự thay đổi nào trong quỹ đạo của Sao Mộc khổng lồ có thể dẫn đến hệ quả xấu cho Trái đất.Mặc dù hiện tại, con người chưa có công cụ nào có thể đánh giá chính xác khả năng sinh sống của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời, nhưng các nhà khoa học đã thu thập số liệu của 1 vài khía cạnh mà chúng ta cần lưu ý cụ thể hơn.
Đầu tiên là vị trí các ngoại hành tinh trong mối quan hệ với ngôi sao chủ. Các ngoại hành tinh cần phải ở khoảng cách không quá gần ngôi sao chủ để chất lỏng trên bề mặt được duy trì thay vì bốc hơi, nhưng cũng không được quá xa đến mức nước sẽ bị đóng băng. Thứ hai là kích thước và khối lượng của ngoại hành tinh. Có khả năng là đá giống như Trái đất, sao Kim hay sao Hỏa?
Vào năm 2019, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng việc thay đổi quỹ đạo Sao Mộc có thể nhanh chóng làm toàn bộ Hệ Mặt trời trở nên bất ổn. Nhưng hiện tại với nhiều mô phỏng hơn lại cho thấy điều ngược lại, nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi của các quỹ đạo khí khổng lồ, có thể hỗ trợ hoặc cản trở sự sống.
Nghiên cứu dựa trên độ lệch tâm của quỹ đạo Sao Mộc - mức độ mà quỹ đạo đó kéo dài và hình elip. Hiện tại Sao Mộc chỉ có một quỹ đạo rất nhỏ hình elip. Nếu quỹ đạo đó bị kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đáng chú ý đến phần còn lại của Hệ Mặt trời. Bởi sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần khối lượng tất cả các hành tinh còn lại trong Hệ Mặt trời cộng lại.
Điều chỉnh quỹ đạo sao Mộc
Nếu điều chỉnh độ lệch tâm của Sao Mộc, hiệu ứng hấp dẫn mà nó gây ra đối với các hành tinh khác có thể xảy ra. Đối với Trái đất, điều đó đồng nghĩa làm gia tăng độ lệch tâm. Các nhà nghiên cứu phát hiện một số phần của Trái Đất sẽ tiến gần hơn đến Mặt trời, ấm lên thành một vùng ôn đới và có thể sống được.
Nhưng nếu di chuyển sao Mộc đến gần Mặt trời, khả năng sinh sống của Trái đất sẽ bị ảnh hưởng. Vì nó làm cho hành tinh chúng ta nghiêng mạnh hơn trên trục quay so với hiện tại. Độ nghiêng mạnh hơn sẽ khiến nhiều phần trên hành tinh bị đóng băng, các mùa trở nên khắc nghiệt hơn. Băng biển mùa đông sẽ mở rộng đến một diện tích lớn gấp 4 lần hiện tại.
Các kết quả này có thể áp dụng cho bất kỳ hệ thống đa hành tinh nào mà chúng ta thấy, để đánh giá về khả năng sinh sống tiềm năng.
>>>Nhật Bản áp dụng công nghệ tạo mưa nhân tạo vào sử dụng thực tế
Nguồn sciencealert