Nhìn vào bức ảnh chụp cắt lớp các cáp USB mới thấy vấn đề không phải là tại sao cáp Apple lại đắt như vậy mà phải hỏi ngược lại: tại sao những cáp khác lại rẻ đến vậy?
Apple nổi tiếng với việc tính giá cao cho mọi thứ. Cáp loại cáp kết nối của họ cũng không ngoại lệ.
Ví dụ, cáp Thunderbolt 4 (USB C) Pro có giá đáng kinh ngạc là 1,89 triệu đồng với loại 1 mét; 3,29 triệu đồng cho loại 1,8 mét; và 4,05 triệu đồng cho loại 3 mét. Trong khi đó, các cáp USB C khác trên thị trường thường chỉ có giá bán vài trăm nghìn đồng.
Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Câu hỏi này đã có câu trả lời khi nhìn vào những bức ảnh chụp cắt lớp của một công ty có tên Lumafield.
Hình ảnh chụp CT cắt lớp 4 sợi cáp (từ trái qua): cáp Thunderbolt 4 (USB C) Pro, cáp USB C Amazon Basics giá 10 USD, cáp NiceTQ giá 5,6 USD và cáp ATYFUER giá 3,9 USD.
Lumafield sử dụng máy chụp CT công nghiệp Neptune giá thuê 75.000 USD/năm (gồm cả hỗ trợ và phần mềm chẩn đoán hình ảnh) để tìm hiểu sự khác nhau giữa 4 loại cáp USB C gồm cáp Thunderbolt 4 (USB C) Pro, cáp USB C Amazon Basics giá 10 USD, cáp NiceTQ mua trên Amazon giá 5,6 USD và cáp ATYFUER giá 3,9 USD.
Từ kết quả chụp CT, Lumafield cho thấy cáp của Apple là một tuyệt tác về mặt kỹ thuật. Theo hình ảnh chụp CT, đầu cáp Thunderbolt 4 Pro của Apple có 24 chân được gắn riêng trên bảng mạch (PCB) 10 lớp rất phức tạp. Soi chi tiết vào bảng mạch thì thấy 24 chân được kết nối với một rừng các kết nối (via) ẩn chứa bên trong bo mạch mà không thể nhìn thấy từ bên ngoài.
Hình ảnh chụp CT đầu nối cáp Thunderbolt 4 Pro: 24 chân, bo mạch 10 lớp.
Bo mạch 10 lớp với các kết nối phức tạp bên trong
Cáp Thunderbolt 4 Pro chứa ba loại dây riêng biệt tương ứng với khả năng sạc và truyền dữ liệu. Các dây dẫn đồng trục trong cáp đều là các đường truyền dữ liệu tốc độ cao. Còn các dây không được che chắn đều dùng để truyền tải điện cho chức năng sạc, hai trong số đó là dây dữ liệu hỗ trợ chức năng USB 2.0 truyền thống.
Cáp Thunderbolt 4 Pro chứa ba loại dây riêng biệt tương ứng với khả năng sạc và truyền dữ liệu. Đầu cáp được bọc nhựa và lớp thép không gỉ mỏng.
Tất các thứ bên trong cáp Thunderbolt 4 Pro được bọc trong lớp nhựa cứng cùng một lớp thép không gỉ mỏng bảo vệ. Phần kết nối sợi dây và đầu của cáp có một bộ phận giảm sức căng trên đầu nối.
Về hiệu năng, cáp Thunderbolt 4 Pro của Apple được đánh giá cao hơn hầu hết các loại cáp USB-C khác trên thị trường hiện nay. Cáp này hỗ trợ Thunderbolt 4, USB 4, tốc độ truyền dữ liệu 40 Gbps và công suất sạc tới 100 watt.
Tuy nhiên, khi so sánh giá cáp của Apple với các loại cáp khác, chắc chẳn bạn sẽ tự hỏi các loại cáp giá rẻ trên thị trường khác biệt như thế nào với cáp Apple. Hình ảnh chụp CT của Lumafield cho thấy các loại cáp này thực sự rất khác.
Nhìn vào cáp Amazon Basics có công suất sạc 60 watt và truyền dữ liệu 480Mbps, số lượng chân cắm chỉ bằng một nửa và 8 trong số 12 chân đó được kết nối chéo, không phải là kết nối độc lập vào bo mạch giống như cách Apple làm. Lumafield nhận xét cáp Amazon Basics có thiết kế đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn để đảm bảo chức năng cơ bản là sạc và truyền dữ liệu tốc độ thấp hơn.
Cáp Amazon Basics chỉ có 12 chân nhưng có 4 chân không được kết nối trực tiếp vào bo mạch. Thiết kế đơn giản hơn nhiều cáp Apple.
