Chia sẻ thông tin quá đà trên mạng xã hội không bao giờ là tốt

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của rất nhiều người, tuy nhiên, do vô tình hoặc cố ý, chúng ta có thói quen chia sẻ quá nhiều thứ trên mạng gây ra những hậu quả đáng tiếc ngoài ý muốn. Việc chia sẻ hình ảnh ngày kỷ niệm sinh nhật của bạn trên mạng hay đăng tải những sự kiện đã xảy ra trong năm, bạn có thể đang rơi vào trạng thái chia sẻ quá đà mà bản thân không nhận ra. Không có gì sai khi bạn muốn chia sẻ những thành tích, những gì bạn đã làm và đang làm, tuy nhiên, những quá nhiều thông tin sẽ dẫn đến sự chú ý không mong muốn, nhất là khi chúng ta muốn một cuộc sống riêng tư hạnh phúc. Vậy tại sao vẫn rất có nhiều người làm điều đó, những hậu quả tiêu cực nó có thể tạo ra là gì và có cách nào để ngăn chặn vấn đề này ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chia sẻ quá mức trực tuyến có thể gây hại

Nếu bạn có thói quen cứ vài giờ một lần, truy cập mạng xã hội và chia sẻ một hình ảnh, một video, suy nghĩ hoặc ý kiến cá nhân, có thể bạn không thực sự quan tâm nhiều đến nội dung bài đăng, ít ra là từ góc độ cá nhân. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những hậu quả không tốt về lâu dài. Những thứ bạn chia sẻ chắc chắn sẽ tồn tại ở đó, giống như "lời nói ra không rút lại được", kể cả nếu bạn xóa nó đi, chắc chắn đã có những người nhìn thấy nó, họ có thể chụp lại ảnh màn hình hoặc nói cho người khác biết. Những điều này thường dẫn đến các hành vi phán xét, một tổ chức nào đó có thể liên hệ với bạn hay ai đó hoặc lợi dụng thông tin nhạy cảm mà bạn chia sẻ.
Chia sẻ thông tin quá đà trên mạng xã hội không bao giờ là tốt

Tại sao hầu hết mọi người chia sẻ quá đà trên mạng xã hội

Có nhiều lý do dẫn đến việc mọi người thường lạm dụng việc chia sẻ trực tuyến quá mức, nhưng cơ bản nhất vẫn là từ các nhà tạo ra các nền tảng truyền thông xã hội muốn như vậy. Lẽ dĩ nhiên, bạn trực tuyến càng lâu, họ càng kiếm được nhiều tiền, càng có nhiều người dùng chia sẻ thì các quảng cáo chạy trên các nền tảng này càng mang về nhiều doanh thu và các lợi ích khác cho mạng xã hội. Mạng truyền thông xã hội ngày càng bổ sung thêm nhiều tính năng mới thú vị hơn để thu hút người dùng, và cách sử dụng thì ngày càng đơn giản hơn, điều đó càng khuyến khích người dùng chia sẻ mọi thứ. Một lý do khác nữa liên quan đến sức khỏe tinh thần của người dùng. Thường thì nếu bạn đang ở một hoàn cảnh khắc nghiệt bạn dễ dàng chia sẻ những thứ mà nếu ở tâm trạng bình thường bạn sẽ không làm. Bạn đang cảm thấy tức giận, nhiệt tình, đau đớn, hạnh phúc lâng lâng... điều đó rất dễ dẫn đến việc bạn hành động ngay tức khắc mà không cần suy nghĩ nhiều. Bên cạnh đó, sự bất an trong mỗi con người cũng đóng một vai trò trong việc chia sẻ này. Thường thì một ai đó mới tập tành làm việc gì thường làm rất nhiều việc để thu hút sự chú ý. Nếu bạn suy nghĩ nhiều về mọi thứ, bạn thường chọn chia sẻ những thứ khiến bạn trông đẹp hơn trong mắt người khác, và xu hướng chia sẻ này thậm chí còn ngày càng tăng lên.

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang chia sẻ mọi thứ quá mức

Có những dấu hiệu chỉ ra bạn đang ở trạng thái chia sẻ thông tin quá đà - Bạn đăng hình ảnh hoặc video mỗi giờ một lần mà không cần phân tích chúng. - Bạn đang chia sẻ những khoảnh khắc thân mật của mình với người thân yêu trên mạng xã hội, mặc dù có thể bạn biết điều này có thể không tốt cho người bên cạnh mình. - Bạn đang coi mạng xã hội như một kiểu nhật ký trực tuyến và chia sẻ mọi thứ, mọi khoảnh khắc trong ngày. - Bạn đặt đồ ăn và mua sắm chỉ mục đích để đăng lên mạng và khoe người khác. - Bạn thường có những cảm giác về giá trị bản thân, thậm chí tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng bởi số lượt thích và bình luận của những gì bạn chia sẻ.
Chia sẻ thông tin quá đà trên mạng xã hội không bao giờ là tốt

Làm thế nào bạn có thể ngừng chia sẻ quá mức trên mạng xã hội?