Tương tự, chiếc cáp USB C NiceTQ với tốc độ truyền dữ liệu 10 Gbps, chậm hơn 40 Gbps của cáp Apple nhưng cao hơn tốc độ 480 Mbps của cáp Amazon Basics. Tuy vậy, cáp này được làm rất sơ sài. Bên trong đầu nối của cáp chỉ có 8 chân nhưng chỉ có 4 chân kết nối với dây cáp. 4 chân còn lại được đặt trong lớp nhựa phủ của đầu nối, không được đấu nối chéo giống như cáp Amazon Basics. Điều này có thể gây ra vấn đề về độ tin cậy. Đặc biệt, cáp USB C này cũng không có bo mạch giống như cáp của Apple và Amazon. Tất cả các chân đều kết nối trực tiếp với dây cáp.
Cáp NiceTQ còn không có bo mạch, các chân được gắn trực tiếp vào dây cáp.
Cáp NiceTQ bao gồm bốn dây dẫn đơn giản, mỗi dây được nhúng riêng lẻ trong hai lớp cách điện. Nhà sản xuất tuyên bố cáp này truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 10 Gbps (tương ứng với USB 3.1 Gen 2) nhưng nó chỉ có đủ chân và dây để hỗ trợ USB 2.0 với tốc độ lên tới 480 Mbps. Có thể nói đây là dây cáp lởm, chất lượng kém và không thể đạt tốc độ truyền dữ liệu như công bố của nhà sản xuất.
Chiếc cáp USB C còn lại là cáp ATYFUER giá 3,9 USD. Tuy rẻ hơn nhưng cáp này lại được làm phức tạp hơn cáp NiceTQ.
Cáp ATYFUER có 24 chân nhưng chỉ một nửa kết nối với bo mạch.
Đầu nối của áp này có 24 chân và một nửa số đó kết nối trực tiếp lên bo mạch. Mặc dù được quảng cáo chỉ là cáp sạc nhưng các chân và dây bên trong cáp này được cấu hình để truyền dữ liệu USB 2.0. Tại sao cáp này có tất cả 24 chân trong khi chỉ một nửa trong số đó được kết nối với bo mạch? Theo Lumafield phỏng đoán thì có thể các chân cắm bổ sung sẽ giúp phích cắm nằm chắc chắn hơn trong ổ cắm. Một suy đoán khác: sợi cáp này được một nhà máy sản xuất cáp Thunderbolt làm. Việc sản xuất sẽ rẻ hơn nếu chỉ duy trì một thiết kế, mặc dù điều đó dẫn đến lãng phí vật liệu và công sức.
Tổng kết lại: Những hình ảnh chụp CT cho thấy cái nhìn sâu sắc về tư duy thiết kế đằng sau những phụ kiện chúng ta hàng ngày. Rõ ràng ngay cả những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa như cáp USB-C vẫn có cơ hội cho việc ứng dụng kỹ thuật và chế tạo ở đẳng cấp cao.
Apple nổi tiếng với việc tính giá cao cho mọi thứ. Cáp loại cáp kết nối của họ cũng không ngoại lệ.
Ví dụ, cáp Thunderbolt 4 (USB C) Pro có giá đáng kinh ngạc là 1,89 triệu đồng với loại 1 mét; 3,29 triệu đồng cho loại 1,8 mét; và 4,05 triệu đồng cho loại 3 mét. Trong khi đó, các cáp USB C khác trên thị trường thường chỉ có giá bán vài trăm nghìn đồng.
Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Câu hỏi này đã có câu trả lời khi nhìn vào những bức ảnh chụp cắt lớp của một công ty có tên Lumafield.
Lumafield sử dụng máy chụp CT công nghiệp Neptune giá thuê 75.000 USD/năm (gồm cả hỗ trợ và phần mềm chẩn đoán hình ảnh) để tìm hiểu sự khác nhau giữa 4 loại cáp USB C gồm cáp Thunderbolt 4 (USB C) Pro, cáp USB C Amazon Basics giá 10 USD, cáp NiceTQ mua trên Amazon giá 5,6 USD và cáp ATYFUER giá 3,9 USD.
Từ kết quả chụp CT, Lumafield cho thấy cáp của Apple là một tuyệt tác về mặt kỹ thuật. Theo hình ảnh chụp CT, đầu cáp Thunderbolt 4 Pro của Apple có 24 chân được gắn riêng trên bảng mạch (PCB) 10 lớp rất phức tạp. Soi chi tiết vào bảng mạch thì thấy 24 chân được kết nối với một rừng các kết nối (via) ẩn chứa bên trong bo mạch mà không thể nhìn thấy từ bên ngoài.
Cáp Thunderbolt 4 Pro chứa ba loại dây riêng biệt tương ứng với khả năng sạc và truyền dữ liệu. Các dây dẫn đồng trục trong cáp đều là các đường truyền dữ liệu tốc độ cao. Còn các dây không được che chắn đều dùng để truyền tải điện cho chức năng sạc, hai trong số đó là dây dữ liệu hỗ trợ chức năng USB 2.0 truyền thống.
Tất các thứ bên trong cáp Thunderbolt 4 Pro được bọc trong lớp nhựa cứng cùng một lớp thép không gỉ mỏng bảo vệ. Phần kết nối sợi dây và đầu của cáp có một bộ phận giảm sức căng trên đầu nối.
Về hiệu năng, cáp Thunderbolt 4 Pro của Apple được đánh giá cao hơn hầu hết các loại cáp USB-C khác trên thị trường hiện nay. Cáp này hỗ trợ Thunderbolt 4, USB 4, tốc độ truyền dữ liệu 40 Gbps và công suất sạc tới 100 watt.
Tuy nhiên, khi so sánh giá cáp của Apple với các loại cáp khác, chắc chẳn bạn sẽ tự hỏi các loại cáp giá rẻ trên thị trường khác biệt như thế nào với cáp Apple. Hình ảnh chụp CT của Lumafield cho thấy các loại cáp này thực sự rất khác.
Nhìn vào cáp Amazon Basics có công suất sạc 60 watt và truyền dữ liệu 480Mbps, số lượng chân cắm chỉ bằng một nửa và 8 trong số 12 chân đó được kết nối chéo, không phải là kết nối độc lập vào bo mạch giống như cách Apple làm. Lumafield nhận xét cáp Amazon Basics có thiết kế đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn để đảm bảo chức năng cơ bản là sạc và truyền dữ liệu tốc độ thấp hơn.
Tương tự, chiếc cáp USB C NiceTQ với tốc độ truyền dữ liệu 10 Gbps, chậm hơn 40 Gbps của cáp Apple nhưng cao hơn tốc độ 480 Mbps của cáp Amazon Basics. Tuy vậy, cáp này được làm rất sơ sài. Bên trong đầu nối của cáp chỉ có 8 chân nhưng chỉ có 4 chân kết nối với dây cáp. 4 chân còn lại được đặt trong lớp nhựa phủ của đầu nối, không được đấu nối chéo giống như cáp Amazon Basics. Điều này có thể gây ra vấn đề về độ tin cậy. Đặc biệt, cáp USB C này cũng không có bo mạch giống như cáp của Apple và Amazon. Tất cả các chân đều kết nối trực tiếp với dây cáp.
Cáp NiceTQ bao gồm bốn dây dẫn đơn giản, mỗi dây được nhúng riêng lẻ trong hai lớp cách điện. Nhà sản xuất tuyên bố cáp này truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 10 Gbps (tương ứng với USB 3.1 Gen 2) nhưng nó chỉ có đủ chân và dây để hỗ trợ USB 2.0 với tốc độ lên tới 480 Mbps. Có thể nói đây là dây cáp lởm, chất lượng kém và không thể đạt tốc độ truyền dữ liệu như công bố của nhà sản xuất.
Chiếc cáp USB C còn lại là cáp ATYFUER giá 3,9 USD. Tuy rẻ hơn nhưng cáp này lại được làm phức tạp hơn cáp NiceTQ.
Đầu nối của áp này có 24 chân và một nửa số đó kết nối trực tiếp lên bo mạch. Mặc dù được quảng cáo chỉ là cáp sạc nhưng các chân và dây bên trong cáp này được cấu hình để truyền dữ liệu USB 2.0. Tại sao cáp này có tất cả 24 chân trong khi chỉ một nửa trong số đó được kết nối với bo mạch? Theo Lumafield phỏng đoán thì có thể các chân cắm bổ sung sẽ giúp phích cắm nằm chắc chắn hơn trong ổ cắm. Một suy đoán khác: sợi cáp này được một nhà máy sản xuất cáp Thunderbolt làm. Việc sản xuất sẽ rẻ hơn nếu chỉ duy trì một thiết kế, mặc dù điều đó dẫn đến lãng phí vật liệu và công sức.
Tổng kết lại: Những hình ảnh chụp CT cho thấy cái nhìn sâu sắc về tư duy thiết kế đằng sau những phụ kiện chúng ta hàng ngày. Rõ ràng ngay cả những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa như cáp USB-C vẫn có cơ hội cho việc ứng dụng kỹ thuật và chế tạo ở đẳng cấp cao.