Nếu đang gặp những dấu hiệu trên, có nghĩa rằng bạn đang chia sẻ quá nhiều thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội. Nhưng có một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để dừng việc này.
Chia sẻ thông tin quá đà trên mạng xã hội không bao giờ là tốt
1. Tránh đăng bài khi bạn tức giận Trong nhiều thế kỷ trôi qua, người ta đã chứng minh được rằng một người nên đảm bảo giữ lời hứa với bản thân khi họ tức giận, bởi nếu không họ có thể hối hận vì điều đó. Nếu đăng bài trực tuyến lúc bạn tức giận, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc. Một Status hoặc dòng tweet thể hiện thái độ thù hận hoặc xúc phạm ai đó có thể khiến bạn bị mất đi những mối quan hệ thật ở ngoài đời thực, đặc biệt là khi bạn thường xuyên đăng những nội dung thô tục chỉ vì thái độ không hài lòng. 2. Hãy lựa chọn nội dung của bạn một cách khôn ngoan Cho dù bạn đăng bài với tần suất hằng ngày hay chỉ một tháng 1 lần, hãy xem xét kỹ những nội dung đó trước khi bạn muốn mọi người xem nó. Hãy chắc chắn rằng ảnh và video của bạn không tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào. Bạn cũng nên lưu ý không nên chia sẻ những thói quen hằng ngày, những nơi bạn hay đến và ghé thăm vào những dịp cụ thể nào đó, cùng đừng để lộ vị trí hiện tại của bạn, Khi đăng ảnh con của bạn hoặc con của người khác, đừng để những kẻ xấu lợi dụng nó để thực hiện ý định xấu, chẳng hạn như trường học của con, tên công viên bọn trẻ hay đến chơi, vì những kẻ bắt có rất có thể đã có kế hoạch sẵn. 3. Hãy nghĩ đến tương lai Luôn luôn tự hỏi bản thân trước khi muốn đăng một cái gì đó: liệu bó có thể ảnh hưởng đến bạn trong tương lai theo một cách nào đó hay không. Điều đó sẽ giúp bạn quyết định có nên đăng tải hình ảnh hoặc video không, nếu câu trả lời là có, tốt nhất hãy dừng lại. 4. Nên tách biệt những nội dung cá nhân và những gì cần chia sẻ công khai Một điều gì đó bạn chỉ muốn gia đình, bạn bè của bạn biết có thể cả đồng nghiệp và những người khác ít liên quan cũng nhìn thấy. Vì thế cách tốt nhất bạn hãy tạo ra các nhóm đối tượng khác nhau để chắc chắn những nội dung nào mang tính chất riêng tư cá nhân và những nội dung mang tính xã hội, điều này giúp bạn chia sẻ nội dung thích hợp phù hợp với từng người xem. 5. Không phải thứ gì cũng cho lên mạng xã hội Dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi bạn muốn đăng tải một điều gì đó liên quan đến cuộc sống lên các nền tảng Facebook, Instagram, Twitter. Luôn tự hỏi bản thân: bạn muốn tạo dấu ấn cho cuộc sống hay chỉ đang muốn than vãn về nó. Chẳng hạn nếu bạn đang cảm thấy tồi tệ vì chiếc xe cà tàng của mình đã hỏng giữa đường lần thứ 3 trong năm, nếu tâm trạng bạn đang thiếu lạc quan, đừng đăng nó. 6. Kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội Hạn chế về thời gian dành cho các nền tảng truyền thông xã hội thì càng ít bị ảnh hưởng vì nó, còn một thói quen được lặp đi lặp lại hằng ngày, thậm chí đến mức bạn đã bị nghiện mạng xã hội, coi chừng bạn sẽ thấy rất khó chịu khi muốn thoát ra khỏi nó. Nói tóm lại, bạn nên biết cân bằng giữa những gì muốn mọi người biết, cùng tham gia thảo luận và những gì muốn giữ cho riêng mình. Sau khi đọc bài viết này, hy vọng bạn có đủ kiến thức để lưu giữ lại những thông tin riêng tư và nhạy cảm. Nguồn Makeuseof
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top